Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Men gan, còn được biết tới dưới cái tên Serum glutamate pyruvate transaminase (SGPT) hay còn gọi là Alanine aminotransferase (ALT) là một enzym của gan rất cần thiết cho việc sản sinh năng lượng. Enzym này có trong các mô cơ khác nhau như gan, cơ xương và tim, nhưng có nhiều nhất trong gan. Khi gan bị tổn thương thì SGPT rò rỉ ra khỏi tế bào và đi vào máu. Mức SGPT bình thường dao động từ 7 đến 56 đơn vị/lít máu. SGPT trong máu cao có thể là dấu hiệu cho thấy gan có vấn đề và bị tổn thương, nhưng cũng có thể do hoạt động cường độ cao. Nếu bạn lo lắng về mức SGPT cao thường xuyên thì nên điều chỉnh chế độ ăn và lối sống, hoặc nếu muốn thì điều trị y khoa để đưa mức SGPT về trạng thái bình thường. Bắt đầu với Bước 1 dưới đây để giảm mức SGPT.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn

  1. 1
    Bổ sung vitamin D. Gan bị tổn thương khiến SGPT ngấm vào máu. Theo một nghiên cứu gần đây thì vitamin D ngăn ngừa tổn thương gan và giúp giảm mức SGPT; những người tiêu thụ nhiều vitamin D khó mắc bệnh gan hơn người có lượng vitamin D thấp.[1] Do đó bạn nên kết hợp ít nhất một loại hoa quả và rau vào mỗi bữa ăn chính để cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày nhằm đề phòng bệnh gan.
    • Nguồn cung cấp dồi dào vitamin D là rau lá xanh, dầu gan cá tuyết, cá, ngũ cốc bổ sung vitamin D, hàu, trứng cá muối, đậu hũ, sữa đậu nành, sản phẩm từ sữa, trứng, nấm, táo và cam.
  2. 2
    Ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng và nhiều rau quả. Ăn thực phẩm hữu cơ giúp điều hòa hoạt động của gan, thanh lọc gan khỏi độc tố và tạo ra tế bào mới để ngăn chặn rò rỉ SGPT vào máu. Những thực phẩm này thường giàu chất chống ôxi hóa, vitamin và khoáng chất, hàm lượng chất béo thấp; nói tóm lại chúng tốt cho toàn cơ thể. Tập trung ăn thực phẩm tươi toàn phần do bạn tự chế biến. Tránh xa những thực phẩm đã qua quá trình chế biến không cần thiết làm mất chất dinh dưỡng.
    • Đảm bảo chế độ ăn có nhiều màu sắc. Rau lá xanh, bông cải xanh, cà rốt, bí và đa dạng hoa quả tươi nên là thành phần cơ bản của chế độ ăn, cùng với các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo và thịt nạc.
  3. 3
    Tránh thực phẩm giàu chất béo. Thực phẩm béo khiến gan phải làm việc nhiều hơn để xử lý chất dinh dưỡng. Tồn tại một lượng chất béo trong gan là bình thường, nhưng nếu gan có nhiều hơn 10% chất béo, khi đó bạn mắc bệnh "gan nhiễm mỡ".[2] Sự tồn tại của những tế bào nhiễm mỡ này có thể dẫn đến viêm gan, gây tổn thương các mô gan xung quanh.[3] Những tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng SGPT vào máu và làm tăng mức SGPT.
    • Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm béo như thức ăn nhiều dầu mỡ được chiên trong dầu, mỡ thịt, da heo và da gà, dầu dừa, phô mai, thực phẩm qua chế biến, xúc xích, thịt muối, thức ăn vặt và nước có ga.
  4. 4
    Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối hoặc natri. Lượng muối dư trong cơ thể, đặc biệt là trong gan, sẽ gây phù và giữ nước. Tình trạng này khiến gan khó lọc chất thải hơn. Theo thời gian, bạn có thể bị tổn thương gan, tạo điều kiện để SGPT ngấm vào máu.
    • Những thực phẩm cần tránh là muối, viên bột canh, muối nở, tương đậu nành, nước sốt salad, thịt muối, xúc xích, thực phẩm lên men và các thực phẩm qua chế biến khác. Tránh thêm muối vào món ăn nếu được.
    • Vì muối phổ biến ở mọi nơi nên bạn cố gắng nấu ăn ở nhà để kiểm soát lượng tiêu thụ. Một người lớn trung bình chỉ cần 2300mg (1thìa cà phê) muối mỗi ngày.[4]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều chỉnh lối sống

  1. 1
    Ngừng tiêu thụ thức uống chứa cồn. Rượu bia rất hại cho gan, sau một thời gian dài uống rượu bia, cơ thể bạn có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi uống rượu bia, chất cồn sẽ đi trực tiếp vào máu, sau đó máu đi đến thận để bắt đầu quá trình lọc. Bây giờ gan có nhiệm vụ lọc tất cả độc tố trong cơ thể, bao gồm cả độc tố từ rượu bia. Theo thời gian gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng.[5] Gan bị tổn thương càng nặng thì SGPT rò rỉ từ tế bào gan vào máu càng nhiều.
    • Tiêu thụ rượu bia là yếu tố chính góp phần gây ra bệnh gan, như bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan. Nghiêm khắc với bản thân là cách hạn chế các bệnh do uống quá nhiều rượu bia, nhờ đó giảm lượng SGPT giải phóng vào máu.
  2. 2
    Tập thể dục hằng ngày. Cách tập thể dục đơn giản như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội có thể cải thiện sức khỏe tổng quát, bên cạnh đó giúp gan khỏe mạnh hơn. Năng hoạt động để bài tiết độc tố khỏi cơ thể qua mồ hôi. Đó cũng là cách đốt cháy mỡ, giữ cơ thể thon gọn. Tập thể dục sẽ tạo ra nhiều mô nạc hơn và cơ quan nội tạng khỏe mạnh, trong đó có gan, và giữ cơ thể ở tình trạng sung mãn nhất. Gan càng có ít độc tố để lọc thì nó càng có nhiều năng lượng hơn để dành vào việc phát triển tế bào.
    • Tối thiểu 30 phút tập thể dục mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe gan. Khi độc tố được đào thải, gan không còn phải làm việc nhiều, do đó có thể ngăn chặn mức SGPT tăng cao.
  3. 3
    Cai thuốc lá. Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố như nicotine và amoniac. Khi tiếp xúc với các độc tố này, chúng bám vào da bạn và thấp thu vào cơ thể, do đó gan phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ tất cả độc tố khỏi cơ thể. Tốt nhất bạn nên tránh trở thành người hút thuốc lá bị động vì bạn cũng bị ảnh hưởng tương tự người hút.
    • Không chỉ có hại cho mức SGPT, thuốc lá còn tác động xấu đến tim, phổi, thận, da, tóc và móng. Nó còn khiến những người quanh bạn cảm thấy khó chịu. Nếu không phải vì mức SGPT thì bạn cũng nên cai thuốc vì những lý do này.
  4. 4
    Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại khác. Môi trường ô nhiễm chứa khói thải, xăng và amoniac, bên cạnh các hóa chất độc hại khác được xả vào không khí. Nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các độc tố này, hãy giảm tiếp xúc tối đa có thể. Độc tố có thể hấp thu qua da và gây ra tổn thương gan, tăng mức SGPT.
    • Nếu bạn phải tiếp xúc với khói độc thì cần mặc áo dài tay, quần dài, đeo mặt nạ và găng tay thường xuyên. Bạn càng thận trọng thì càng tốt cho sức khỏe, đặc biệt về lâu dài.
  5. 5
    Nỗ lực giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì. Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng, có thể bạn sẽ có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, đó cũng là nguyên nhân gây ra men gan cao.[6] Hãy trao đổi với bác sĩ về những phương pháp vừa hiệu quả vừa an toàn nhằm kiểm soát cân nặng, hoặc nhờ họ giới thiệu cho một chuyên gia dinh dưỡng có bằng cấp.
    • Đối với hầu hết mọi người, cách hiệu quả và an toàn nhất để giảm cân là tập thể dục, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh chưa qua chế biến sẵn với lượng ăn hợp lý. Hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp ăn kiêng và tập thể dục phù hợp, lành mạnh.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tìm biện pháp điều trị y khoa

  1. 1
    Xét nghiệm máu. Có thể xác định mức SGPT thông qua xét nghiệm máu. Trong trường hợp bị tổn thương gan cấp tính, mức SGPT tăng nhanh vì giờ đây nó có thể rò rỉ vào máu qua thành tế bào. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao mức SGPT tăng cao, đó có thể do bạn vừa mới tập thể dục hoặc tham gia hoạt động cường độ cao.
    • Mức SGPT tăng chưa phải lời xác nhận về tổn thương gan. Dấu hiệu này cần phải được xem xét chung với các xét nghiệm khác về gan để xác nhận có phải bạn thật sự bị tổn thương gan hay không.
    • Các nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau có thể gây ra các mức tăng men gan khác nhau. Ví dụ, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng men gan tăng nhẹ ở Hoa Kỳ. Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh liên quan tới béo phì và kháng insulin. Men gan tăng nhẹ cũng có thể liên quan tới bệnh tuyến giáp hoặc tập thể dục quá sức.
  2. 2
    Ngừng uống thuốc không kê toa. Nếu gan đã bị tổn thương và bạn tiếp tục uống những thuốc không do bác sĩ kê, gan sẽ phải gánh vác thêm nhiệm vụ chuyển hóa những thuốc này và lọc các chất độc mà có thể gây tổn hại thêm cho gan. Tốt nhất bạn chỉ nên uống những thuốc mà bác sĩ cho phép.
    • Nếu nghi ngờ thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn. Một số thuốc gây độc cho gan và bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc khác không có hại cho gan.
    • Những thuốc như kháng sinh và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể tăng mức SGPT và SGOT. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc khác nhau để ngăn ngừa tổn thương gan có thể xảy ra.
    • Đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc có chứa acetaminophen. Đây là thành phần phổ biến có trong nhiều loại thuốc không kê toa, kể cả thuốc giảm đau, thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh.
  3. 3
    Cân nhắc uống corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng giảm độ hoạt động của hệ miễn dịch. Nó cũng có thể giảm viêm nhờ giảm sản sinh hóa chất gây viêm, do đó hạn chế làm tổn thương mô tế bào. Corticosteroid được sản xuất dưới dạng uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Các thuốc corticosteroid phổ biến nhất là Hydrocortisone, Prednisone và Fludrocortisone.
    • Sau khi tình trạng viêm giảm, tế bào gan bắt đầu sản sinh, do đó giảm giải phóng SGPT vào máu.
    • Trao đổi với bác sĩ về việc uống corticosteroid. Không nên uống bất kì thuốc gì mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  4. 4
    Uống thuốc kháng virus. Gan có thể bị nhiễm virus, chẳng hạn như bệnh viêm gan. Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tìm ra loại virus nào là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, sau đó họ kê thuốc kháng virus như Entecavir, Sofosbuvir, Telaprevir và một số loại khác.
    • Các thuốc này hoạt động tương tự như corticosteroid. Sau khi hết nhiễm trùng, tế bào gan bắt đầu sản sinh trở lại, do đó giảm giải phóng SGPT vào máu.
  5. 5
    Trao đổi với bác sĩ về việc uống interferon. Có những loại protein do tế bào chủ của cơ thể giải phóng ra để phản ứng với sự xuất hiện của dị vật, chẳng hạn virus, vi khuẩn, tế bào khối u hoặc ký sinh vật. Loại thuốc này kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các dị vật này.
    • Mức SGPT bắt đầu giảm khi hết nhiễm trùng. Tế bào gan bắt đầu sản sinh trở lại và điều hòa mức SGPT. Nhờ các tế bào mới này mà SGPT không thể rò rỉ vào máu.
    • Interferon có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ như chóng mặt, rụng tóc, giảm khẩu vị, mệt mỏi, khó thở và các triệu chứng như bị cúm. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ tiềm ẩn và tác dụng phụ trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp điều trị mới.
  6. 6
    Cân nhắc uống thực phẩm chức năng từ thảo mộc. Điều chỉnh lối sống kết hợp với uống thực phẩm chức năng có thể giảm mức SGPT. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết có loại thực phẩm chức năng nào an toàn và phù hợp với bạn. Các thực phẩm chức năng có thể cân nhắc là:
    • Kế sữa. Kế sữa (Milk thistle) có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục tổn thương gan do hóa chất và thuốc độc hại. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 100mg đến 1000mg. Liều dùng tiêu chuẩn của kế sữa là 200mg, ngày uống 2-3 lần.[7]
    • Inositol. Giúp gan phân giải chất béo. Tuy nhiên Inositol có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 500mg và 1000mg. Bạn có thể uống 500mg, ba lần mỗi ngày.
    • Rễ ngưu bàng. Giúp thanh lọc gan và ngăn ngừa tổn thương thêm cho gan. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 500mg đến 1000mg. Bạn có thể uống 500mg, ba lần mỗi ngày.
  7. 7
    Biết mức SGPT mong muốn là bao nhiêu. Mỗi phòng thí nghiệm đưa ra phạm vi tham chiếu khác nhau và còn tùy thuộc vào phương pháp thí nghiệm. Tuy nhiên, giá trị bình thường thường nằm trong phạm vi xác định. Phạm vi bình thường của mức SGPT là 10-40 đơn vị quốc tế/lít máu.[8]
    • Giá trị SGPT cao hơn rất nhiều (hơn 15 lần giới hạn trên của phạm vi bình thường) nếu bạn bị viêm gan và cao hơn vừa phải (5-15 lần giới hạn trên) nếu bạn bị bỏng nặng, xơ gan, vàng da tắc mật hoặc có khối u trên gan. Mức SGPT hơi tăng (dưới 5 lần giới hạn trên) với các trường hợp mắc bệnh viêm tụy, bị sốc, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và nhồi máu cơ tim.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Janice Litza, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Janice Litza, MD. Tiến sĩ Litza là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Wisconsin. Cô là bác sĩ thực hành và được giảng dạy với vai trò là giáo sư lâm sàng trong 13 năm sau khi nhận bằng MD từ Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng của Đại học Wisconsin-Madison vào năm 1998. Bài viết này đã được xem 6.494 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 6.494 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo