Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) là một cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, chuyên thực thi các chương trình hàng không, vũ trụ và không gian của quốc gia. Tuyên bố về sứ mệnh của NASA là: “Đạt đến tầm cao mới và khám phá những điều chưa biết để những gì chúng ta làm và học sẽ mang lại lợi ích cho toàn nhân loại”.[1] Có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại NASA và cũng có nhiều con đường để gia nhập NASA. Có lẽ công việc tại NASA thú vị, sáng tạo và có tầm quan trọng nhưng nó cũng mang tính cạnh tranh cao và đòi hỏi ứng viên phải thỏa mãn nhiều tiêu chí. Nếu bạn mơ ước được làm việc với NASA thì chúng tôi có một số lời khuyên hữu ích về cách chuẩn bị để cuối cùng bạn có thể tìm được việc làm tại tổ chức này, ngoài ra, chúng tôi còn mang lại cho bạn lời khuyên thực tiễn về cách thực hiện thủ tục ứng tuyển.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Học hành chăm chỉ

  1. 1
    Tìm hiểu về các cơ hội việc làm tại NASA. Khi nghĩ tới NASA, có lẽ suy nghĩ đầu tiên của bạn là về các phi hành gia; nếu bạn không có hứng thú với ý tưởng bay ra ngoài không gian thì vẫn có thể tìm được một công việc tốt tại NASA. Các chuyên gia được NASA thuê có thể là:[2] [3]
    • Bác sĩ y khoa, y tá và chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.
    • Nhà nghiên cứu, kỹ sư, nhà địa chất học, nhà vi sinh vật học và nhà vật lý học.
    • Nhà văn, chuyên gia nhân sự và chuyên gia thông tin liên lạc.
    • Lập trình viên máy tính và chuyên gia CNTT.
  2. 2
    Nhận biết các năng khiếu học thuật của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu con đường học vấn để hướng tới làm việc cho NASA thì nên xác định năng khiếu của mình càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn hình thành ý tưởng về vị trí làm việc phù hợp nhất tại NASA. Nghĩ về những điều sau đây:
    • Bạn học xuất sắc môn học nào? Ví dụ, nếu ai cũng muốn làm việc chung với bạn trong giờ thí nghiệm lý thì bạn nên nghĩ về công việc tương lai trong lĩnh vực vật lý ứng dụng.
  3. 3
    Xác định niềm đam mê và sở thích của bạn. Ví dụ, cho dù bạn thật sự giỏi một môn học nào đó - như toán hay hóa học, công việc tại NASA sẽ căng thẳng không kém quá trình học tập bạn đã trải qua để xin được việc làm tại tổ chức này. Bạn nên chọn đi theo con đường mà mình không chỉ xuất chúng mà còn nhiệt huyết với nó.
  4. 4
    Thiết kế chương trình học tập. Một khi đã có kế hoạch về công việc lý tưởng tại NASA, bạn nên cẩn thận vạch ra các khóa học mà mình cần học tại trường phổ thông và/hoặc đại học. Định kỳ gặp gỡ nhân viên tư vấn học thuật để đảm bảo bạn đang theo các khóa học phù hợp và số lượng môn học cần thiết.
    • Cụ thể, nếu bạn muốn trở thành phi hành gia, kỹ sư hay nhà khoa học tại NASA, bạn nên chọn các khóa học tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.[4]
    • Bạn cũng nên quyết định càng sớm càng tốt nếu công việc mơ ước của bạn đòi hỏi phải học cao học. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học hay các khóa học cần đăng ký ở cấp đại học.
  5. 5
    Học hành chăm chỉ. Nếu bạn hỏi một nhân viên của NASA làm sao để được tuyển dụng vào đó thì có lẽ họ sẽ nói đùa rằng “Hãy học hành chăm chỉ”, nhưng thật ra đó chính là điểm then chốt.[5]
    • Bạn sẽ phải kiên nhẫn theo đuổi việc học và đảm bảo rằng điểm số học tập không những phải cao mà bạn phải thật sự thành thạo trong lĩnh vực mình theo đuổi.
  6. 6
    Chọn đúng trường. Nếu bạn còn là học sinh phổ thông và đang đọc bài viết này thì có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng khi biết lên kế hoạch từ sớm cho sự nghiệp tại NASA. Hãy dành thời gian tìm hiểu về các trường cao đẳng và đại học có thế mạnh về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, và xin vào ngôi trường tốt nhất trong số đó.
  7. 7
    Nghiên cứu hồ sơ lý lịch của các nhân viên tại NASA. Cách tốt nhất để tìm ra con đường đi đến mục tiêu là tìm hiểu xem những người đi trước bạn đã làm điều đó như thế nào. Bạn có thể vào trang web của NASA để đọc tiểu sử của những người thành công đang công tác tại đó.
    • Tìm hiểu xem họ đã học đại học và cao học ở đâu, họ có đề cập là đã hoàn thành khóa thực tập hay nhận học bổng nghiên cứu sinh nào hay không, vân vân.
  8. 8
    Đánh giá xem bạn có thể đi theo con đường tương tự hay không. Bạn có thể xin vào các trường này không? Nếu bạn đang học đại học nhưng lo ngại rằng chương trình học không đủ chuyên sâu thì bạn có thể xin chuyển trường vào một hay hai năm cuối của đại học.
  9. 9
    Đi du học. Mặc dù bạn sẽ tập trung chủ yếu vào các môn khoa học tự nhiên nhưng đừng quên các môn khoa học xã hội. Ví dụ, học triết học, lịch sử và/hoặc đạo đức cũng rất có lợi.
    • Bạn sẽ học cách đọc và phân tích các văn bản phức tạp, mài giũa kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, và suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề đạo đức quan trọng. Tất cả các kỹ năng này rất cần thiết đối với công việc tương lai tại NASA.
  10. 10
    Trở thành một người phát triển toàn diện. Bạn nên đặt ưu tiên phát triển mình thành một người toàn diện: nghĩa là bạn không chỉ nỗ lực mở rộng kiến thức mà còn phải chăm sóc cơ thể, tìm cách phát triển những người làm việc cùng với bạn và kỹ năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, bạn cần tìm cách thư giãn và vui chơi ngoài thời gian học.
    • Cố gắng dành một phần thời khóa biểu cho hoạt động ngoại khóa để giúp bạn đạt được các mục tiêu này. Ví dụ, bạn nên tham gia câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ toán học, nhóm tranh luận, ứng cử vào hội đồng sinh viên, tham gia đội bóng chuyền, nhóm nhạc của trường, v.v...
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhận biết nhiều con đường để vào làm việc tại NASA

  1. 1
    Tìm hiểu về Chương trình Tuyển dụng Thực tập sinh của NASA (Pathways Intern Employment Program/IEP).[6] NASA có một chương trình tên là Pathways Pogram cung cấp ba cách khác nhau để ứng viên bắt đầu làm việc cho họ. Pathways Program dành cho sinh viên đang học đại học hoặc những người đã được tiếp nhận vào chương trình đào tạo.
    • Nếu bạn được nhận vào chương trình này thì có thể làm việc hưởng lương, học các kỹ năng cần thiết, tiếp thu kinh nghiệm liên quan và tạo dựng các mối quan hệ, hy vọng sau đó bạn sẽ được chính thức làm việc cho NASA.
  2. 2
    Tìm các vị trí thực tập trong chương trình Pathways Program. Bạn có thể vào trang web của NASA hoặc USAJOBS để xem tất cả các cơ hội làm việc trong chương trình Pathways, bao gồm các vị trí thực tập. Bạn có thể đăng ký để nhận thông báo về cơ hội việc làm thông qua USAJOBS.[7]
  3. 3
    Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện ứng tuyển. Để đủ điều kiện ứng tuyển vào vị trí thực tập tại NASA, bạn phải là công dân Mỹ, tối thiểu 16 tuổi vào thời điểm bạn bắt đầu công việc thực tập, đang theo học để lấy bằng và đã đăng ký hay được tiếp nhận vào một cơ sở giáo dục có chứng nhận.
  4. 4
    Đáp ứng các yêu cầu bổ sung. Đối với một số vị trí, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn về bằng cấp trong ngành Hàng không, Khoa học và Kỹ thuật của NASA. Các tiêu chuẩn này sẽ được nêu rõ trong thông báo tuyển thực tập sinh.
  5. 5
    Ứng tuyển vào chương trình Pathways. Khi ứng tuyển, trình duyệt của bạn sẽ chuyển đến hệ thống ứng tuyển trực tuyến của USAJOBS. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về cách xử lý hồ sơ ứng tuyển.
  6. 6
    Cân nhắc nộp hồ sơ vào Chương trình Tuyển dụng Sinh viên Mới tốt nghiệp (Pathways Recent Graduates Program/RGP).[9] Đừng lo nếu bạn không biết về chương trình thực tập này khi còn đang học đại học. Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp trong năm nay thì có thể đủ điều kiện để ứng tuyển vào RGP.
    • Nếu đơn ứng tuyển được chấp nhận, họ sẽ cho bạn tham gia chương trình phát triển nghề nghiệp kéo dài 1 năm (một số trường hợp có thể gia hạn thêm 1 năm). Sau khi chương trình này kết thúc, họ có thể chuyển bạn sang một vị trí khác lâu dài hơn.
  7. 7
    Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện ứng tuyển vào RGP. Điều kiện ứng tuyển là mới tốt nghiệp từ một cơ sở giáo dục trong vòng 2 năm trở lại, trừ khi bạn là cựu chiến binh đủ tiêu chuẩn.
    • Nếu bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, và do đó, bạn ứng tuyển muộn thì có thể nộp đơn trong vòng 6 năm sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi nhận chứng chỉ tốt nhiệp.
  8. 8
    Ứng tuyển vào RGP. Bạn sẽ vào trang web của NASA hoặc vào thẳng USAJOBS để tìm các vị trí đang tuyển trong chương trình RGP.[10]
  9. 9
    Tìm hiểu về Chương trình Người Cộng sự của Tổng Thống (Pathways Presidential Management Fellows Program/PMF).[11] Chương trình Pathways cuối cùng này dành cho những người vừa mới hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Người được tuyển sẽ tham gia vào chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo chuyên sâu, giúp họ có thể tiến nhanh vào các vị trí hay chức vụ quan trọng của chính quyền.
  10. 10
    Xác định xem bạn có đủ điều kiện ứng tuyển vào chương trình PMF hay không. Nếu bạn vừa nhận bằng cấp sau đại học trong vòng 2 năm gần đây (hoặc nếu bạn sắp tốt nghiệp năm nay), có lẽ bạn đủ điều kiện để ứng tuyển làm người cộng sự.
  11. 11
    Chọn vị trí cộng sự mà bạn muốn thi tuyển vào. Có nhiều tổ chức chính phủ tham gia vào chương trình cạnh tranh và uy tín này (trên 100 tổ chức), và NASA là một trong số đó.
    • Bạn sẽ vào trang web PMF (www.pmf.gov) để tìm hiểu các yêu cầu và thủ tục nộp hồ sơ ứng tuyển.
  12. 12
    Tìm hiểu về Chương trình Ứng viên Phi hành gia. Nếu bạn thích trở thành phi hành gia và đang làm việc tại Chương trình Không gian Quốc tế, bạn nên nộp hồ sơ xin làm Ứng viên Phi hành gia.
    • Nếu được tuyển, bạn sẽ nhận nhiệm vụ tại Văn phòng Phi hành gia ở Trung tâm Không gian Johnson, Houston, Texas, tại đây bạn sẽ trải qua hai năm đào tạo chuyên sâu, sau đó được đánh giá về năng lực làm phi hành gia.[12]
  13. 13
    Thỏa mãn các yêu cầu học vấn cơ bản để có thể ứng tuyển vào Chương trình Ứng viên Phi hành gia. Để hồ sơ được xem xét thì bạn phải có bằng cấp phù hợp:
    • Bạn phải có bằng cử nhân của một cơ sở giáo dục được chứng nhận, thuộc một hay nhiều lĩnh vực sau: toán học, kỹ thuật, khoa học sinh học hay khoa học vật lý.[13]
    • Lưu ý rằng một số bằng cấp giúp bạn đáp ứng điều kiện để làm các công việc khác tại NASA nhưng không đủ để làm Ứng viên Phi hành gia. Ví dụ, các bằng cấp về Điều dưỡng, Công nghệ và/hoặc Hàng không sẽ không được xem là đáp ứng yêu cầu.[14]
  14. 14
    Kiếm thêm kinh nghiệm trước khi xin vào Chương trình Ứng viên Phi hành gia. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn phải có tối thiểu ba năm kinh nghiệm chuyên môn làm trong lĩnh vực liên quan trước khi nộp hồ sơ xin vào chương trình này.[15]
    • Nếu bạn đã học xong chương trình sau đại học thì đó có thể được tính là một vài năm hay tất cả số năm kinh nghiệm theo yêu cầu. Để biết thêm thông tin, hãy xem hướng dẫn nộp hồ sơ ứng tuyển trên USAJOBS.
  15. 15
    Thỏa mãn các yêu cầu về thể chất đối với Chương trình Ứng viên Phi hành gia. Bạn sẽ phải vượt qua bài kiểm tra thể chất của NASA về khả năng thực hiện chuyến bay dài ngày. Một số yêu cầu điển hình là:[16]
    • Thị lực phải đạt điểm 20/20 và nếu bạn đã phẫu thuật mắt thì phải chờ tối thiểu một năm sau đó để xem có biến chứng nào hay không.
    • Huyết áp khi ngồi không được cao hơn 140/90.
    • Bạn không được thấp hơn 1,58m và không cao hơn 1,9m.
  16. 16
    Nộp hồ sơ thông qua USAJOBS. Nếu bạn là dân thường thì sẽ nộp hồ sơ qua USAJOBS để ứng tuyển làm phi hành gia.
    • Bạn cũng nộp hồ sơ qua USAJOBS nếu đang phục vụ trong quân đội, nhưng có thể phải thực hiện thủ tục ứng tuyển bổ sung thông qua đơn vị quân đội tương ứng của bạn (ví dụ, nếu bạn đang phục vụ trong quân đội thì liên hệ với cơ quan quản lý quân nhân tại địa phương để biết thêm thông tin).[17]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ứng tuyển vào NASA thông qua USAJOBS

  1. 1
    Ứng tuyển vào NASA cho dù bạn không tham gia vào chương trình Pathways nào. Có nhiều “con đường” khác nhau để bạn tìm được việc làm tại NASA. Mặc dù chương trình Pathways mang lại cơ hội tuyệt vời nhưng bạn vẫn có thể ứng tuyển trực tiếp vào NASA nếu đã tốt nghiệp đại học hoặc đang phục vụ trong quân đội.[18]
  2. 2
    Vào trang web của USAJOBS để tìm các vị trí đang tuyển dụng tại NASA. Ý tưởng vào trang web của NASA để bắt đầu quá trình tìm việc là tốt, vì bạn có thể biết thêm về tổ chức đó, những người họ đã tuyển và các dự án họ đang thực hiện, nhưng cuối cùng bạn sẽ được chuyển đến trang USAJOBS để tìm và ứng tuyển vào công việc cụ thể.
    • Bạn sẽ dùng chức năng tìm kiếm trên USAJOBS để lọc kết quả và tìm ra vị trí phù hợp tại NASA.
  3. 3
    Sử dụng dịch vụ thông báo của USAJOBS. Nếu bạn lo lắng về việc bỏ lỡ các thông báo việc làm tại NASA thì có thể đăng ký để nhận thư điện tử thông báo từ USAJOBS khi có các vị trí phù hợp với bằng cấp và tiêu chí mong muốn của bạn.[19]
    • Bạn chỉ cần kiểm tra hộp thư điện tử đều đặn và nhớ cài đặt bộ lọc spam (bộ lọc thư rác) để thông báo không bị chuyển vào sai thư mục hoặc bị chặn.
  4. 4
    Chỉ ứng tuyển vào các công việc được quảng cáo. NASA không xem xét các hồ sơ không được gọi tuyển. Như giải thích trên đây, bạn nên tìm các vị trí đang tuyển bằng cách vào trang USAJOBS, và/hoặc đăng ký nhận thư điện tử thông báo việc làm mới.[20]
  5. 5
    Suy nghĩ kỹ về việc nộp hồ sơ qua bưu điện. Sau khi tìm được một vị trí phù hợp thì bạn phải chuẩn bị bản lý lịch. Mặc dù NASA chấp nhận lý lịch bản cứng gửi qua bưu điện (địa chỉ được nêu trong thông báo tuyển dụng), nhưng họ nhấn mạnh rằng bạn nên dùng quy trình nộp hồ sơ điện tử qua USAJOBS.[21]
    • Tốt nhất bạn nên nộp hồ sơ theo cách họ ưu tiên, và tránh gửi những tài liệu không thật sự cần thiết.
  6. 6
    Soạn thảo lý lịch nộp qua USAJOBS. Bạn được phép tạo và lưu trữ tối đa năm bản lý lịch trên trang USAJOBS. Sau đó họ yêu cầu bạn chọn một bản để ứng tuyển vào công việc cụ thể.[22] Nếu bạn ứng tuyển vào nhiều vị trí trong cơ quan chính phủ, hay nhiều công việc tại NASA, bạn nên tạo các bản lý lịch khác nhau để làm nổi bật các kỹ năng cần thiết.
    • Ví dụ, một bản lý lịch nhấn mạnh vào kinh nghiệm giảng dạy nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí đào tạo hay hướng dẫn người khác, trong khi bản lý lịch khác tập trung vào kinh nghiệm nghiên cứu của bạn.
    • Nghiên cứu thông báo việc làm cẩn thận để chọn bản lý lịch thể hiện rõ nhất các kỹ năng và bằng cấp cần cho công việc đó.
    • Nhớ ghi chú lại phiên bản lý lịch bạn đã sử dụng cho từng hồ sơ xin việc; NASA sẽ không giữ lại tên bạn đặt cho bản lý lịch đó.[23]
  7. 7
    Định dạng bản lý lịch đơn giản. Bạn không nên dùng dấu chấm đầu dòng hay các ký tự không phải chữ cũng không phải số trong bản lý lịch. Chương trình máy tính của NASA không hiểu đúng các ký tự này nên bản lý lịch sau cùng của bạn sẽ trông nhếch nhác.[24]
    • Tuy nhiên, bạn có thể dùng dấu gạch ngang đầu dòng để nhấn mạnh các nội dụng hay liệt kê kinh nghiệm. [25]
  8. 8
    Tránh sao chép và dán bản lý lịch. Rõ ràng việc soạn thảo và chỉnh sửa lý lịch trên ứng dụng xử lý văn bản là ý tưởng hay, thay vì phải soạn lại từ đầu trên trang web của USAJOBS. Tuy nhiên, họ khuyên bạn không nên sao chép và dán từ tập tin văn bản vào công cụ lập lý lịch.
    • Các chương trình như Microsoft Word tạo ra những ký tự đặc biệt và mã ẩn mà chương trình của USAJOBS không hiểu được.[26]
    • Nếu bạn soạn lý lịch trên tập tin văn bản đơn giản thì sẽ dễ dàng sao chép và dán mà không gặp vấn đề gì.
  9. 9
    Thường xuyên xem lại thông báo tuyển dụng khi đang soạn bản lý lịch. Bạn nên tô đậm những từ khóa trong thông báo tuyển dụng để tham khảo trong lúc soạn bản lý lịch. Nhớ đưa các từ hay cụm từ này vào khi bạn trình bày kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng và năng lực của mình.[27]
    • Đồng thời nhớ sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật phù hợp trong ngành nghề của bạn.
  10. 10
    Tránh kéo dài bản lý lịch. NASA khuyên bạn nên tập trung viết về công việc bạn đang ứng tuyển, và tránh sử dụng các tính từ dư thừa khi mô tả kinh nghiệm. Bạn cũng nên tránh lấp đầy kinh nghiệm làm việc bằng cách liệt kê những kinh nghiệm không liên quan.[28]
  11. 11
    Bỏ qua quá trình công tác không liên quan. Bạn không cần phải đưa toàn bộ quá trình công tác vào bản lý lịch gửi cho NASA. Ví dụ, họ không muốn bạn liệt kê mùa hè đi cắt hoa đực trên cánh đồng ngô hay công việc phục vụ bán thời gian ở quầy rượu khi còn là sinh viên đại học.
    • Tuy nhiên, bạn nên viết về công việc hiện tại cho dù nó không liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang ứng tuyển tại NASA.
  12. 12
    Cung cấp đầy đủ thông tin về các kinh nghiệm làm việc được liệt kê. Sau khi quyết định nên ghi những công việc nào vào lý lịch thì bạn phải có thời gian làm việc, mức lương, địa chỉ các công ty cũ, tên và số điện thoại của người quản lý.[29]
  13. 13
    Chuẩn bị cung cấp thông tin bổ sung nếu bạn là hoặc đã từng là nhân viên liên bang. Bạn sẽ phải kê khai các công việc từng làm cho chính phủ. Sẵn sàng liệt kê số seri của chức vụ, ngày làm việc chính xác, ngày được thăng chức và vị trí cao nhất bạn từng nắm giữ.[30]
  14. 14
    Cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình đào tạo. Bạn cũng cần cung cấp tên đầy đủ và địa chỉ của các trường bạn từng học. Ghi rõ chuyên ngành học, ngày tốt nghiệp, điểm trung bình GPA (và thang điểm để tính điểm trung bình), bằng cấp đã nhận.
    • Đa số các công việc tại NASA yêu cầu bạn có bằng đại học 4 năm, và thường là bằng cao học. Quan trọng là tấm bằng của bạn phải do một tổ chức giáo dục có chứng nhận của Sở Giáo dục cấp, không phải một “nhà máy sản xuất bằng cấp”.[31]
  15. 15
    Liệt kê các thành tựu. Bạn nên đưa vào bản lý lịch các giải thưởng đạt được, chương trình đào tạo đã tham gia, các ấn phẩm mà bạn chủ biên hay đồng chủ biên, v.v. Nhớ ghi tiêu đề và ngày tháng cụ thể.
    • Bạn cũng nên nêu ra các phần mềm máy tính, công cụ và/hoặc thiết bị đã từng sử dụng hay thành thạo mà có liên quan đến công việc mới.
  16. 16
    Viết ngắn gọn. USAJOBS không giới hạn độ dài bản lý lịch tạo ra trên hệ thống của họ, nhưng NASA thì có. Họ sẽ không xem xét các bản lý lịch dài hơn sáu trang (khoảng 20.000 ký tự).[32]
  17. 17
    Bỏ qua thư giới thiệu. NASA không nhận thư giới thiệu trong quy trình nộp hồ sơ ứng tuyển, họ cũng không nhận các tài liệu như SF-171, OF-612, DD-214, SF-50, hay SF-15.[33]
  18. 18
    Đọc thông báo tuyển dụng để xem có yêu cầu tài liệu bổ trợ hay không. Thường thì NASA không yêu cầu gửi tài liệu bổ trợ khi bạn lần đầu ứng tuyển vào một vị trí. Nhưng bạn vẫn nên đọc kỹ thông báo để đề phòng có ngoại lệ.
    • Bạn nên theo dõi hộp thư cẩn thận để nhận các yêu cầu được gửi đến sau khi bạn đã nộp hồ sơ ứng tuyển.
    • Ví dụ, một số công việc yêu cầu bạn gửi học bạ đại học, hoặc bạn phải theo dõi các hướng dẫn về hồ sơ nếu đang yêu cầu áp dụng quyền ưu tiên của cựu chiến binh.[34] Các yêu cầu này thường xuất hiện vào cuối quá trình xét tuyển.
  19. 19
    Nộp lý lịch qua USAJOBS. Sau khi bạn soạn xong bản lý lịch trực tuyến tại USAJOBS, nó sẽ được chuyển đến Hệ thống Bố trí Nhân sự của NASA (NASA STARS). Hệ thống này sẽ trích xuất thông tin từ bản lý lịch cơ bản của bạn tại USAJOBS theo yêu cầu của NASA.
  20. 20
    Xem lại bản lý lịch của bạn khi nó được trích xuất từ trang USAJOBS. Lưu ý rằng không phải tất cả các trường dữ liệu đều được trích xuất. Ví dụ, NASA không trích xuất thông tin từ các mục “Ngôn ngữ”, “Tổ chức/Chi nhánh” hoặc “Tham khảo”.[35]
    • Chẳng mất mát gì khi bạn điền đầy đủ vào các mục trên trong bản lý lịch tổng quát tại trang USAJOBS, nhưng đừng nổi giận khi không thấy chúng xuất hiện trên bản lý lịch tại NASA STARS.
  21. 21
    Trả lời các câu hỏi sàng lọc. NASA STARS có thể yêu cầu bạn trả lời thêm một số câu hỏi sau khi bản lý lịch được trích xuất. Mục đích để xác minh rằng bạn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về trình độ và bạn thật sự quan tâm đến vị trí đó.[36]
  22. 22
    Trả lời các câu hỏi bổ sung. Có thể bạn phải trả lời các câu hỏi bổ sung trong khi lập bản lý lịch trên USAJOBS. Nếu là vậy thì các câu trả lời sẽ được chuyển đến NASA, nhưng bạn cần xác minh xem chúng có được chuyển đi đầy đủ hay không. Bạn sẽ sử dụng cơ hội này để chỉnh sửa các câu trả lời.
  23. 23
    Trả lời thêm các câu hỏi về công việc cụ thể. Ví dụ, một số vị trí SES (Dịch vụ Quản trị Cấp cao) yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi về trình độ điều hành chung (Executive Core Qualifications) và trình độ kỹ thuật điều hành (Executive Technical Qualifications). NASA khuyên bạn nên trả lời các câu hỏi này trên ứng dụng xử lý văn bản đơn giản rồi điền vào phần trả lời sau khi bạn đã suy nghĩ kỹ về các câu trả lời đó. [37]
    • Các câu hỏi này được thiết kế để đánh giá xem bạn có các kỹ năng quản lý và lãnh đạo phù hợp hay không, kinh nghiệm cũng như kiến thức kỹ thuật cần thiết.
  24. 24
    Chú ý nhận thông báo đã tiếp nhận. Sau khi trả lời các câu hỏi bổ sung, bạn sẽ nhận được thư thông báo của NASA xác nhận rằng họ đã nhận hồ sơ của bạn.[38]
    • Nếu không nhận được thông báo này thì bạn nên rà soát lại hồ sơ để xem có bỏ sót bước nào hay không.
  25. 25
    Theo dõi tình trạng hồ sơ trên trang “Application Status” của USAJOBS. Bạn có thể truy cập về trang USAJOBS bất kỳ lúc nào để biết hồ sơ của mình đang ở đâu trong quy trình xét tuyển.
    • Ví dụ, bạn sẽ thấy hồ sơ của mình đã được tiếp nhận hay chưa, quy trình xét tuyển đã bắt đầu chưa, bạn có đủ điều kiện ứng tuyển vào vị trí đó hay không, liệu bạn có được chọn để phỏng vấn hay không, hoặc liệu vị trí đó đã nhận đủ ứng viên hay bị hủy bỏ.[39]
    • Chúc bạn may mắn!
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Tìm việc làm tại Liên Hiệp QuốcTìm việc làm tại Liên Hiệp Quốc
Lựa chọn nghề nghiệp phù hợpLựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Kiếm tiền khi học đại họcKiếm tiền khi học đại học
Làm việc ở thư việnLàm việc ở thư viện
Trở thành Nhà Thiết kế Đồ họaTrở thành Nhà Thiết kế Đồ họa
Biết bạn có nên trở thành vũ công thoát yBiết bạn có nên trở thành vũ công thoát y
Kiếm tiền mà không cần làm việcKiếm tiền mà không cần làm việc
Viết thư xin việc (bằng tiếng Anh)Viết thư xin việc (bằng tiếng Anh)
Có việc làmCó việc làm
Có một công việc lưu độngCó một công việc lưu động
Viết email xin thực tậpViết email xin thực tập
Vượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việcVượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việc
Hỏi thăm kết quả sau buổi phỏng vấnHỏi thăm kết quả sau buổi phỏng vấn
Viết dàn ý hồ sơ cá nhânViết dàn ý hồ sơ cá nhân
Quảng cáo
  1. http://nasajobs.nasa.gov/studentopps/employment/rgp.htm
  2. http://nasajobs.nasa.gov/studentopps/employment/pmf.htm
  3. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  4. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  5. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  6. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  7. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  8. http://astronauts.nasa.gov/content/broch00.htm#bqr
  9. http://www.nasa.gov/about/career/index.html#.VNqQ7ydSPZs
  10. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  11. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  12. http://nasajobs.nasa.gov/studentopps/employment/rgp.htm
  13. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  14. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  15. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  16. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  17. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  18. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  19. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  20. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  21. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  22. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  23. http://nasajobs.nasa.gov/studentopps/employment/rgp.htm
  24. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  25. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  26. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  27. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  28. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  29. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html
  30. https://applyonline.nasa.gov/applicant_guide.html

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 17 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 22.506 lần.
Chuyên mục: Tìm kiếm Việc làm
Trang này đã được đọc 22.506 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo