Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Thân nhiệt của người trưởng thành trung bình thường khoảng 37°C, nhưng có thể thay đổi phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định. Nếu bạn tham gia những hoạt động tiêu hao thể lực trong môi trường nắng nóng, hoặc trong môi trường nắng nóng trong một khoảng thời gian dài, nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng cao đến mức nguy hiểm. Nếu thân nhiệt của bạn lên đến 40°C, bạn có thể bị say nóng.[1] Việc giảm thân nhiệt của bạn xuống quá thấp cũng có thể gây nguy hiểm tương tự, tuy nhiên, chỉ hạ nhiệt độ cơ thể xuống ba độ vào khoảng 35°C là đủ để giảm thân nhiệt.[2] Giảm thân nhiệt trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp bạn tránh bị say nóng, tăng cường giấc ngủ hoặc hạ sốt, tuy nhiên, làm thế nào để giảm thân nhiệt an toàn là việc rất quan trọng.[3]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Sử dụng Phương pháp được Y học Xác nhận

  1. 1
    Uống nước mát. Uống thật nhiều nước mát, từ 2 đến 3 lít nước một lúc, là một cách hay để giảm thân nhiệt của bạn nhanh chóng và an toàn.[4]
    • Uống đủ nước có thể ngăn cơ thể bị mất nước, điều này rất quan trọng trong môi trường nắng nóng và trong các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực.[5]
    • Nước ngọt hay kem không tốt bằng nước tinh lọc vì nước ngọt không được cơ thể hấp thụ đầy đủ và có thể làm tăng việc mất nước.[6]
  2. 2
    Ăn đá vụn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu hóa đá vụn là một cách hiệu quả để giảm thân nhiệt của bạn nhanh chóng và đơn giản. Đá vụn cũng cung cấp đủ nước cho cơ thể.[7]
  3. 3
    Tắm bằng nước lạnh hoặc nước đá. Các bác sĩ đều đồng ý rằng làm mát da là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là khi một người có nguy cơ bị say nóng. Tắm nước lạnh hoặc ngâm người trong nước đá đặc biệt có hiệu quả trong việc làm mát da nhanh chóng, nhất là trong môi trường có độ ẩm cao khiến cơ thể không thể tiết đủ mồ hôi.[8]
    • Dội nước lạnh vào đầu, vì đó là nơi tập trung của các mạch máu. Làm mát da đầu sẽ nhanh chóng làm mát phần còn lại của cơ thể.[9]
  4. 4
    Đặt túi đá trên cơ thể. Một vài khu vực trên cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn để giúp làm giảm thân nhiệt. Những khu vực này, được gọi là những điểm nóng, bao gồm cổ, nách, lưng và háng. Đặt các túi đá vào những khu vực quan trọng này có thể giúp bạn hạ thân nhiệt.[10]
  5. 5
    Thư giãn trong môi trường có điều hòa. Các chuyên gia cho rằng điều hòa không khí là một trong những nhân tố lớn nhất giúp ngăn ngừa say nóng và tử vong liên quan đến nhiệt.[11]
    • Nếu bạn không có điều hòa tại nhà, cố gắng ở chung nhà với bạn bè hoặc họ hàng trong những đợt nắng nóng hoặc ẩm ướt.[12]
  6. 6
    Ngồi trước quạt. Khi chất lỏng, trong trường hợp này là mồ hôi, bốc hơi khỏi cơ thể, những phân tử nóng nhất trong chất lỏng sẽ bốc hơi nhanh nhất. Vì nhiệt độ không khí thường mát hơn nhiệt độ trên da của bạn, việc ngồi thẳng hướng gió của quạt khi đang đổ mồ hôi sẽ giúp bạn giảm nhiệt độ cơ thể.[13]
    • Nếu bạn không tiết đủ mồ hôi để làm mát cơ thể do các vấn đề liên quan đến tuổi tác và sức khỏe, bạn có thể làm ẩm cơ thể với nước mát khi ngồi trước quạt. Chỉ cần đổ đầy bình xịt với nước và xịt lên cơ thể bạn khi gió quạt thổi vào người.[14]
  7. 7
    Uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt là cách an toàn và đơn giản để hạ thấp thân nhiệt của ban khi bị sốt. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế cơ thể bạn sản sinh ra enzym kiểm soát sự sản sinh prostaglandin và giảm nồng độ của prostaglandin E2. Nếu không có thuốc hạ sốt, các chất này sẽ làm tế bào tại vùng đồi (vùng não điều khiển thân nhiệt) nóng lên nhanh chóng, gây tăng nhiệt độ cơ thể.[15]
    • Ví dụ về những loại thuốc này bao gồm paracetamol, aspirin, và các loại thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen và naproxen.[16]
    • Aspirin được khuyến nghị không sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên đang bị các bệnh do virut gây ra (bao gồm cúm hay thủy đậu), vì nó có thể gây hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng tử vong do tổn thương não và gan.[17]
    • Liều lượng của những loại thuốc này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Kiểm tra liều lượng được khuyến nghị trên nhãn và không sử dụng quá liều được khuyến nghị mỗi ngày. Tham vấn bác sĩ về liều lượng thích hợp và khuyến nghị về thuốc kê toa.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Thay đổi Phong cách sống

  1. 1
    Tránh hoạt động quá nặng nhọc hay cần nhiều sức lực. Nếu bạn tham gia vào những hoạt động mạnh mẽ và cần nhiều sức lực, đặc biệt là trong thời tiết nóng hoặc ẩm, cơ thể bạn sẽ nóng lên do sử dụng nhiều năng lượng và thể chất.[18]
    • Thử luyện tập các phương pháp ít đòi hỏi thể lực như đi bộ hoặc đạp xe đạp. Nếu bạn vẫn muốn duy trì cường độ luyện tập bình thường, hãy chắc rằng bạn nghỉ ngơi thường xuyên và tránh tập luyện quá sức.[19]
    • Bơi lội có lẽ là một cách tốt để giảm nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên trong lúc luyện tập vì bạn được ngâm cơ thể trong làn nước mát.[20]
  2. 2
    Mặc đồ sáng màu và rộng rãi để giảm việc hấp thụ nhiệt. Quan trọng là quần áo của bạn cho phép không khí lưu chuyển trên da để giảm thân nhiệt, tuy nhiên, bạn cũng cần chắc rằng da bạn được che chắn khỏi ánh mặt trời.[21]
    • Quần áo sáng màu phản chiếu lại ánh sáng mặt trời thay vì hấp thụ nó, do vậy giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Tránh việc mặc quần áo dày và tối màu vì chúng hấp thụ và giữ nhiệt.[22]
  3. 3
    Tránh ăn thức ăn cay và béo. Thức ăn nóng và cay có thể làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, nó có tác dụng như chất kích thích làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn.[23]
    • Hợp chất được tìm thấy trong ớt, capsaisin, làm tăng nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên.[24]
    • Ăn thức ăn có nhiều chất béo có thể dẫn đến việc nhiệt bị giữ lại trong cơ thể do tăng mức độ dự trữ chất béo trong tế bào. Vì chất béo có chức năng dự trữ nhiệt lượng của cơ thể và giúp cơ thể ấm hơn.[25]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này có đồng tác giả là Chris M. Matsko, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 23.174 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 23.174 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo