Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mẩu thịt treo ở sau họng của bạn có tên hẳn hoi – nó là cái lưỡi gà! Đôi khi lưỡi gà bị sưng, dẫn đến khó nuốt, cảm giác như muốn oẹ hoặc bị nghẹn, thậm chí chảy nước dãi ở trẻ nhỏ. Có một số nguyên nhân gây sưng lưỡi gà, bao gồm nhiễm vi khuẩn và virus, dị ứng, khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là do gien di truyền. Nếu thấy lưỡi gà của mình đỏ và sưng, bạn có thể thực hiện một số việc tại nhà như súc miệng nước ấm, ngậm viên trị đau họng và nhai đá bào để giảm các triệu chứng. Nếu các tình trạng không cải thiện hoặc nếu bạn có con nhỏ bị sưng lưỡi gà, hãy đến gặp bác sĩ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chữa sưng lưỡi gà

  1. 1
    Súc miệng nước muối ấm. Nước ấm giúp làm dịu, còn muối giúp trị viêm trong lưỡi gà. Đừng dùng nước quá nóng – nó có thể làm bỏng họng và làm tổn thương thêm. Cho thêm ¼ đến ½ thìa cà phê muối ăn vào 240 ml nước ấm và khuấy lên cho tan.[1]
    • Bạn có thể súc miệng nước muối ấm đến 3 lần mỗi ngày, nhưng nhớ đừng nuốt nước muối. Cơ thể có quá nhiều muối có thể gặp phải các vấn đề khác.
  2. 2
    Dùng viên ngậm trị đau họng. Bạn có thể dùng bất cứ loại nào tuỳ thích, nhưng nếu bạn cảm thấy rất khó chịu hoặc khó nuốt thì viên ngậm có tác dụng gây tê có lẽ là tốt nhất.[2]
    • Bạn có thể tìm mua viên ngậm không đường ở cửa hàng – sản phẩm không đường thường sẽ được ghi rõ ở mặt trước bao bì. Viên ngậm đau họng rất tuyệt vời khi bạn bị bệnh nhưng có thể gây ra những lo ngại khác, chẳng hạn như tiểu đường.
  3. 3
    Uống trà nóng và cung cấp nước cho cơ thể. Chất lỏng nóng có thể đem lại cảm giác dễ chịu trong họng và giúp giữ ẩm trong khi bạn tìm cách giảm sưng. Nếu bạn thêm một ít mật ong vào trà, nó sẽ bao phủ cổ họng và giúp bạn dễ nuốt hơn.[3]
    • Trà thảo mộc đặc biệt tốt trong việc chữa đau họng. Trà hoa cúc La Mã pha một chút mật ong có hiệu quả giảm đau.
    • Bạn cũng có thể thử pha trà quế để làm dịu cổ họng. Trộn 10 g vỏ cây du trơn với 10 g rễ thục quỳ, 8 g vụn quế khô, 5 g vỏ cam khô và 3 nụ đinh hương vào 3 cốc (700 ml) nước và đun sôi liu riu trong 20 phút. Lọc bỏ thảo mộc và thêm một chút mật ong nếu thích. Uống hết trà trong vòng 36 tiếng.
  4. 4
    Nhai đá bào. Đá có thể giúp giảm sưng đôi chút trong lưỡi gà. Nhiệt độ lạnh giúp làm tê họng và giúp bạn dễ nuốt hơn.[4]
  5. 5
    Đến gặp bác sĩ. Có nhiều nguyên nhân gây sưng lưỡi gà. Bạn nên đi khám và kể với bác sĩ tất cả các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn giảm các triệu chứng và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. [5]
    • Bác sĩ có thể phải dùng tăm bông lấy mẫu trong họng để chẩn đoán đầy đủ nguyên nhân gây sưng lưỡi gà. Hãy thả lỏng họng và cố gắng không căng thẳng – bạn sẽ vượt qua tương đối dễ dàng.
  6. 6
    Uống thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn nếu chẩn đoán cho kết quả là nhiễm trùng. Đảm bảo tuân theo chỉ định trong đơn thuốc. Bạn cần uống kháng sinh vào cùng một thời gian mỗi ngày cho đến hết liệu trình để trị dứt nhiễm trùng.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Nhận biết các triệu chứng

  1. 1
    Kiểm tra tình trạng khó nuốt. Nếu bạn cảm thấy khó nuốt, bất kể là thức ăn, đồ uống hay nước bọt, có thể là lưỡi gà của bạn đang bị sưng. Hãy thử nuốt vài lần để biết chắc là bạn thực sự khó nuốt chứ không phải là do miếng thức ăn to hơn bình thường hoặc ngụm nước quá lớn.[7]
    • Nếu bạn bị khó nuốt kèm khó thở, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
  2. 2
    Nhận biết cảm giác nghẹn hoặc muốn oẹ. Nếu lưỡi gà bị sưng, bạn có thể bị oẹ hoặc nghẹn ngay cả khi không có gì trong họng. Vì lưỡi gà treo ở sau họng, nó sẽ khiến bạn có cảm giác như muốn oẹ bất cứ khi nào bị sưng.[8]
  3. 3
    Chú ý hiện tượng chảy nước dãi. Đây là một triệu chứng đặc biệt quan trọng cần chú ý ở trẻ nhỏ chưa biết mô tả về cảm giác của mình. Nếu bạn nhận thấy trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường thì có thể là trẻ đã bị sưng lưỡi gà và bạn cần tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.[9]
  4. 4
    Đo nhiệt độ. Lưỡi gà sưng thường là do nhiễm khuẩn, và các trường hợp này thường kèm theo sốt. Nếu bạn thấy khó nuốt và bị nghẹn hoặc oẹ, hãy đo thân nhiệt xem bạn có sốt không. Thân nhiệt của mỗi người có thể khác nhau, nhưng bất cứ khi nào thân nhiệt cao hơn 37 độ C thì nghĩa là bạn đang sốt.[10]
    • Nếu bị sốt, bạn cần phải đến bác sĩ ngay lập tức. Sốt có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, và sốt ở trẻ em dù nhẹ cũng rất nguy hiểm.
  5. 5
    Quan sát hiện tượng đỏ hoặc sưng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị sưng lưỡi gà, hãy dùng gương để kiểm tra. Đứng trước tấm gương cao đủ để bạn có thể nhìn được cả gương mặt hoặc dùng gương cầm tay giơ cao. Mở miệng to hết sức có thể và nhìn vào lưỡi gà (mẩu da hình giọt nước ở sau họng); nếu lưỡi gà bị đỏ hoặc sưng, bạn nên đến gặp bác sĩ.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn ngừa sưng lưỡi gà

  1. 1
    Tránh thức uống chứa cồn. Việc uống quá nhiều rượu có thể gây sưng lưỡi gà. Nếu bạn thấy lưỡi gà bị sưng và sau đó tự khỏi, hãy thử giảm lượng rượu nạp vào.
    • Nếu cách này không có tác dụng và lưỡi gà của bạn tiếp tục sưng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  2. 2
    Ngừng hút thuốc. Khói thuốc lá và xì gà là tác nhân kích thích và có thể khiến lưỡi gà bị sưng nếu trong họng có nhiều khói thuốc. Nếu bạn thường bị sưng lưỡi gà, hãy cố gắng cai thuốc lá.[12]
  3. 3
    Uống thuốc chống dị ứng. Vì lưỡi gà sưng có thể là một dấu hiệu phản ứng dị ứng, bạn cần uống thuốc chống dị ứng đúng với trường hợp của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ được chẩn đoán dị ứng nhưng để ý thấy bị sưng lưỡi gà khi ăn một loại thức ăn nhất định, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bất cứ trường hợp dị ứng nào gây sưng trong họng cũng cần được chữa trị ngay lập tức, vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.[13]
  4. 4
    Xử lý các vấn đề trào ngược. Nếu axit là yếu tố góp phần làm sưng lưỡi gà, bạn hãy cố gắng xử lý các triệu chứng. Ngoài việc uống thuốc kháng axit khi cảm thấy có vấn đề, bạn có thể thử ăn các bữa nhỏ hơn và tránh các thức ăn kích thích phản ứng. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự kiểm soát trào ngược axit dạ dày, hãy nói với bác sĩ để lập kế hoạch điều trị riêng.[14]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu bạn khó nốt, khó thở, sốt hoặc có máu hoặc mủ rỉ ra từ lưỡi gà, hãy lập tức đến gặp bác sĩ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.387 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.387 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo