Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Tình trạng sưng trên mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm phản ứng dị ứng, các vấn đề về răng và các chứng bệnh như phù nề. Phần lớn các trường hợp sưng trên mặt thường nhẹ và có thể chữa bằng cách chườm đá và kê cao. Nếu bị sưng nghiêm trọng, bạn hãy nhanh chóng đến bác sĩ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chữa sưng trên mặt

  1. 1
    Xác định các nguyên nhân có thể khiến mặt bị sưng. Có một số bệnh và phản ứng có thể gây sưng mặt. Các nguyên nhân khác nhau sẽ cần các phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy việc xác định các nguyên nhân sẽ giúp bạn chọn đúng phương pháp điều trị. Một số nguyên nhân có khả năng là:[1]
    • Phản ứng dị ứng
    • Viêm mô tế bào, một căn bệnh nhiễm trùng da
    • Viêm xoang, một bệnh nhiễm trùng ở vùng xoang
    • Viêm kết mạc, tình trạng viêm quanh vùng mắt
    • Phù mạch, tình trạng sưng dưới da nghiêm trọng
    • Các vấn đề về tuyến giáp
  2. 2
    Chườm đá. Chườm đá lên vùng bị sưng là phương pháp giúp giảm viêm và đau. Bạn có thể dùng túi đá hoặc gói đá trong khăn và áp lên những vùng bị sưng trên mặt. Áp túi đá trên mặt khoảng 10-20 phút.[2]
    • Bạn có thể chườm đá mỗi ngày nhiều lần, tối đa đến 72 tiếng.
  3. 3
    Kê cao đầu. Phương pháp nâng cao vùng bị sưng có thể giúp giảm sưng, vì vậy bạn nên đặt đầu ở vị trí cao. Ban ngày, bạn nên ngồi thẳng đầu. Khi chuẩn bị đi ngủ, bạn hãy chọn tư thế ngủ sao cho đầu được kê cao trong khi ngủ.[3]
    • Bạn có thể kê vài chiếc gối sau lưng và đầu để phần trên cơ thể dựa vào đầu giường.
  4. 4
    Tránh mọi thứ nóng. Khi mặt bị sưng, bạn nên tránh những thứ nóng trong khoảng thời gian tối thiểu là 48 tiếng. Nhiệt độ cao có thể làm trầm trọng hơn tình trạng sưng và viêm trên mặt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh tắm vòi sen nước nóng, bồn tắm nước nóng và/hoặc túi chườm nóng.[4]
  5. 5
    Thử dùng bột nghệ. Nghệ là một liệu pháp tự nhiên được cho là có tác dụng giảm viêm. Bạn có thể làm hỗn hợp bột nhão bằng cách trộn nước với bột nghệ hoặc nghệ tươi giã nhỏ. Bạn cũng có thể trộn nghệ với đàn hương, một loại thảo mộc cũng được cho là giúp giảm viêm. Phết hỗn hợp bột nhão lên vùng bị sưng trên mặt, đảm bảo tránh để dính vào mắt.[5]
    • Để lớp bột trên mặt khoảng 10 phút. Rửa sạch, sau đó áp khăn nhúng nước lạnh lên mặt.
  6. 6
    Chờ cho hết sưng. Một số trường hợp sưng trên mặt sẽ tự khỏi, nhất là khi liên quan đến chấn thương hoặc dị ứng nhẹ. Bạn chỉ cần kiên nhẫn và theo dõi cho đến khi hết sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng vẫn không thay đổi hoặc cải thiện trong vài ngày, bạn hãy đến bác sĩ.[6]
  7. 7
    Tránh uống một số loại thuốc giảm đau nhất định. Nếu bị sưng mặt, bạn không nên uống aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid khác để giảm đau. Các loại thuốc giảm đau không kê toa này có thể cản trở quá trình đông máu. Sự mất khả năng đông máu có thể dẫn đến chảy máu cũng như khiến tình trạng sưng nặng hơn hoặc kéo dài hơn.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm sự chăm sóc y tế

  1. 1
    Liên lạc với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nặng. Nếu tình trạng sưng không giảm trong vòng 2 hoặc 3 ngày hoặc các triệu chứng chuyển biến xấu, bạn cần liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn bị nhiễm trùng hoặc có các căn bệnh nghiêm trọng khác gây viêm.[8]
    • Đến bác sĩ khám nếu bạn có cảm giác tê hoặc châm chích trên mặt, có vấn đề về thị lực, có mủ hoặc các hiệu nhiễm trùng khác.
  2. 2
    Dùng thuốc kháng histamine. Tình trạng sưng trên mặt có thể là do phản ứng dị ứng. Bạn có thể thử uống thuốc kháng histamine không kê toa xem có đỡ không. Nếu không thấy đỡ, bạn hãy đi khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn và kê toa thuốc kháng histamine mạnh hơn cho bạn.[9]
    • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine uống hoặc thoa ngoài da.
  3. 3
    Uống thuốc lợi tiểu. Một số trường hợp sưng mặt, đặc biệt là do phù, có thể chữa bằng thuốc có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng thừa. Bạn có thể được bác sĩ kê toa thuốc lợi tiểu để giúp thải chất lỏng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.[10]
  4. 4
    Đổi thuốc. Đôi khi, các loại thuốc như prednisone mà bạn uống vào gây sưng và có thể xảy ra trên mặt. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng. Nếu nghi ngờ về nguyên nhân này, bác sĩ sẽ thay đổi thuốc cho bạn.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thay đổi lối sống

  1. 1
    Kê thêm gối khi ngủ. Bạn có thể bắt đầu bị sưng mặt nếu chiếc gối của bạn quá mỏng và đầu đặt ở vị trí quá thấp trong khi ngủ. Bạn hãy kê thêm một hoặc hai chiếc gối phồng hơn chiếc gối bạn đang dùng khi ngủ. Sự thay đổi này có thể giúp bạn nâng cao đầu, từ đó cũng giảm sưng vào buổi sáng khi thức dậy.[12]
  2. 2
    Áp dụng chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Lượng đường và tinh bột cao có thể góp phần gây sưng. Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy áp dụng chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, kết hợp các loại protein tốt và rau củ ít tinh bột, chẳng hạn như rau lá xanh. Cố gắng tiêu thụ ít nhất 5 khẩu phần hoa quả và rau mỗi ngày, đồng thời hạn chế rượu bia, thức uống có đường và thực phẩm chế biến.[13]
  3. 3
    Giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Muối có thể dẫn đến tình trạng viêm, giữ nước và sưng húp. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp giảm sưng xung quanh mặt.[14] Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng muối cho hầu hết người trưởng thành là khoảng 1.500 mg một ngày.[15]
    • Bạn có thể giảm lượng muối bằng cách hạn chế ăn thực phẩm đóng gói sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp và thực phẩm chế biến. Các loại thực phẩm này có hàm lượng muối cao.
    • Bạn nên tự nấu nướng từ các nguyên liệu tươi để theo dõi lượng muối. Như vậy, bạn có thể kiểm soát lượng muối, không như khi bạn ăn thực phẩm đóng gói sẵn.
  4. 4
    Tích cực hoạt động. Sự thiếu hoạt động có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể và gây sưng hoặc sưng nặng hơn. Bạn nên kết hợp ít nhất 30 phút hoạt động thể chất ở mức trung bình vào thông lệ hàng ngày, chẳng hạn như chạy bộ hoặc đi bộ, để giúp kiểm soát chứng sưng mãn tính.
  5. 5
    Uống thêm nước. Tình trạng mất nước có thể dẫn đến viêm và làm nặng thêm các chứng bệnh dẫn đến sưng mặt. Sự thiếu nước cũng khiến da bị khô và kích ứng, vốn có thể gây viêm. Để có gương mặt rạng rỡ và khỏe mạnh, mỗi ngày bạn hãy uống ít nhất 8 cốc nước (mỗi cốc 240 ml).[16]
  6. 6
    Thử tập các bài tập dành cho mặt. Các bài tập dành cho mặt như hóp má và chúm môi có thể giúp cơ mặt săn chắc. Các bài tập mặt có hiệu quả khác bao gồm:[17]
    • Dùng hai ngón tay giữa gõ nhẹ lên mặt cùng lúc.
    • Dùng hai ngón tay tạo thành hình chữ V và nhẹ nhàng di chuyển đường chân mày lên xuống.
    • Cắn chặt hai hàm răng và làm động tác cường điệu khi phát âm "ô, i".
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tình trạng sưng mặt do phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ và cần phải cấp cứu. Nếu nhận thấy các triệu chứng kèm theo như sưng trong họng, khó thở, hồi hộp, tăng nhịp tim hoặc chóng mặt, bạn nên gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.[18]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Farah Khan, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn dịch
Bài viết này đã được cùng viết bởi Farah Khan, MD. Bác sĩ Farah Khan là bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn dịch được Hội đồng y tế công nhận và đã hoàn thành chương trình nghiên cứu vào năm 2020. Cô chuyên điều trị bệnh hen suyễn, dị ứng thức ăn, bệnh về da, viêm xoang cho cả người lớn và trẻ em. Bác sĩ Khan có bằng tiến sĩ tại Đại học Y khoa Ross. Cô hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện nhi đồng INOVA và chương trình nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth. Bác sĩ Khan là thành viên tích cực của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ và Hiệp hội Miễn dịch học Lâm sàng. Bài viết này đã được xem 77.942 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 77.942 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo