Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông cần được hâm nóng trước khi cho bé bú. Hâm nóng sữa là một việc đơn giản nhưng bạn vẫn cần thận trọng để đảm bảo sữa không quá nóng đối với trẻ và không làm mất đi dưỡng chất có lợi trong quá trình hâm nóng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:
Rã đông sữa trong tủ lạnh

  1. 1
    Đặt bình sữa trong tủ lạnh.[1] Chuyển sữa mẹ từ tủ đông sang tủ lạnh.
    • Rã đông sữa trước khi sữa hỏng. Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông chuyên dụng có thể để được 6-12 tháng, nhưng chỉ để được 3-6 tháng nếu bảo quản trong tủ đông tiêu chuẩn đi kèm tủ lạnh. Trong trường hợp được bảo quản trong tủ đông kèm theo tủ lạnh, sữa mẹ chỉ còn tốt trong vòng 2 tuần. [2]
    • Đặt bình sữa mẹ gần phía trước tủ lạnh khi rã đông. Phía trước tủ lạnh sẽ hơi ấm hơn phía sau và vẫn đủ an toàn để rã đông sữa.
  2. 2
    Để rã đông qua đêm. Nên rã đông sữa mẹ bảo quản trong tủ đông khoảng 8 tiếng.
    • Mở nắp bình và dùng thìa hoặc thìa khuấy cà phê để khuấy lên và kiểm tra xem sữa đã rã đông hoàn toàn chưa. Nếu cảm thấy còn khối sữa đông, bạn nên cho bình sữa vào tủ lạnh để rã đông thêm vài tiếng hoặc rã đông nhanh bằng cách đặt bình dưới vòi nước ấm đang chảy.
  3. 3
    Bảo quản tối đa 5 ngày. Sữa mẹ sau khi rã đông nên được dùng ngay nhưng bạn vẫn có thể cho bé bú khi đem bảo quản tiếp trong tủ lạnh tối đa 5 ngày.
    • Di chuyển bình sữa ra phía sau tủ lạnh, nơi nhiệt độ thấp nhất.
  4. 4
    Không đem sữa đi đông lạnh lại. Đem đông lạnh lại có thể làm giảm giá trị của lipid trong sữa mẹ. Sữa sẽ giảm chất lượng và thậm chí có thể bị hỏng.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:
Hâm nóng dưới vòi nước chảy

  1. 1
    Đặt bình sữa mẹ đã đông lạnh dưới vòi nước mát đang chảy. Nếu muốn hâm nóng sữa mẹ từ trạng thái đông lạnh, bạn có thể bắt đầu bằng bước đặt bình sữa dưới vòi nước mát đang chảy.[3]
    • Nhiệt độ của nước nên thấp hơn nhiệt độ phòng một chút.
    • Nước mát được khuyến nghị sử dụng cho giai đoạn đầu vì nước mát giúp tăng nhiệt độ của sữa một cách từ từ. Dùng nước nóng ngay có thể khiến phần sữa bên ngoài nóng lên, còn bên trong vẫn đông lạnh. Hơn nữa, dùng nước nóng có thể vô tình phá hủy các enzyme có lợi trong sữa mẹ.
    • Chỉ dùng nước mát cho đến khi cảm thấy sữa mẹ đã được rã đông. Khi nhìn vào bình sữa, bạn phải nhìn thấy sữa lỏng và không còn khối sữa đông. Lắc nhẹ bình để xem còn khối sữa nào chưa đông hay không.
  2. 2
    Tăng dần nhiệt độ của nước. Sau khi sữa đã rã đông, bạn có thể dần tăng nhiệt độ của nước chảy.
    • Tăng nhiệt độ của nước từ nước mát sang nước ở nhiệt độ phòng, từ nhiệt độ phòng sang nước ấm và từ nước ấm sang nước nóng. Cách này giúp hạn chế lượng enzym bị phá hủy trong sữa và giúp hâm nóng sữa đều hơn.
    • Ngừng hâm nóng khi nước bắt đầu bốc hơi. Bạn sẽ không muốn hâm nóng sữa đến mức làm bỏng miệng của trẻ.
    • Lưu ý rằng sữa mẹ hơi lạnh là hoàn hảo và an toàn cho trẻ. Nhưng nếu trẻ kén ăn, bạn cần hâm nóng sữa đến nhiệt độ phòng để trẻ thấy ngon miệng hơn.[4]
  3. 3
    Hâm nóng sữa lạnh dưới vòi nước ấm. Sữa đã được rã đông hoặc được bảo quản trong tủ lạnh sẽ không cần bước đặt dưới vòi nước mát và bạn có thể trực tiếp đặt bình sữa dưới vòi nước ấm.
    • Tăng dần nhiệt độ nước từ ấm sang nóng và ngưng lại khi nước bắt đầu bốc khơi.
  4. 4
    Lắc sữa. Bạn cần đảm bảo sữa ấm đều bằng cách lắc nhẹ bình đựng sữa để sữa quyện đều.
    • Bạn cũng có thể dùng thìa hoặc thìa khuấy cà phê để khuấy cho sữa được hâm nóng đều.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:
Hâm nóng sữa trong nồi nước ấm

  1. 1
    Đun một nồi nước. Đổ nước ngập nửa nồi nước nhỏ và đun trên bếp lửa dưới ngọn lửa vừa. Tắt bếp ngay khi nước bắt đầu bốc hơi nhưng chưa sôi hoặc nổi bọt liu riu.
  2. 2
    Đặt bình sữa vào nước nóng. [5] Bạn có thể đặt yên hoặc lắc bình sữa trong nồi nước nóng.
    • Có thể để bình sữa chạm vào đáy nồi khi đã nhấc nồi xuống khỏi bếp lửa. Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn nên giữ lấy bình sữa và không để bình chạm đáy nồi.
    • Có thể làm ấm sữa ở trạng thái đông lạnh hoặc sữa mát bằng phương pháp này. Sữa ở trạng thái mát (bảo quản trong tủ lạnh) chỉ mất vài phút để làm ấm. Sữa ở trạng thái đã rã đông có thể mất thời gian gấp đôi.
  3. 3
    Đảm bảo nhiệt độ tỏa đều. Lắc bình sữa thật cẩn thận để nhiệt độ tỏa đều.
    • Có thể dùng thìa hoặc thìa khuấy cà phê để khuấy cho sữa ấm đều.
    Quảng cáo

Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:
Dùng dụng cụ làm nóng chai

  1. 1
    Đọc hướng dẫn sử dụng. Mỗi sản phẩm sẽ có cách sử dụng khác nhau nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    • Mặc dù chi tiết và hướng dẫn cụ thể của từng dụng cụ sẽ khác nhau nhưng vẫn có một vài điểm chung.
    • Lưu ý rằng nhiều dụng cụ làm nóng chai (không phải tất cả) có thể dùng để hâm nóng thức ăn cho trẻ bắt đầu ăn được thức ăn cứng và ngũ cốc.
  2. 2
    Lưu ý xem dụng cụ cần được dùng với bồn nước hay hơi nước.[6] Một số dụng cụ sẽ làm ấm bình sữa trong bồn nước nóng, còn hầu hết là dùng đến hơi nước.
    • Dụng cụ làm ấm nhờ bồn nước ấm có cơ chế hoạt động tương tự phương pháp làm ấm sữa trong bồn nước ấm mà không cần dụng cụ. Chai sữa được ngâm trực tiếp trong nước ấm.
    • Dụng cụ làm ấm nhờ hơi nước sẽ dùng ít nước hơn. Nước được đun nóng trong bộ phận riêng biệt bằng nhiệt hoặc đĩa nóng. Hơi nước bốc lên từ bộ phận giữ chai để làm ấm sữa. Phương pháp này làm ấm sữa một cách từ từ.
  3. 3
    Đổ nước vào bình chứa nước. Đổ nước máy vào bình chứa đến "mực nước quy định" của dụng cụ làm ấm sữa.
  4. 4
    Đặt bình vào dụng cụ. Đặt bình sữa vào bộ phận giữ bình và cố định trong dụng cụ làm ấm.
    • Một số bình sữa sẽ được giữ lỏng trong một số dụng cụ làm ấm, trong khi một số khác sẽ cần được "giữ cố định" đúng chỗ.
  5. 5
    Vặn số và làm ấm sữa. Nếu dụng cụ có núm vặn số, bạn cần làm theo hướng dẫn để xác định nhiệt độ cần đặt là cao hay thấp. Bấm nút bắt đầu và chờ dụng cụ hoạt động và hoàn tất quá trình làm ấm sữa.
    • Hầu hết dụng cụ làm nóng chai đều có cảm ứng quang bật và tắt để báo cho bạn biết quá trình làm ấm đã hoàn tất. Một số dụng cụ khác sẽ có chuông hoặc âm thanh báo đã làm ấm xong.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Kiểm tra nhiệt độ sữa ấm trước khi cho trẻ uống. Bạn có thể nhỏ thử vài giọt sữa vào mặt trong của cổ tay. Sữa phải ấm và không được nóng.

Cảnh báo

  • Không hâm nóng sữa mẹ đến mức sôi.
  • Tuyệt đối không hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Làm như vậy sẽ giết chết các tế bào miễn dịch đang sống trong sữa có tác dụng giúp trẻ chống lại bệnh tật. Hơn nữa, hơi nóng từ lò vi sóng có thể làm nóng sữa đến mức gây bỏng miệng trẻ. [7]

Những thứ bạn cần

  • Nồi nhỏ
  • Thìa hoặc thìa khuấy cà phê
  • Dụng cụ làm nóng chai

Bài viết wikiHow có liên quan

Khiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗiKhiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗi
Trở thành một đứa trẻ ngoanTrở thành một đứa trẻ ngoan
Dạy trẻ em xem đồng hồDạy trẻ em xem đồng hồ
Dạy trẻ tập điDạy trẻ tập đi
Rèn luyện Kỷ luật cho TrẻRèn luyện Kỷ luật cho Trẻ
Dọn ra ở riêng khi 16 tuổiDọn ra ở riêng khi 16 tuổi
Khiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thươngKhiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thương
Kiên nhẫn với trẻ nhỏKiên nhẫn với trẻ nhỏ
Sinh Con traiSinh Con trai
Ngăn trẻ vị thành niên ăn trộmNgăn trẻ vị thành niên ăn trộm
Nhận diện Trẻ có Tài năng Bẩm sinhNhận diện Trẻ có Tài năng Bẩm sinh
Đổi sữa công thức cho béĐổi sữa công thức cho bé
Đối xử với trẻ ương ngạnhĐối xử với trẻ ương ngạnh
Nhận diện và đối phó với kẻ ấu dâmNhận diện và đối phó với kẻ ấu dâm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Rebecca Nguyen, MA
Cùng viết bởi:
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ & Chủ sở hữu Family Picnic
Bài viết này có đồng tác giả là Rebecca Nguyen, MA, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 4.305 lần.
Trang này đã được đọc 4.305 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo