Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19, hẳn là bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều vì biết rằng mình đã được bảo vệ trước bệnh dịch! Tuy nhiên, có lẽ bạn có nhiều thắc mắc về những hoạt động an toàn và không an toàn, chẳng hạn như việc đi thăm người thân hoặc đi du lịch. Bạn có thể cũng lo lắng về các tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm. Đừng lo, chúng tôi đã giúp bạn tập hợp các lời giải đáp từ các nguồn đáng tin cậy nhất để bạn có thể tự tin ra các quyết định sau khi tiêm vắc xin!

Question 1 của 13:
Như thế nào là đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ?

  1. Sau khi tiêm mũi cuối cùng được 2 tuần là bạn đã được tiêm phòng đầy đủ. Sau khi được tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể chúng ta sẽ phải tạo ra kháng thể chống lại virus. Quá trình tạo sự miễn dịch này sẽ hoàn thành sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai đối với vắc xin Pfizer hoặc Moderna, và 2 tuần sau khi tiêm một liều duy nhất vắc xin Johnson&Johnson.[1]
    • Trong thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi nhiều khi hệ miễn dịch đang phải làm việc cật lực, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
    • Lưu ý rằng dù vắc xin cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm COVID-19 (và các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện), người ta vẫn có nguy cơ nhiễm virus.
    Quảng cáo

Question 2 của 13:
Tôi có cần đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội sau khi tiêm vắc xin không?

  1. Bạn vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín hoặc ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Kể từ tháng 8 năm 2021, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có khuyến cáo rằng những người đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang trong không gian kín và giãn cách xã hội để ngăn ngừa virus lây lan. Bạn cũng nên đeo khẩu trang ở ngoài trời nếu không thể thực hiện giãn cách hiệu quả hoặc khi ở trong đám đông. Những người bị suy giảm miễn dịch cũng nên tiếp tục đeo khẩu trang và giãn cách xã hội để bảo vệ bản thân.[2]

Question 3 của 13:
Liệu có an toàn không nếu tôi đi thăm bạn bè và người thân sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

  1. Có. Điều tuyệt vời là, một khi đã tiêm vắc xin đầy đủ, bạn hầu như sẽ an toàn khi tụ tập trong nhà cùng với những người cũng đã tiêm vắc xin, ngay cả khi không đeo khẩu trang. CDC cũng cho rằng, những người đã tiêm vắc xin đầy đủ vẫn sẽ an toàn khi gặp gỡ những người chưa tiêm vắc xin cả ở trong nhà lẫn ngoài trời.[5]
    • Để đảm bảo hơn, bạn hãy đeo khẩu trang khi ở gần những người có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng khi nhiễm COVID-19, chẳng hạn như người mắc bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc phụ nữ mang thai.[6] Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như rửa tay thường xuyên, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng và làm sạch các bề mặt mà mọi người thường chạm vào.
    Quảng cáo

Question 4 của 13:
Tôi có thể ăn ở hàng quán sau khi đã tiêm vắc xin đầy đủ không?

  1. Có, bạn có thể ra ngoài ăn uống ở hàng quán. Một khi bạn đã được tiêm vắc xin đầy đủ thì nguy cơ nhiễm COVID-19 khi ăn ở nhà hàng là khá thấp. Các chuyên gia hiện nay cho rằng mọi người có thể quay trở lại với các hoạt động bình thường như ăn ở nhà hàng trong nhà mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách nếu họ đã tiêm phòng đầy đủ.[7]

Question 5 của 13:
Tôi có thể đi du lịch sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?

  1. Có, bạn có thể đi du lịch. Khi đã tiêm vắc xin đầy đủ, bạn có thể di du lịch cả trong nội địa và ra nước ngoài. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên. Bạn cũng cần xét nghiệm COVID-19 trong vòng 3-5 ngày sau khi đi du lịch về. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn cần phải tự cách ly.[8]
    • Nếu ra nước ngoài, bạn cần tìm hiểu về các quy định và hướng dẫn tại điểm đến. Đảm bảo hiểu rõ và tuân thủ đúng quy định của địa phương.[9]
    • Nếu đi du ịch bên ngoài Hoa Kỳ, bạn phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng không quá 3 ngày trước khi trở về Hoa Kỳ.[10]
    • Bạn không cần phải cách ly trước hoặc sau khi đi du lịch, trừ khi có các triệu chứng nhiễm COVID-19, hoặc theo yêu cầu của nơi bạn định đến.[11]
    Quảng cáo

Question 6 của 13:
Tôi có thể làm lây lan virus sau khi đã tiêm vắc xin không?

  1. Còn quá sớm để khẳng định, nhưng có lẽ là bạn ít có nguy cơ làm lây bệnh. Có khả năng là bạn vẫn có thể lây bệnh cho những người khác nếu bạn phơi nhiễm với COVID-19 sau khi tiêm vắc xin – mặc dù bạn không bị bệnh nhờ có hệ miễn dịch bảo vệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu cho thấy kết quả khá khả quan – đã tiêm vắc xin có nghĩa là bạn sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh, do đó cũng ít có khả năng lây cho những người khác.[12]
    • Một số nhà nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra các chỉ đấu cho thấy những người đã tiêm đầy đủ có tải lượng virus thấp hơn (nếu họ vẫn bị nhiễm virus), tức là nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng thấp hơn.[13]
    • Một số bằng chứng cũng chỉ ra rằng, những người đã tiêm phòng đầy đủ cũng ít có nguy cơ trở thành người mang mầm bệnh COVID-19 không triệu chứng.[14]

Question 7 của 13:
Vắc xin COVID-19 có hiệu lực trong bao lâu?

  1. Điều này còn chưa được xác định, nhưng có lẽ ít nhất cũng được vài tháng. Hiệu quả lâu dài của vắc xin COVID-19 hiện còn chưa rõ – một số chuyên gia tin rằng chúng ta cần tiêm vắc xin hàng năm như tiêm phòng bệnh cúm thông thường. Cho đến nay, chúng ta đã biết là những người đã được tiêm phòng sẽ được bảo vệ khỏi COVID-19 tối thiểu là trong thời gian ngắn, nhưng bởi các loại vắc xin hiện nay chỉ mới được phát triển trong vài tháng qua, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác vắc xin có hiệu lực trong bao lâu.[15]
    Quảng cáo

Question 8 của 13:
Tôi có kết quả xét nghiệm dương tính sau khi tiêm vắc xin không?

  1. Không, bởi vì vắc xin không chứa virus. Tất cả các vắc xin đang lưu hành hiện nay hoạt động bằng cách huấn luyện cho cơ thể chống lại lớp protein bao bọc bên ngoài virus COVID-19. Cơ thể chúng ta sẽ tạo ra các bản sao của protein đó và phát triển khả năng miễn dịch với nó, nhưng cơ thể không tạo ra các bản sao của bản thân con virus. Do đó, bạn sẽ không có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính sau khi tiêm vắc xin.[16]
    • Tuy nhiên, do cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19, bạn có thể có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng thể COVID-19.

Question 9 của 13:
Tôi có cần xét nghiệm COVID-19 khi đã tiêm vắc xin không?

  1. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chỉ cần xét nghiệm nếu xuất hiện các triệu chứng. Ngay cả khi phơi nhiễm với xét nghiệm kháng thể COVID-19, có lẽ bạn cũng không cần phải cách ly hoặc xét nghiệm nếu không có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, nếu có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện, bạn hãy tự cách ly và đến điểm xét nghiệm COVID-19 như chưa tiêm vắc xin.[17]
    • Trường hợp ngoại lệ là khi bạn sống trong môi trường tập thể, chẳng hạn như nhà tập thể hoặc trại cải tạo. Trong trường hợp này, bạn cần xét nghiệm và cách ly trong 14 ngày nếu bị phơi nhiễm với COVID-19.
    Quảng cáo

Question 10 của 13:
Các vắc xin hiện nay có hiệu lực chống lại các biến chủng mới của COVID-19 không?

  1. Nhiều khả năng các vắc xin hiện nay có hiệu quả chống lại hầu hết các biến chủng của COVID-19. Vẫn còn quá sớm để khẳng định, nhưng các bằng chứng ban đầu cho thấy rằng các vắc xin đang lưu hành có nhiều khả năng bảo vệ con người chống lại nhiều biến thể khác nhau của chủng COVID-19.[18]

Question 11 của 13:
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của COVID-19 là gì?

  1. Bạn có thể có các triệu chứng như bệnh cúm hoặc đau ở chỗ tiêm. Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tăng cường hoạt động. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng như cúm – bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đầu, đau cơ, sốt hoặc ớn lạnh. Chỗ tiêm ở cánh tay cũng có thể bị đau, đỏ hoặc sưng.[19]
    • Một số người còn bị đỏ, ngứa hoặc phát ban trên cánh tay sau khi tiêm vắc xin. Các triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ vài ngày đến hơn một tuần sau khi tiêm, nhưng thường sẽ khỏi trong vài ngày.[20]
    • Trong trường hợp rất hiếm gặp, một số người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một trong các loại vắc xin. Hầu hết các điểm tiêm vắc xin đều yêu cầu bạn ở lại 15-30 phút sau khi tiêm để đảm bảo an toàn.[21]
    Quảng cáo

Question 12 của 13:
Tôi phải làm gì để giảm thiểu các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19?

  1. Hỏi bác sĩ về thuốc không kê toa giúp giảm các tác dụng phụ khó chịu. Hầu hết các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 là nhẹ và sẽ hết trong vài ngày. Các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen thường là có hiệu quả. Nếu bị sốt, bạn hãy uống nhiều nước và mặc quần áo mát cho đến khi bớt sốt.[22]
    • Nếu bị phát ban ngứa hoặc đau ở chỗ tiêm, bạn có thể uống thuốc kháng histamine hoặc thuốc giảm đau.[23] Bạn cũng có thể chườm khăn ướt sạch lên chỗ đau để làm dịu đau.
    • Gọi cho bác sĩ nếu các tác dụng phụ trở nặng sau vài ngày.[24]
    • Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Question 13 của 13:
Nếu bị phản ứng dị ứng, tôi có nên tiêm mũi thứ hai không?

  1. 1
    Không, nhất là khi phản ứng xảy ra đột ngột hoặc nghiêm trọng. Đừng tiêm mũi vắc xin thứ hai nếu bạn bị dị ứng nặng hoặc có các phản ứng như nổi mề đay, thở khò khè hoặc sưng trong vòng 4 tiếng sau khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu bạn bị dị ứng với một trong các vắc xin mRNA – như Moderna hoặc Pfizer – thì đừng tiêm thêm mũi vắc xin mRNA nào khác.[25]
    • Phản ứng nghiêm trọng là phản ứng phải được xử lý bằng thuốc tiêm epinephrine hoặc phải nhập viện điều trị.
    • Nếu bạn bị phản ứng với mũi tiêm vắc xin mRNA đầu tiên và không thể hoàn thành mũi tiêm thứ hai, hãy trao đổi với bác sĩ xem liệu bạn có cần tiêm vắc xin non-mRNA (Johnson&Johnson) để được bảo vệ an toàn không.
  2. 2
    Bạn vẫn có thể tiêm mũi thứ hai cho dù bị mẩn đỏ. Nếu bạn bị ngứa hoặc sưng đỏ tại chỗ tiêm, có thể bạn sẽ lo ngại về việc tiêm mũi thứ hai. May thay, không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng này dẫn đến phản ứng nghiêm trọng khi bạn tiêm mũi vắc xin thứ hai. Tuy nhiên, bạn nên báo cho nhân viên y tế ở điểm tiêm phòng – họ có thể khuyên bạn tiêm ở cánh tay khác để đảm bảo an toàn.[26]
    Quảng cáo
  1. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/international-travel-during-covid19.html
  2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/travel-during-covid19.html
  3. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines
  4. https://www.health.harvard.edu/coronavirus-and-covid-19/covid-19-vaccines
  5. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/fully-vaccinated-guidance.html
  6. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines
  7. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/facts.html
  8. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/fully-vaccinated.html
  9. https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/the-effects-of-virus-variants-on-covid-19-vaccines
  10. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html
  11. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/allergic-reaction.html
  12. https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/question-and-answers-hub/q-a-detail/coronavirus-disease-(covid-19)-vaccines-safety
  13. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html
  14. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/allergic-reaction.html
  15. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html
  16. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/allergic-reaction.html
  17. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/safety/allergic-reaction.html

Về bài wikiHow này

David Nazarian, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ, Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ
Bài viết này có đồng tác giả là David Nazarian, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 3.864 lần.
Chuyên mục: COVID 19
Trang này đã được đọc 3.864 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo