Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dâu tây có thể giữ trong tủ lạnh đến một tuần nếu được bảo quản đúng cách, nhưng rất khó để biết dâu tây ở cửa hàng đã được bày bán từ lúc nào.[1] Lời khuyên trong bài viết này có thể giúp bạn giữ độ tươi của dâu tây lâu hơn so với cách thông thường. Nếu vẫn còn thừa dâu tây, bạn thực hiện theo hướng dẫn đi kèm để bảo quản dâu tây trong tủ đông.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Kéo dài độ tươi của dâu tây

  1. 1
    Nhận biết dâu tây không còn tươi trước khi mua. Các vệt màu hoặc phần hoa quả bị dập bám trên hộp có thể là dấu hiệu của hoa quả không còn tươi, hoặc hoa quả bị ướt dễ bị hỏng. Dâu tây sẫm màu hoặc mềm nhũn có thể sắp bị hỏng, còn dâu tây bị mốc thì không ăn được.
  2. 2
    Bỏ ngay dâu tây bị mốc. Nấm mốc có thể lan sang quả khác và nhanh chóng làm hỏng cả hộp. Mặc dù bạn có thể dễ dàng tìm mua được một hộp dâu tây còn cứng, đỏ tươi, không bị mốc ở cửa hàng, nhưng vẫn sẽ có một hoặc hai quả hỏng bị lẫn trong hộp. Kiểm tra dâu tây sau khi mua và bỏ những quả sắp nổi mốc, hoặc sẫm màu và mềm nhũn có thể bị mốc trong thời gian ngắn.
    • Nguyên tắc này áp dụng cho cả các loại hoa quả bị mốc khác được đặt gần dâu tây.
  3. 3
    Chỉ rửa dâu tây trước khi ăn. Dâu tây sẽ thấm hút nước và trở nên mềm nhũn nếu bị ướt trong thời gian dài, dẫn đến việc bị hỏng nhanh hơn.[2] Bạn có thể làm chậm quá trình này bằng cách rửa dâu tây trước khi ăn hoặc thêm vào món ăn khác.
    • Nếu đã rửa cả hộp dâu tây, bạn dùng khăn giấy thấm khô nước.
    • Rửa dâu tây trước khi ăn là một cách hay để loại bỏ hóa chất độc hại hoặc sâu hại trong đất.
  4. 4
    Tìm hiểu hiệu quả của việc rửa dâu tây bằng nước giấm. Hỗn hợp giấm trắng và nước có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại và vi-rút tiềm ẩn trong hoa quả hiệu quả hơn nước, nhưng điều đó không có nghĩa là dâu tây sẽ giữ được lâu hơn.[3] [4] Hoa quả vẫn bị hỏng kể cả khi không còn các vi sinh vật và việc có nhiều nước cũng khiến hoa quả hỏng nhanh hơn. Nếu phải bỏ đi nhiều quả dâu tây trong hộp vì nấm mốc, việc dùng chai xịt để xịt hỗn hợp gồm 1 phần giấm trắng và 3 phần nước sẽ rất hiệu quả. Một cách khác nữa là bạn dùng nước giấm để rửa hoa quả trực tiếp trước khi ăn.
  5. 5
    Bảo quản dâu tây trong tủ lạnh hoặc nơi có nhiệt độ thấp. Dâu tây sẽ luôn tươi trong môi trường lạnh, lý tưởng nhất là khoảng 0–2ºC. Để tránh tình trạng héo, bạn xếp dâu tây vào ngăn đựng rau củ hoặc hộp nhựa trong có nắp liền hay túi nhựa mở hờ.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đông lạnh dâu tây

  1. 1
    Đông lạnh dâu tây chín nhưng vẫn còn cứng. Khi dâu tây bắt đầu hỏng hoặc trở nên mềm nhũn, việc đông lạnh sẽ không hiệu quả. Những quả dâu tây chín với màu đỏ tươi sẽ có hiệu quả tốt nhất.[6] Bạn nên vứt dâu tây bị mốc hoặc mềm nhũn vào thùng phân hữu cơ, thùng rác hoặc bỏ ngoài vườn.
  2. 2
    Cắt bỏ phần cuống. Hầu hết các quả dâu tây được bày bán đều vẫn còn cuống hoặc còn sót lại một phần cuống nhỏ. Bạn cần cắt bỏ phần này trước khi đông lạnh.
  3. 3
    Chuẩn bị trước khi đông lạnh dâu tây. Bạn có thể đông lạnh dâu tây nguyên quả, nhưng nếu muốn thêm chúng vào công thức nấu ăn hoặc dùng để trang trí, bạn có thể cắt hạt lựu, cắt lát, nghiền hoặc xay trước. Sau khi đông lạnh và rã đông, dâu tây thường khó cắt, nhưng bạn vẫn xay nhuyễn được. Các quả dâu tây to sẽ được đông lạnh và rã đông đều hơn nếu bạn cắt chúng thành những mẫu nhỏ trước.[7]
  4. 4
    Thêm đường hoặc nước đường (tùy chọn). Việc trộn dâu tây với đường hoặc nước đường sẽ giữ hương vị và kết cấu tốt hơn, nhưng không phải ai cũng thích vị ngọt đậm sau khi hoàn tất.[8] Nếu chọn cách này, bạn dùng 3/4 cốc đường cho 1kg dâu tây bất kể chúng đã được chuẩn bị như thế nào. Hoặc, bạn pha nước đường đặc với lượng đường và nước ấm bằng nhau, sau đó cho vào tủ lạnh rồi dùng để rưới ngập dâu tây.[9] [10]
    • Mặc dù việc thêm đường hoặc nước đường sau khi xếp dâu tây vào hộp/túi nghe có vẻ hợp lý, nhưng bạn nên cân nhắc việc có nên sử dụng đường hay không để biết chừa khoảng trống trong hộp/túi.
  5. 5
    Thử dùng nước đường pectin (tùy chọn). Đây là lựa chọn phù hợp khi bạn muốn dâu tây không bị làm ngọt, nhưng vẫn muốn giữ hương vị và kết cấu tốt hơn so với việc không dùng thêm nguyên liệu nào cả. Với phương pháp này, bạn cần mua bột pectin và nấu sôi trong nước. Mỗi nhà sản xuất bột pectic sẽ yêu cầu sử dụng lượng nước khác nhau. Bạn chờ nước đường pectin nguội trước khi rưới lên dâu tây.
  6. 6
    Cho dâu tây vào hộp dùng được trong tủ đông. Hộp thủy tinh và nhựa cứng, dày thường phù hợp để sử dụng, nhưng bạn cần đảm bảo các sản phẩm này dùng được trong tủ đông. Ngoài ra, túi nhựa có khóa kéo dùng được trong tủ đông cũng là một lựa chọn thích hợp. Xếp các quả dâu tây rời nhau để tránh tạo ra một khối đá to. Thông thường, tốt nhất bạn nên chừa khoảng 1,25-2cm cách miếng túi/hộp vì sự giãn nở xảy ra trong khi đông.
    • Nếu dâu tây được đông lạnh trong hộp/túi mà không có đường hay nước đường, bạn có thể xếp chúng rời nhau trên khay và đông lạnh cả khay trong vài tiếng. Tiếp theo, bạn xếp dâu tây vào hộp/túi như đã hướng dẫn. Việc này giúp bạn dễ dàng lấy được từng quả dâu tây thay vì cả khối đá to.
  7. 7
    Rã đông dâu tây một phần trước khi sử dụng. Lấy dâu tây và rã đông trong tủ lạnh khoảng vài tiếng trước khi dùng. Nếu muốn rút ngắn thời gian, bạn đặt dâu tây dưới vòi nước lạnh. Việc làm nóng trong lò vi sóng hoặc phương pháp khác có thể khiến dâu tây bị mềm nhũn. Bạn có thể ăn dâu tây khi vẫn còn một ít tinh thể đá trên bề mặt vì dâu tây sẽ mềm nhũn sau khi rã đông hoàn toàn.
    • Thời gian cần cho quá trình này sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ và kích cỡ của dâu tây. Lượng lớn dâu tây được đông lạnh với nhau sẽ cần cả đêm hoặc lâu hơn để rã đông.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dâu tây bị mềm nhũn, nhưng chưa nổi nấm mốc vẫn có thể dùng để làm bánh hoặc xay nhuyễn và dùng làm sốt salad.

Cảnh báo

  • Việc tiếp xúc nhiều với kẽm hoặc các kim loại khác có thể khiến hoa quả bị hỏng nhanh hơn.[11] Tuy nhiên, việc này chỉ thường gặp trong việc bảo quản lượng lớn hoa quả tại nơi trồng trọt, không phải tại nhà.

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 10 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 1.181 lần.
Chuyên mục: Trái cây và rau củ
Trang này đã được đọc 1.181 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo