Tải về bản PDF Tải về bản PDF

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện tốc độ kết nối Internet băng thông rộng nói chung, cũng như cách tăng phần nào tốc độ mạng trên máy tính Windows và Mac.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Một số lời khuyên chung

Tải về bản PDF
  1. 1
    Ngắt kết nối các thiết bị sử dụng Internet khác. Mỗi thiết bị kết nối mạng trong nhà bạn sẽ làm giảm tốc độ Internet sẵn có, đặc biệt là nếu chúng đang được sử dụng. Hãy tắt những thiết bị như bảng điều khiển, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng và hệ thống nhà thông minh (smart home) mỗi khi có thể nhằm tăng tốc độ mạng khả dụng.
    • Bạn cũng có thể đặt một số thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng về chế độ máy bay (Airplane Mode) nhằm hạn chế lưu lượng sử dụng Internet.
  2. 2
    Dừng quá trình tải xuống hoặc tắt phần mềm phát trực tuyến. Nếu bạn đang tải tập tin dung lượng lớn hoặc xem phim trực tuyến bằng máy tính trong khi sử dụng Internet trên nền tảng khác thì tình trạng ì ạch là điều đương nhiên. Hãy tắt các chương trình phát trực tuyến và tạm dừng tất cả quá trình tải xuống để tận dụng tối đa băng thông Internet.
  3. 3
    Sử dụng kênh 5 GHz nếu có thể. Nếu bộ định tuyến (router) của bạn hỗ trợ cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz, hãy sử dụng mạng 5GHz để hạn chế dùng chung kết nối Internet với thiết bị khác. Bạn thường có thể tìm thấy kết nối 5 GHz trong trình đơn Wi-Fi của máy tính, smartphone, máy tính bảng hoặc thiết bị sử dụng Internet khác.[1]
    • Tên của kênh 5 GHz sẽ hiển thị khác nhau tùy vào nhà sản xuất router, nhưng thường gặp nhất là "Media", "5", "5.0" hoặc tương tự hiển thị cạnh tên mạng.
  4. 4
    Sử dụng cáp Ethernet. Nếu những cách trên không thành công thì kết nối trực tiếp máy tính với router (hoặc modem) thông qua cáp Ethernet là cách chắc chắn để tăng tốc độ Internet nhờ vào việc loại trừ một số trục trặc thường gặp ở mạng không dây.
    • Đây không phải là lựa chọn dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
    • Với máy tính Windows/Mac không có cổng Ethernet, bạn có thể mua bộ điều hợp USB 3.0 (hoặc USB-C nếu là Mac) Ethernet và cắm vào một trong các cổng sẵn có trên máy tính.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thay đổi thiết lập DNS trên Windows

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bạn cần chắc chắn rằng mình đang kết nối với Internet. Để thay đổi thuộc tính mạng, máy tính phải đang kết nối với Internet.
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  5. 5
    Nhấp vào Change adapter options (Thay đổi tùy chọn bộ tiếp hợp). Tác vụ nằm dưới tiêu đề "Change your network settings" (Thay đổi thiết lập mạng) ở đầu trang.
  6. 6
    Chọn mạng hiện tại. Hãy nhấp đúp vào tên mạng Wi-Fi (hoặc Ethernet nếu bạn đang sử dụng cáp Ethernet). Tùy chọn có hình máy tính này nằm giữa trang. Một cửa sổ sẽ bật lên.
  7. 7
    Nhấp vào Properties (Thuộc tính) ở phía dưới bên trái cửa sổ. Một cửa sổ khác sẽ mở ra.
    • Nếu bạn đang sử dụng tài khoản thường thì cần nhập mật khẩu quản trị viên (administrator) vào trước khi tiếp tục.
  8. 8
    Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) (Giao thức Internet phiên bản 4). Bạn hãy nhấp vào dòng văn bản nằm giữa cửa sổ này để chọn.
  9. 9
    Nhấp vào nút Properties ở gần cuối cửa sổ. Một cửa sổ khác sẽ mở ra để bạn thay đổi thuộc tính mạng.
  10. 10
    Tích vào ô "Use the following DNS server addresses" (Sử dụng địa chỉ máy chủ DNS sau). Ô này nằm gần cuối cửa sổ. Khi bạn tích vào ô này, hai ô văn bản tiếp theo sẽ mở ra cuối cửa sổ.
  11. 11
    Nhập địa chỉ DNS. Bạn có thể sử dụng địa chỉ DNS khác với địa chỉ mà máy tính thường dùng để tăng tốc độ kết nối lên một chút. Cả Google và OpenDNS đều cung cấp những địa chỉ miễn phí:
    • Với Google — Bạn nhập 8.8.8.8 vào khung văn bản "Preferred DNS server" (Máy chủ DNS thường dùng), sau đó gõ 8.8.4.4 vào khung văn bản "Alternate DNS server" (Địa chỉ DNS thay thế).[2]
    • Với OpenDNS — Hãy nhập 208.67.222.222 vào khung văn bản "Preferred DNS server", sau đó bạn gõ 208.67.220.220 vào khung "Alternate DNS server".[3]
    • Bạn cũng có tể kết hợp địa chỉ của Google và OpenDNS (chẳng hạn, 8.8.8.8 làm máy chủ đầu tiên và 208.67.220.220 làm máy chủ thứ hai).
  12. 12
    Lưu lại thay đổi. Nhấp vào OK ở dưới cùng cửa sổ "Properties" đầu tiên, sau đó nhấp Close (Đóng) ở phía cuối cửa sổ "Properties" thứ hai và chọn Close trên cửa sổ "Status" (Trạng thái).
  13. 13
    Xóa bộ nhớ đệm DNS của máy tính. Bạn có thể tiến hành bằng cách mở chương trình Command Prompt, nhập lệnh ipconfig /flushdns và nhấn Enter.
    • Việc xóa bộ nhớ đệm DNS sẽ khắc phục những lỗi nạp website mà bạn có thể gặp phải khi mở trình duyệt vào lần tới.
  14. 14
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thay đổi thiết lập DNS trên Mac

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bạn cần chắc chắn rằng mình đang kết nối với Internet. Để thay đổi thuộc tính mạng, máy tính phải đang kết nối với Internet.
  2. 2
  3. 3
    Nhấp vào System Preferences… (Tùy chỉnh hệ thống). Tùy chọn nằm gần đầu trình đơn thả xuống. Cửa sổ System Preferences sẽ mở ra.
  4. 4
    Nhấp vào Network (Mạng). Biểu tượng quả cầu này nằm trong cửa sổ System Preferences.
  5. 5
    Chọn kết nối Internet. Ở bên trái cửa sổ, hãy nhấp vào tên Wi-Fi (hoặc mạng Ethernet nếu bạn sử dụng cáp) mà máy tính Mac đang kết nối.
  6. 6
    Nhấp vào Advanced… (Nâng cao). Tùy chọn ở phía dưới bên phải cửa sổ. Một cửa sổ sẽ bật lên.
  7. 7
    Nhấp vào thẻ DNS ở đầu cửa sổ bật lên.
  8. 8
    Nhấp vào dấu ở phía dưới bên trái cửa sổ. Một trường văn bản sẽ được tạo trong cột "DNS Servers" (Máy chủ DNS).
  9. 9
    Nhập địa chỉ DNS chính. Hãy nhập địa chỉ làm máy chủ DNS chính. Cả Google và OpenDNS đều cung cấp những máy chủ miễn phí mà bạn có thể sử dụng:
    • Với Google — Bạn nhập 8.8.8.8 vào đây.
    • Với OpenDNS — Bạn nhập 208.67.222.222 vào đây.
  10. 10
    Nhập địa chỉ DNS thay thế. Hãy nhấp vào dấu lần nữa rồi nhập một trong những địa chỉ sau:[4]
    • Với Google — Bạn nhập 8.8.4.4 vào đây.
    • Với OpenDNS — Bạn nhập 208.67.220.220 vào đây.
  11. 11
    Nhấp vào OK nằm cuối cửa sổ. Thao tác này sẽ lưu lại thiết lập và đóng cửa sổ "Advanced".
  12. 12
    Nhấp vào Apply (Áp dụng). Tùy chọn này nằm cuối cửa sổ. Từ bây giờ, thiết lập của bạn sẽ được áp dụng đối với mạng Internet.
  13. 13
    Xóa bộ nhớ đệm DNS của máy tính Mac. Bạn có thể tiến hành bằng cách nhập sudo killall -HUP mDNSResponder;say DNS cache has been flushed vào Terminal rồi nhấn Enter.
    • Việc xóa bộ nhớ đệm DNS sẽ khắc phục những lỗi nạp website mà bạn có thể gặp phải khi mở trình duyệt vào lần tới.
  14. 14
    Khởi động lại máy tính Mac. Bạn nhấp vào trình đơn Apple , chọn Restart... rồi nhấp Restart khi được nhắc. Sau khi máy tính Mac khởi động lại và kết nối Internet, bạn sẽ thấy tốc độ mạng được cải thiện.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trên máy tính Windows, bạn có thể vô hiệu hóa cài đặt DNS tùy chỉnh bằng cách trở lại cửa sổ Properties của mạng rồi tích vào ô "Obtain DNS server address automatically" (Lấy địa chỉ máy chủ DNS tự động).
  • Bạn có thể xóa cài đặt DNS tùy chỉnh trên máy tính Mac bằng cách trở lại cửa sổ Advanced của mạng, chọn địa chỉ DNS rồi nhấp vào dấu bên dưới phần DNS Servers trên cửa sổ.

Cảnh báo

  • Việc thay đổi máy chủ DNS có thể vi phạm luật ở quốc gia hoặc quy định tại nơi làm việc của bạn. Bạn cần chắc chắn rằng mình không vi phạm luật hay bất cứ quy định nào khi thực hiện việc này.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khôi phục tài khoản Tinder bị khóaKhôi phục tài khoản Tinder bị khóa
Kết nối PC với TV mà không cần dâyKết nối PC với TV mà không cần dây
Ping một địa chỉ IPPing một địa chỉ IP
Phát hiện máy tính bị truy cập từ xa
Thiết lập mạng nội bộ (LAN)Thiết lập mạng nội bộ (LAN)
Biến máy in thường thành không dây với bộ định tuyến Wi FiBiến máy in thường thành không dây với bộ định tuyến Wi Fi
Đổi mật khẩu wifi TP LinkĐổi mật khẩu wifi TP Link
Tìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Tìm mặt nạ mạng con (subnet mask)
Thiết lập mạng dây (Ethernet)Thiết lập mạng dây (Ethernet)
Kết nối máy in USB với mạngKết nối máy in USB với mạng
Tìm kiếm trên InstagramTìm kiếm trên Instagram
Kiểm soát quyền truy cập WiFi với thiết bị cụ thểKiểm soát quyền truy cập WiFi với thiết bị cụ thể
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 31 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 32.492 lần.
Chuyên mục: Mạng lưới
Trang này đã được đọc 32.492 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo