Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Làm bài tập về nhà nhiều khi vừa chán lại vừa tốn thời gian. Chắc hẳn là bạn còn muốn làm nhiều việc khác trong thời gian rảnh chứ không chỉ lo chúi mũi làm bài. Khi có hàng đống bài tập cần làm, bạn có thể lúng túng không biết làm việc sao cho hiệu quả. Đừng lo! Bằng cách duy trì sự tập trung, sắp xếp, lên kế hoạch và tạo động lực cho bản thân, bạn có thể hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn để sau đó tha hồ tận hưởng các trò tiêu khiển. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu bằng cách dẹp hết những thứ gây phân tâm, chẳng hạn như các thiết bị không cần thiết. Chúng thường là thủ phạm khiến bạn xao lãng. Bạn cũng nên làm việc ở nơi yên tĩnh để không bị cám dỗ bỏ đi làm việc khác. Ví dụ, bạn không nên ngồi làm bài ở gần tivi, vì bạn sẽ chỉ muốn ngừng học để xem tivi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Duy trì sự tập trung

  1. 1
    Làm việc ở nơi thoải mái và sáng sủa. Thử ngồi ở bàn học trên chiếc ghế đệm êm và thoải mái. Tránh ngồi trên sàn hoặc trên giường, vì những nơi này dễ khiến bạn buồn ngủ và xao lãng.[1] Không những thế, việc làm bài trên giường còn có thể khiến bạn khó ngủ, và tình trạng thiếu ngủ sẽ làm giảm hiệu suất làm việc. [2] Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo nơi làm việc phải đủ sáng để không bị mỏi mắt khi đọc.[3]
  2. 2
    Loại bỏ các thứ gây phân tâm bằng cách cất hết các thiết bị điện tử và tự ngăn cách bản thân. Tắt điện thoại, thoát tài khoản trên máy tính (trừ khi bạn cần máy tính để làm bài), tắt tivi và đóng cửa phòng. Thông báo cho cả nhà và bạn bè biết là bạn không muốn bị quấy rầy khi làm việc để họ tôn trọng không gian riêng của bạn.[4]
    • Tải các ứng dụng chặn trang web như Freedom hoặc SelfControl để giữ tập trung khi bạn sử dụng máy tính để làm bài tập. Một số ứng dụng như Strict Workflow của tiện ích mở rộng Chrome còn có thêm tính năng ngăn chặn hủy cài đặt thời gian khi đã khởi chạy.
  3. 3
    Đặt đồng hồ hẹn giờ. Khi bắt đầu mỗi bài tập hoặc một môn học, bạn hãy đặt đồng hồ hẹn giờ theo thời gian dự tính hoàn thành bài tập đó. Thỉnh thoảng bạn có thể liếc xem giờ để biết mình đã sử dụng hết bao nhiêu thời gian và thời gian còn lại là bao nhiêu. Như vậy, bạn sẽ nhận ra mình đã tốn quá nhiều thời gian vào một việc nào đó và sẽ nhanh chóng lấy lại tập trung khi tâm trí bắt đầu xao lãng.[5]
    • Nếu có một môn học hoặc bài tập nào chiếm quá nhiều thời gian, có lẽ bạn nên nhờ thầy cô hoặc bố mẹ hỗ trợ thêm về những lĩnh vực đó.
    • Đừng viện cớ để xao lãng và nhấp nhổm định chuyển sang làm việc khác (chẳng hạn như “Dù sao thì mình không thể tập trung được nếu chưa làm việc này”, hoặc “Việc này chỉ mất có một hai phút thôi mà”).
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Lên kế hoạch và sắp xếp

  1. 1
    Sắp xếp vật dụng ngăn nắp. Để tránh lãng phí thời gian lục tìm các thứ, bạn hãy sắp xếp sách vở, giấy tờ, bút viết và các vật dụng khác cho gọn gàng và dễ lấy. Dọn dẹp cặp sách và bìa hồ sơ hàng tuần hoặc hàng tháng để duy trì sự ngăn nắp.
    • Cân nhắc tập hợp nhiều bìa hồ sơ và vở ghi chép của các môn khác nhau vào một bìa hồ sơ lớn có nhiều ngăn. Như vậy, tất cả bài vở của bạn sẽ được tập trung vào một nơi.[6]
  2. 2
    Lập thời gian biểu làm bài tập cho buổi tối. Thay vì chỉ vớ bừa một cuốn sách trong cặp và bắt đầu làm bài, bạn nên lên kế hoạch trước. Bạn có thể thực hiện các bước như dưới đây để lên kế hoạch:
    • Xác định toàn bộ thời gian mà bạn định dành để làm bài.
    • Liệt kê tất cả các nhiệm vụ cần hoàn thành.
    • Ước tính thời gian làm xong từng nhiệm vụ để bạn có thể hoàn tất bài vở vào thời gian mong muốn.
    • Thực hiện tất cả các nhiệm vụ trong bản liệt kê và gạch bỏ các mục đã hoàn thành.[7]
  3. 3
    Bắt tay vào làm bài ngay khi tan trường về nhà. Nếu đợi đến tối mới làm bài, có thể bạn sẽ phải học cho đến khuya, và như vậy là không tốt vì đầu óc bạn sẽ khó làm việc nhanh nhạy được khi đã buồn ngủ. Tương tự, nếu đợi đến sáng hôm sau mới làm bài, có thể bạn sẽ vội vàng và làm qua loa hoặc làm không xong.
  4. 4
    Ưu tiên thời hạn nộp bài và tầm quan trọng của bài cần nộp. Khi lên kế hoạch làm bài tập trong tuần, bạn nhớ đánh dấu chữ “A” bên cạnh các nhiệm vụ có mức ưu tiên cao, chữ “C” cạnh các mục có mức ưu tiên thấp, và chữ “B” cạnh các nhiệm vụ ở khoảng giữa. Bài tập phải hoàn thành vào ngày hôm sau dĩ nhiên là phải ưu tiên hơn bài có hạn nộp vào thứ ba tuần sau. Bạn cũng cần ưu tiên các nhiệm vụ lớn hơn các bài tập nhỏ.
    • Một bài luận 10 trang phải nộp trong tuần mà bạn vẫn chưa viết dòng nào nên được đánh dấu chữ “A” hoặc “B”, còn bài tập gồm 5 câu hỏi ngắn mà 3 ngày nữa mới đến hạn thì có thể được đánh dấu chữ “C”.[8]
    • Nhớ đừng đợi đến phút chót rồi mới giở bài ra làm.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Tạo động lực cho bản thân

  1. 1
    Nghỉ giải lao. Nếu bạn tập trung liên tục nhiều giờ liền, tốc độ làm việc của bạn sẽ chậm lại. Cứ cách khoảng 25 phút, bạn hãy nghỉ 5 phút để vươn vai và đi dạo vài bước để trí não và cơ thể được nghỉ ngơi.[9]
  2. 2
    Ăn nhẹ và uống nước. Uống nhiều nước và nhấm nháp các món ăn vặt nhẹ nhàng, lành mạnh trong khi làm bài để vừa tận hưởng thức ăn ngon, vừa tăng khả năng ghi nhớ mà vừa nạp lại năng lượng cho trí não và cơ thể. Tránh xa nước ngọt, thức ăn “rác” chứa đường và nước tăng lực để đảm bảo không bị kiệt sức nửa chừng khi chưa hoàn thành bài tập.[10]
    • Thử ăn vài thanh cần tây và vài lát táo với bơ lạc.
  3. 3
    Tự thưởng cho mình một hoạt động vui thú sau khi hoàn thành xong bài tập. Lên kế hoạch đến chơi nhà bạn bè, chơi game mà bạn yêu thích, tập ném bóng rổ trước sân nhà hay rủ anh chị em ra ngoài đi ăn vặt sau khi làm xong bài tập. Cứ nhớ là bạn sắp được tận hưởng những thú vui như vậy là bạn sẽ có động lực để tập trung và làm việc hiệu quả.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mặc quần áo thật thoải mái trong khi làm bài.
  • Nhớ nộp bài làm đúng hạn.
  • Thừ dùng sổ kế hoạch để ghi nhớ các nhiệm vụ cần hoàn thành.
  • Trong khi làm bài tập, bạn rất dễ để cho đầu óc bị phân tâm về các bài tập khác phải làm. Thay vào đó, tốt nhất là bạn nên tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
  • Cố gắng đừng ngủ thiếp đi. Đặt giờ báo thức cứ 5-10 phút reng chuông một lần để nhắc bản thân làm bài nếu bạn khó giữ tỉnh táo.
  • Thử cải thiện khả năng tập trung bằng cách nghe nhạc cổ điển trong khi làm bài tập.
  • Làm bài tập khó nhất trước và dần dần làm đến các bài dễ nhất để cho công việc càng lúc càng dễ hơn.
  • Tranh thủ làm bài tập ngay tại trường những khi có thể (chẳng hạn như trong giờ nghỉ giải lao, giờ nghỉ ăn trưa, giờ tự học, thời gian rảnh trong lớp) để bớt khối lượng bài tập khi về nhà.
  • Nhớ kiểm tra lại khi làm xong bài để tránh phải sửa lỗi sau đó.
  • Nếu ở nhà bạn quá ồn ào, hãy hỏi bạn nào có nhà yên tĩnh xem có thể sang học chung được không. Sau khi làm xong bài tập, hai bạn có thể chơi với nhau!

Cảnh báo

  • Đừng vội vàng. Nếu bạn làm bài qua quýt cho nhanh mà không cố gắng hết sức, kết cuộc có thể là bạn sẽ nhận được điểm kém.

Bài viết wikiHow có liên quan

Về bài wikiHow này

Jake Adams
Cùng viết bởi:
Gia sư & Giáo viên luyện thi
Bài viết này có đồng tác giả là Jake Adams, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 15.149 lần.
Trang này đã được đọc 15.149 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo