Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sưng do dị ứng, còn gọi là phù mạch (angioedema), là hậu quả thường gặp của việc tiếp xúc với các chất gây phản ứng dị ứng. Hiện tượng sưng thường xảy ra quanh mắt, môi, bàn tay, bàn chân và/hoặc cổ họng.[1] Quả là khó chịu và đáng sợ khi bị sưng, nhưng rồi sẽ thuyên giảm! Nếu triệu chứng sưng không cản trở khả năng thở thì bạn có thể chữa trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng vẫn dai dẳng, tiến triển xấu hơn hoặc gây khó thở, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế. May mắn là chứng sưng do dị ứng có thể ngăn ngừa được.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị sưng tại nhà

  1. 1
    Uống thuốc kháng histamine. Thuốc sẽ giúp giảm phản ứng của cơ thể với dị ứng nguyên, từ đó có thể giảm sưng. Bạn có thể mua thuốc kháng histamine không kê toa, nhưng bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc thích hợp nhất với tình trạng của bạn.[2]
    • Một số thuốc kháng histamine gây buồn ngủ, có thể có tác dụng nhanh và được dùng với các liều lượng khác nhau. Khi uống vào ban ngày, bạn hãy chọn loại không gây buồn ngủ, ví dụ như cetirizine (Zyrtec), loratadine (Claritin), và fexofenadine (Allegra) là các thuốc không gây buồn ngủ nhưng cũng giúp giảm các triệu chứng dị ứng trong vòng 24 giờ.
    • Đảm bảo tuân theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.
    • Không uống thuốc kháng histamine quá một tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi uống thuốc kháng histamine.
  2. 2
    Chườm gạc lạnh lên vùng bị sưng tối đa 20 phút mỗi lần. Gạc lạnh - chẳng hạn như túi đá - sẽ giúp giảm phản ứng viêm của cơ thể.[3] Phương pháp này sẽ giúp giảm sưng và đau.[4]
    • Không chườm đá lên da mà chưa bọc vải xung quanh đá để tránh làm tổn thương da.
  3. 3
    Ngừng uống các loại thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc thảo mộc không do bác sĩ kê toa. Các loại thuốc này có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Ngay cả các loại thuốc không kê toa thông dụng như ibuprofen cũng có thể khiến một số người bị dị ứng.[5]
    • Hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng lại các loại thuốc trên.
  4. 4
    Sử dụng ống hít (nếu có) khi bạn bị sưng họng. Ống hít sẽ giúp mở đường thở. Tuy nhiên, nếu bị khó thở thì bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ.
    • Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có biểu hiện khó thở.
  5. 5
    Dùng bút tiêm Epipen trong trường hợp khẩn cấp. Thành phần hoạt chất trong bút tiêm là epinephrine, một dạng adrenaline có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng phản ứng dị ứng.[6]
    • Đến bác sĩ ngay sau khi tiêm thuốc.
    • Đến phòng cấp cứu nếu bạn không được bác sĩ kê toa bút tiêm Epipen; ở đó họ có thể tiêm thuốc cho bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm sự chăm sóc y tế

  1. 1
    Đi khám nếu triệu chứng sưng không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nghiêm trọng. Hiện tượng sưng nhưng không gây khó thở sẽ đáp ứng với các phương pháp trị liệu tại nhà. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài giờ hoặc bắt đầu trở nặng, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mạnh hơn cho bạn, chẳng hạn như corticosteroid.
    • Bạn cũng nên đi khám nếu trước đây chưa bao giờ bị sưng.
    • Gọi cấp cứu nếu bạn có biểu hiện khó thở, phát ra âm thanh bất thường khi thở hoặc có cảm giác choáng ngất.[7]
  2. 2
    Hỏi bác sĩ về thuốc uống corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, từ đó cũng giúp giảm sưng. Thuốc này thường được sử dụng sau khi đã dùng thuốc kháng hisatamine nhưng không có hiệu quả giảm sưng.[8]
    • Ví dụ, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc prednisone.
    • Thuốc corticosteroid có thể gây các tác dụng phụ, bao gồm tình trạng tích nước trong cơ thể vốn có thể gây sưng phù, huyết áp cao, tăng cân, bệnh cườm nước (glaucoma), thay đổi tâm trạng, các vấn đề về hành vi và trí nhớ.[9]
    • Trong trường hợp phản ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid qua tĩnh mạch.[10]
    • Tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc.
  3. 3
    Xét nghiệm dị ứng để tìm các tác nhân gây dị ứng nếu cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm dị ứng.[11] Để xét nghiệm dị ứng, bạn sẽ gặp chuyên gia về dị ứng. Bạn sẽ được nhân viên xét nghiệm đưa vào da một lượng nhỏ các dị ứng nguyên khác nhau, sau đó họ sẽ theo dõi phản ứng của bạn với từng chất để xác định liệu bạn có dị ứng không.
    • Chuyên gia về dị ứng sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm. Dựa trên thông tin này, họ có thể đề nghị các phương án điều trị thích hợp cho bạn, chẳng hạn như tránh các chất gây dị ứng và có thể tiêm thuốc chống dị ứng.[12]
    • Có thể bạn không cần xét nghiệm hoặc điều trị thường xuyên nếu phản ứng dị ứng chỉ xảy ra một lần, nhất là khi các triệu chứng khá nhẹ. Tuy nhiên, bạn nên làm xét nghiệm đối với phản ứng nghiêm trọng hoặc xảy ra nhiều lần gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn ngừa sưng do dị ứng

  1. 1
    Tránh các tác nhân gây dị ứng. Tác nhân gây dị ứng là những thứ khiến bạn dị ứng, chẳng hạn như thức ăn, các chất hoặc thực vật. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng sưng đi kèm với phản ứng dị ứng là tránh xa những thứ này.[13] Sau đây là một số cách thực hiện:
    • Kiểm tra các thành phần thực phẩm mà bạn định ăn.
    • Hỏi xem trong thức ăn và đồ uống bao gồm các nguyên liệu nào.
    • Không uống thuốc, thực phẩm bổ sung hay thảo dược mà không trao đổi với bác sĩ.
    • Cố gắng giữ nhà cửa sạch sẽ và không có chất gây dị ứng. Ví dụ, bạn cần ngăn ngừa bụi bằng cách dùng giẻ lau bụi có khả năng giữ được các hạt bụi.
    • Sử dụng bộ lọc không khí HEPA.
    • Không ra ngoài trời trong những giờ phấn hoa phát tán nhiều nhất. Hoặc bạn có thể dùng cách đeo mặt nạ khi ra ngoài.
    • Không tiếp xúc với các con vật có lông có thể khiến bạn bị dị ứng.
  2. 2
    Uống thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc kháng histamine hàng ngày. Bạn có thể uống các loại thuốc không buồn ngủ tác dụng trong 24 giờ như cetirizine (Zyrtec) hoặc loratadine (Claritin). Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác như ống hít hoặc thuốc corticosteroid. Bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.[14]
    • Nếu bạn không uống thuốc, cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng.
  3. 3
    Tránh những yếu tố khiến tình trạng sưng trầm trọng hơn. Các yếu tố này bao gồm thân nhiệt tăng cao, ăn thức ăn cay hoặc uống thức uống chứa cồn. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây sưng do dị ứng, nhưng các yếu tố trên có thể làm tình trạng sưng nặng thêm, hoặc khiến cơ thể dễ bị sưng.
    • Ibuprofen và ACE (Các chất ức chế men chuyển angiotensin) cũng có thể khiến tình trạng sưng trầm trọng thêm. Nếu được bác sĩ kê toa một trong các loại thuốc này, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi ngưng thuốc, vì họ có thể quyết định sử dụng vì lợi ích của thuốc lớn hơn so với rủi ro gây sưng.[15]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tình trạng sưng do dị ứng thường kéo dài 1-3 ngày, nhưng có thể lâu hơn nếu bạn vừa ăn uống thứ gì đó mà cơ thể cần phải thanh lọc.[16]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Janice Litza, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Janice Litza, MD. Tiến sĩ Litza là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Wisconsin. Cô là bác sĩ thực hành và được giảng dạy với vai trò là giáo sư lâm sàng trong 13 năm sau khi nhận bằng MD từ Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng của Đại học Wisconsin-Madison vào năm 1998. Bài viết này đã được xem 15.971 lần.
Trang này đã được đọc 15.971 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo