Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Người hướng nội trông có vẻ ít nói hoặc nhút nhát, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là họ cảm thấy thoải mái với chính mình. Họ là những người sâu sắc, chú tâm và giỏi lắng nghe. Nếu bạn cần trợ giúp trong việc giao tiếp với người hướng nội, hãy thử áp dụng những lời khuyên hữu ích trong bài viết này.

1

Tương tác một-một

  1. Dành thời gian gặp riêng người hướng nội thay vì gặp nhau trong nhóm đông người. Nếu bạn thật sự mong đợi cuộc trò chuyện sâu sắc với người hướng nội, hãy chọn nơi yên tĩnh, riêng tư thay vì không gian đông đúc với nhiều người. Đây là cách giúp người hướng nội cảm thấy thoải mái để trò chuyện.[1]
    • Ví dụ, khi bạn hẹn hò với người hướng nội, chắc hẳn họ sẽ thích ăn tối tại nhà hàng yên tĩnh và nghe nhạc tại một quán cà phê nhỏ thay vì đến đại nhạc hội đông đúc và ồn ào.
    Quảng cáo
2

Khuyến khích người hướng nội trò chuyện.

  1. Tạo động lực giúp người hướng nội mở lòng và chia sẻ suy nghĩ của họ. Người hướng nội thường không chủ động bắt chuyện trong cuộc trò chuyện, và họ có phần trầm lặng trong một mối quan hệ. Hãy hỏi thăm người hướng nội bằng cách hỏi xem mọi việc của họ thế nào và họ cảm thấy ra sao. Đặt những câu hỏi mở để họ có thể nói nhiều hơn.[2]
    • Ví dụ, thay vì hỏi “Bạn vẫn ổn chứ?”, hãy hỏi “Dạo này bạn thế nào?” hoặc “Gần đây mọi việc thế nào?”.
3

Cho người hướng nội thời gian để phản hồi.

  1. Chờ một lúc sau khi bạn đặt câu hỏi hoặc đưa ra bình luận để người hướng nội cảm thấy thoải mái. Hầu hết những người hướng nội không vội phản hồi hoặc tham gia cuộc trò chuyện, đặc biệt khi cuộc trò chuyện có nhiều ý kiến. Điều này đúng với đồng nghiệp, trẻ nhỏ và cả người yêu của bạn. Hãy tạo khoảng lặng trong cuộc trò chuyện để họ có thể ngẫm nghĩ và phản hồi mà không cảm thấy áp lực.[3]
    • Ví dụ, thay vì đặt câu hỏi và ngay lập tức gọi tên ai đó, bạn sẽ nhẩm đếm đến 3 để tạo khoảng lặng trước khi ai đó có thể trả lời.
    Quảng cáo
4

Đừng lo lắng về khoảng lặng trong cuộc trò chuyện.

  1. Người hướng nội không ngại khoảng lặng hoặc cuộc trò chuyện sâu sắc. Người hướng ngoại sẽ cảm thấy như họ phải nói liên tục để lấp đầy khoảng lặng trong cuộc trò chuyện, nhưng những câu chuyện phiếm thật sự có thể khiến người hướng nội lo lắng. Thay vì nói không ngừng nghĩ, bạn đừng lo ngại về khoảng lặng hoặc tham gia cuộc trò chuyện sâu sắc.[4]
    • Khi bạn tham gia bữa tiệc và muốn người hướng nội cảm thấy thoải mái, hãy thử giúp họ tìm người quen để trò chuyện thay vì mong đợi họ tham gia cuộc trò chuyện có nhiều người lạ.
5

Cải thiện kỹ năng lắng nghe.

  1. Tập trung để bạn có thể nghe nhiều hơn nói. Nếu là người hướng ngoại, bạn sẽ cảm thấy thoải mái để nói, đặc biệt khi người hướng nội không nói nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự tập trung lắng nghe người khác, họ sẽ dễ dàng mở lòng hơn.[5]
    • Một trong những cách cho người hướng nội thấy rằng bạn đang lắng nghe là lặp lại những gì họ nói. Ví dụ, bạn có thể nói: “Có vẻ như bạn đã có một ngày tồi tệ. Cụ thể là như thế nào?”
    Quảng cáo
6

Nhắn tin và gửi email nhiều hơn.

  1. Gửi tin nhắn hoặc email cho người hướng nội thay vì gọi điện thoại hoặc trò chuyện trực tiếp. Nhiều người hướng nội cảm thấy lo lắng khi họ phải gọi điện thoại hoặc gặp gỡ ai đó. Để họ cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên gửi tin nhắn hoặc email. Đây là một cách giao tiếp hiệu quả đối với người hướng nội.[6]
    • Nếu bạn làm việc với người hướng nội, hãy giảm tương tác để giảm căng thẳng. Ví dụ, thay vì ngay lập tức hỏi điều gì đó khi bạn gặp họ, thử nghĩ xem bạn nên diễn đạt như thế nào và gửi email cho họ.
7

Công nhận điểm mạnh và thành quả của họ.

  1. Cảm kích và trân trọng người hướng nội. Mặc dù người hướng nội không thích trở thành tâm điểm của sự chú ý, nhưng đa phần họ cũng thích việc được cảm kích, đặc biệt là từ những người bạn thân thiết. Hãy khen ngợi hoặc cảm ơn họ vì những điều tốt mà họ đã làm cho bạn.[7]
    • Ví dụ, bạn sẽ gặp riêng một người đồng nghiệp hướng nội và khen ngợi đóng góp của họ dành cho dự án gần đây hoặc cho người yêu hướng nội biết rằng bạn trân trọng họ.
    Quảng cáo
8

Tạo không gian giúp người hướng nội cảm thấy thoải mái.

  1. Cho họ không gian vật chất hoặc tinh thần để thư giãn. Điều đó có nghĩa là trẻ hướng nội có không gian yên tĩnh trong phòng riêng hoặc phòng học, hoặc bạn để người yêu hoặc đồng nghiệp được ở một mình trong chốc lát. Việc có không gian yên tĩnh để suy ngẫm có thể giúp người hướng nội bớt căng thẳng.[8]
    • Nếu bạn và người yêu hướng nội đã dành cả ngày bên nhau, có lẽ họ cần được ở một mình vào buổi tối. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể giúp họ “sạc” năng lượng.
9

Giúp đỡ người hướng nội.

  1. Cho họ biết rằng bạn luôn ở bên khi họ cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Người hướng nội thường ít thổ lộ cảm xúc, suy nghĩ và nỗi sợ. Hãy dang rộng đôi tay để họ biết bạn luôn ở bên. Đây là cách giúp họ cảm thấy thoải mái và cởi mở khi ở bên bạn.[9]
    • Nếu không biết nên tiếp cận bạn bè hoặc người yêu hướng nội như thế nào, bạn có thể nói “Dạo gần đây em trông có vẻ suy tư. Nếu em có điều gì muốn nói, anh luôn ở đây để lắng nghe”.
    Quảng cáo
10

Đừng cố thay đổi họ.

  1. Tôn trọng người hướng nội thay vì cố gắng biến họ thành người hướng ngoại. Người hướng nội có nhiều điểm mạnh - họ là người giỏi lắng nghe, quan sát tốt và có khả năng tập trung tuyệt vời. Thay vì cố gắng khiến họ trở thành người sôi nổi hơn, bạn nên nhìn nhận những lợi ích từ sự hướng nội của họ.[10]
    • Hãy nhớ rằng hướng nội không phải là bất lợi! Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người hướng nội, hãy tập trung cải thiện những kỹ năng này.

Về bài wikiHow này

Nicolette Tura, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia sức khỏe thể chất & tinh thần
Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicolette Tura, MA. Nicolette Tura là chuyên gia sức khỏe thể chất & tinh thần, người sáng lập của The Illuminated Body, dịch vụ tư vấn sức khỏe thể chất, tinh thần và tình cảm tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Nicolette là giáo viên yoga có 500 giờ kinh nghiệm với chuyên môn về Tâm lý & Chánh niệm, Chuyên gia Thể dục Phục hồi được Viện Y học Thể thao Quốc gia chứng nhận và là chuyên gia về lối sống cân bằng. Cô có bằng cử nhân xã hội học của Đại học California, Berkeley và nhận bằng thạc sĩ về xã hội học của SJSU Bài viết này đã được xem 5.721 lần.
Trang này đã được đọc 5.721 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo