Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các mối quan hệ là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ bạn bè đến người mà bạn thầm để ý, từ đồng nghiệp cho đến cả những người mà bạn vừa gặp lần đầu, bạn có thể cảm nhận một sự kết nối với ai đó và muốn hiểu hơn về họ. Thế nhưng làm sao để khiến mối quan hệ trở nên sâu đậm hơn mà không có vẻ như quá vồ vập hoặc áp đặt đôi khi lại không dễ dàng. Bạn có thể hiểu người đó hơn bằng cách thu hút sự chú ý, có thái độ cởi mở và củng cố mối quan hệ giữa hai bên.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Thu hút sự chú ý

  1. 1
    Chủ động trò chuyện. Trò chuyện là một trong những cách hay nhất để tìm hiểu thêm về một người. Thu hút sự chú ý của ai đó qua việc chuyện trò chính là tín hiệu gửi đến người đó rằng bạn muốn quen thân hơn với họ.[1]
    • Sử dụng các phương tiện khác nhau để bắt chuyện. Bạn có thể gặp mặt người đó hay gửi tin nhắn hoặc email. Tìm cách nhẹ nhàng gợi chuyện và hỏi một câu nào đó để họ trả lời. Ví dụ, bạn có thể bước đến gần và nói “Chào Sương, mình thích phần trình bày của bạn lắm, nhất là phần biểu đồ đó. Bạn làm thế nào vậy?” Nếu gửi tin nhắn hoặc email, bạn có thể viết “Bài thuyết trình của bạn hôm này tuyệt lắm Sương! Mình rất thích các biểu đồ của bạn. Bạn có thể cho mình biết thêm về cách vẽ biểu đồ của bạn không?”[2]
    • Nhớ giữ cho cuộc trò chuyện tự nhiên và không đề cập đến đề tài cá nhân. Những chuyện riêng tư chỉ phù hợp khi hai bên đã thân nhau hơn, mà chúng còn có thể khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đang tán tỉnh họ.
  2. 2
    Thể hiện con người tốt nhất của bạn. Thường thì mọi người sẽ muốn thân với bạn hơn nếu bạn có thái độ lạc quan và vẻ ngoài tươm tất. Điều này cho thấy bạn biết tôn trọng bản thân và mối quan hệ bạn bè.[3]
    • Chăm chút vẻ ngoài nhưng đừng quá lố. Mặc quần áo sạch sẽ, chải tóc gọn gàng và tránh trang điểm đậm hoặc xức nước hoa quá nồng. Như vậy là bạn đang tỏ ra rằng mình là người dễ gần và sẵn sàng thân thiết hơn với họ.
    • Giữ thái độ tích cực và khích lệ. Thỉnh thoảng ai cũng có ngày không vui, nhưng không bạn bè nào lại thích ở bên cạnh những người luôn bi quan và buồn rầu. Nếu vừa trải qua một ngày không may, bạn nên kể cho bạn bè biết và nói “Nhưng bây giờ được đi chơi với các cậu thì tớ vui lại rồi.”
  3. 3
    Tỏ thái độ thân thiện. Ai cũng thích ở bên cạnh những người tự tin và thoải mái. Thái độ lạc quan, tốt bụng, thân thiện và cởi mở với người mà bạn muốn tìm hiểu thêm sẽ giúp bạn thu hút họ đến gần hơn.
    • Duy trì giao tiếp bằng mắt với người đó và dùng ngôn ngữ cơ thể cởi mở để thể hiên sự quan tâm và thân thiện[4] Hãy mỉm cười, hướng về phía người đang nói chuyện và nghiêng đầu về phía họ.[5]
    • Tránh nói những điều tiêu cực về người khác, vì hành động này có thể gây khó chịu cho người mà bạn đang muốn thân thiết hơn. Những lời nhận xét tiêu cực có thể khiến người ta thầm nghĩ “Không biết người này sẽ nói gì sau lưng mình?”[6]
  4. 4
    Hãy kiên nhẫn. Việc tìm hiểu một người có thể mất một thời gian dài. Sự tương tác tăng dần giữa hai bên chứng tỏ sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Nó cũng cho phép mỗi người bộc lộ đầy đủ tính cách và con người thật của mình, từ đó vun đắp một mối quan hệ khắng khít hơn.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Tương tác với người bạn đó

  1. 1
    Trò chuyện về những điều mà mỗi bên quan tâm. Trong những cuộc chuyện trò, bạn hãy nói về những điều mà người kia quan tâm. Khi biết người bạn đó thích và không thích điều gì, bạn sẽ biết thêm về tính cách của họ.[7]
    • Chú ý các lời bình luận về những sở thích của người đó và đưa vào cuộc trò chuyện. Điều này có thể làm cho cuộc trò chuyện thêm hào hứng và giúp bạn hiểu thêm về người đó. Nó cũng có thể dẫn đến các hoạt động mà cả hai bên có thể cùng làm với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói “Bạn nói là bạn thích món ăn Thái Lan à? Mình chưa thử bao giờ. Bạn thích những món gì?”[8]
    • Hỏi về sở thích của người đó. Ví dụ, nếu bạn muốn thân thiết hơn với người ngồi bên cạnh, hãy hỏi “Bức ảnh trên bàn của bạn đẹp quá. Bạn chụp ở đâu vậy?”
    • Kể về sở thích của bạn khi trò chuyện. Điều này có thể giúp người bạn kia hiểu bạn hơn và cho thấy bạn thích trò chuyện với họ. Bạn có thể cân nhắc dựa vào những sở thích của người kia để nói về sở thích của bạn. Ví dụ, khi tán gẫu về ẩm thực, bạn có thể nói “Mình rất thích tìm hiểu các nền ẩm thực mới, nhưng món ăn Thái Lan thì mình không biết nhiều. Bạn kể thêm cho mình nghe về các món ăn bạn thích đi!”
  2. 2
    Chú ý kỹ đến người đó. Để tìm hiểu sở thích và tính cách của người đó, bạn cần lắng nghe và quan sát những gì họ nói và làm. Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn và cung cấp đề tài cho bạn gợi chuyện để nói hoặc rủ họ cùng tham gia một hoạt động nào đó.[9]
    • Xen kẽ những đề tài nghiêm túc và những chuyện vui để hiểu thêm về tính cách của người bạn đó. Bạn có thể nói về những đề tài vui vẻ như chuyện thú cưng, ví dụ “Bạn đang nuôi/thích nuôi loại chó nào?” Với các đề tài nghiêm túc hơn, ban đầu bạn nên chọn những chuyện không gây tranh cãi để không gây khó chịu cho người đó. Bạn có thể nói “Cậu có tin là cuộc chạy đua tranh chức tổng thống giờ đang trở nên xấu xa lắm không?”
    • Hỏi về ý kiến của người đó để họ thấy rằng bạn muốn hiểu họ hơn.
    • Tìm một điều gì đó ở người bạn kia để khen. Đây là một cách rất hay để duy trì cuộc trò chuyện và cho thấy sự quan tâm của bạn đối với họ.[10] Ví dụ, bạn có thể nói “Cậu đối phó với khó khăn giỏi thật đấy! Sao cậu làm được nhẹ nhàng vậy?”
    • Để ý các thói quen của người đó. Có phải bạn của bạn luôn giữ cửa cho mọi người? Điều này cho thấy họ là người lịch thiệp và chu đáo.
  3. 3
    Duy trì tính độc lập. Khi muốn làm quen và kết bạn với ai đó, có thể bạn muốn dành nhiều thời gian ở bên cạnh họ, nhưng quan trọng là bạn phải giữ sự độc lập của mình. Điều này cho thấy sự tôn trọng của bạn dành cho người đó và cả bản thân bạn, đồng thời có thể giúp bạn hiểu hơn về họ.[11]
    • Tiếp tục khẳng định ý kiến của mình. Điều này có thể dẫn đến những cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn. Hãy cho người bạn đó thấy rằng bạn có khả năng đưa ra ý kiến. Những cuộc chuyện trò và trao đổi sẽ giúp cho tình bạn luôn mới mẻ.[12]
    • Tránh luôn luôn có mặt. Điều này chứng tỏ rằng bạn không phải là người đeo bám, và rằng bạn có thể duy trì các mối quan hệ khác.
  4. 4
    Dành thời gian ở bên người bạn đó. Một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu thêm về một người là tham gia các hoạt động cùng họ. Điều này có thể giúp bạn thấy được các khía cạnh khác trong cuộc sống hoặc tính cách của họ, đồng thời cũng chứng tỏ rằng bạn mong muốn mối quan hệ thêm sâu đậm.[13]
    • Cân nhắc bắt đầu bằng việc rủ họ cùng làm một việc nào đó mà cả hai bạn cùng thích thú. Ví dụ, bạn có thể gợi ý đi ăn tối ở nhà hàng mà cả hai đều từng muốn thử hoặc cùng nhau nấu ăn.
    • Thời gian bạn dành cho người đó phải tương xứng với mức độ thân thiết giữa hai bên. Ví dụ, bạn không nên đặt một chuyến đi nghỉ mát cùng với người bạn đó nếu bạn chỉ mới quen họ được vài tháng. Thay vào đó, bạn có thể tổ chức một chuyến đi chơi trong ngày để tận hưởng những thú vui mà cả hai đều thích.
  5. 5
    Chấp nhận mặt tích cực cũng như tiêu cực. Con người chúng ta không ai chỉ có tính cách một chiều. Khi tìm hiểu ai đó, bạn nên hiểu rằng mỗi người đều có mặt tốt và mặt xấu. Việc chấp nhận các ưu điểm và nhược điểm của người khác một cách nhẹ nhàng có thể giúp bạn hiểu người bán đó hơn và giúp cho mối quan hệ thêm thân thiết.[14]
    • Giữ cho các tương tác giữa hai bên càng tích cực càng tốt. Hãy mở đầu câu chuyện bằng một tin tốt hoặc một điều gì đó tích cực xảy ra với bạn. Điều này có thể giúp tinh thần thư giãn và cho phép bạn hoặc người kia bắt đầu nói đến các vấn đề tiêu cực, và điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về tính cách của họ.
    • Bày tỏ sự cảm thông khi bạn của bạn dường như có một ngày không suôn sẻ. Không ai có thể tránh khỏi những điều tiêu cực, và việc quan sát cách người đó xử lý vấn đề có thể giúp bạn hiểu hơn về họ. Nếu muốn, bạn có thể thảo luận về những rắc rối họ gặp phải và ngỏ ý giúp đỡ.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Củng cố mối quan hệ

  1. 1
    Bày tỏ sự quan tâm của bạn với người đó. Sẽ không có hại gì nếu bạn nói với một người rằng bạn muốn tìm hiểu và thân thiết hơn với họ như một người bạn hoặc có tình cảm lãng mạn với họ. Khi hai người trò chuyện thoải mái, bạn có thể nói: “Mình rất thích nói chuyện với bạn và mong là sau này tình bạn giữa chúng ta sẽ thân thiết hơn.” Nhớ nhấn mạnh mối quan hệ bạn bè thuần khiết bằng cách nhắc đến “tình bạn” để tránh hiểu lầm. Nếu bạn dành tình cảm thương mến cho người đó, hãy tỏ rõ cho họ biết. “Em biết không, chúng ta đã có nhiều thời gian ở bên nhau, và tình cảm của anh dành cho em không chỉ là tình bạn. Anh hy vọng là em cũng có tình cảm với anh, nhưng nêu không thì anh cũng hiểu.” Những câu nói này bày tỏ tình cảm của bạn nhưng không tạo áp lực cho người kia.
  2. 2
    Chia sẻ các thông tin và cảm xúc. Khi đã có cơ hội để tìm hiểu người kia sâu sắc hơn, bạn có thể bắt đầu nói về cảm xúc và các thông tin cá nhân. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn mong muốn tìm hiểu họ nhiều hơn và giúp bạn tạo mối gắn kết tin cậy giữa hai bên.
    • Tránh chia sẻ các thông tin và cảm xúc quá riêng tư. Dựa vào mức độ thân thiết giữa hai bên để cân nhắc những điều bạn tâm sự với họ. Ví dụ, bạn đừng kể về đời sống tình dục của bạn hoặc hỏi họ về “chuyện đó” của họ. Những chuyện như thế này chỉ nên nói với bạn bè thật thân thiết chứ không phải với người mà bạn đang muốn tìm hiểu thêm.[15] Thay vào đó, bạn có thể chia sẻ những chuyện như “Mình sắp phải làm phẫu thuật ở đầu gối” hoặc “Chồng mình mới được thăng chức, nhưng công ty anh ấy lại muốn bọn mình chuyển đi nơi khác.”
  3. 3
    Mời người đó đến các buổi tụ tập. Nhiều khi, các bạn bè của bạn có thể có cách nhìn nhận thú vị về người mà bạn đang muốn hiểu rõ hơn. Việc mời người đó tham gia vào các hoạt động với những người bạn khác có thể giúp bạn thấy được cách ứng xử của họ với nhiều người khác nhau, thậm chí cả các khía cạnh khác trong tính cách của họ.[16]
    • Nhớ tính đến mức độ thân thiết với người đó khi mời họ tham gia các hoạt động nhóm. Ví dụ, bạn nên hãy tránh rủ một người mới quen đi uống cocktail buổi tối. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc mời họ đế ăn tối với vài người bạn, nơi mà tất cả mọi người đều có dịp trò chuyện và làm quen nhau.
  4. 4
    Dành thêm nhiều thời gian cho nhau. Khi bạn và người đó đã thân nhau hơn, bạn có thể cân nhắc dành thêm thời gian ở bên cạnh người đó. Những buổi gặp gỡ thường xuyên hoặc những chuyến đi nghỉ mát sẽ giúp hai bên càng hiểu rõ nhau hơn.[17]
    • Bạn có thể sắp xếp các buổi “hẹn hò” thường xuyên bằng những bữa ăn tối hoặc đi uống cocktail. Như vậy các bạn có thể tâm sự với nhau nhiều hơn hoặc bàn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của nhau.
    • Lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi chung trong ngày hoặc đi du lịch. Khoảng thời gian ở bên cạnh người đó trong những chuyến đi thư giãn có thể giúp bạn hiểu rõ con người của họ. Nhớ là điều này cũng chấp nhận được nếu bạn muốn có thời gian chiều chuộng bản thân trong kỳ nghỉ.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Nháy mắt
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết này có đồng tác giả là Kelli Miller, LCSW, MSW, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 22.477 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 22.477 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo