Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.764 lần.
Phản xạ co thắt hầu họng hay phản xạ họng có thể biến việc chăm sóc răng miệng trở thành một cơn ác mộng vì nó có thể khiến ta thấy buồn nôn, muốn khạc nhổ khi đánh răng hay trong quá trình bác sĩ kiểm tra răng miệng. Cư dân mạng đã và đang chia sẻ rất nhiều cách giúp cải thiện tình trạng này, trong đó có một số cách rất hữu hiệu. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tức thì như gây tê ngạc mềm hay kích thích nụ vị giác.Về lâu dài, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng để làm giảm độ nhạy cảm với phản xạ co thắt họng hoặc thực hành các kỹ thuật đánh lạc hướng để nhanh chóng quên đi cảm giác khó chịu đó.
Các bước
Các biện pháp tức thời
-
1Gây tê ngạc mềm. Khi một vật thể chạm vào phần ngạc mềm trong họng, nó có thể kích thích phản xạ co thắt hầu họng. Bạn có thể sử dụng các thuốc xịt gây tê không cần kê toa như Chloraseptic để giảm độ nhạy cảm của vùng mô mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tăm bông thoa một lớp mỏng thuốc giảm đau dạng bôi có chứa benzocaine lên vùng ngạc mềm. Tác dụng gây tê có thể kéo dài khoảng 1 giờ và trong thời gian đó độ nhạy cảm của mô mềm trong vòm miệng cũng giảm.[1]
- Thuốc gây tê cổ họng hiếm khi gây ra phản ứng phụ. Tuy nhiên, nếu sau khi sử dụng bạn có các biểu hiện như buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ và/hoặc co thắt dạ dày, hãy ngừng sử dụng chúng ngay lập tức.[2]
- Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc có chứa benzocaine. Tăm bông cũng có thể kích thích phản xạ nôn, nghẹn. Ngoài ra, loại thuốc này cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như mệt mỏi, suy giảm thể trạng, ngứa ở vùng tai, làm tím tái vùng da quanh môi và các đầu ngón tay, thở gấp.[3]
- Nếu bị dị ứng benzocaine, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về tương tác có thể có với các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung hay các loại thảo dược khác mà bạn đang sử dụng.[4]
-
2Nắm chặt ngón cái. Gấp ngón cái tay trái vào lòng bàn tay trái, các ngón còn lại ôm lấy ngón cái tạo thành nắm đấm. Nắm chặt tay nhưng đừng khiến ngón tay bị đau quá. Mẹo này giúp bạn tạo áp lực vào một điểm trong lòng bàn tay và giúp điều khiển phản xạ co thắt họng.[5]
-
3Để một ít muối ăn lên bề mặt lưỡi. Làm ướt đầu ngón tay, sau đó chấm đầu ngón tay vào muối rồi chạm vào bề mặt lưỡi. Muối sẽ kích hoạt các nụ vị giác ở đầu lưỡi và gây ra phản ứng dây chuyền giúp giảm phản xạ co thắt họng ngay tức thì.[6]
- Một cách khác là hòa tan khoảng một thìa cà phê muối trong một cốc nước rồi súc miệng với dung dịch này. Đừng quên nhổ bỏ nước muối sau khi súc miệng!
Quảng cáo
Giảm nhạy cảm với phản xạ co thắt họng
-
1Xác định vị trí gây ra phản xạ co thắt họng. Bạn có thể kích thích phản xạ này bằng cách dùng bàn chải đánh răng để chải lưỡi, cần chú ý tập trung chải phần đầu lưỡi.[7]
- Nếu tình trạng co thắt họng thường xảy ra vào buổi sáng, bạn có thể sắp xếp thực hiện các bài tập kích thích khạc vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
- Không cho ngón tay vào trong miệng. Hành động này có thể gây nôn mửa.
-
2Khi gặp trúng điểm khiến bạn muốn khạc nhổ, hãy bắt đầu chải lưỡi. Đúng, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác muốn khạc nhổ, điều đó không hề dễ chịu nhưng cũng sẽ nhanh hết thôi. Chải vùng lưỡi này trong 10 giây (kèm với khạc). Vào buổi tối, hãy tiếp tục chải lưỡi tại đúng vị trí đó.[8]
- Bạn có thể lặp lại quy trình này liên tục vài buổi tối tại đúng điểm này. Cảm giác muốn khạc nhổ sẽ giảm sau mỗi lần chải.
-
3Mở rộng phạm vi. Khi bạn chải lưỡi tại điểm ban đầu mà không còn thấy cảm giác muốn khạc nhổ, hãy tiếp tục mở rộng phạm vi. Lùi vào sâu thêm khoảng 6 mm đến 12 mm so với điểm nhạy cảm ban đầu. Lặp lại quy trình như đối với điểm đầu tiên.
-
4Tiếp tục mở rộng phạm vi chải lưỡi. Khi việc tập luyện trên phạm vi nhỏ có tiến triển, bạn có thể tiếp tục tập luyện với phạm vi rộng và sâu hơn về phía họng. Dần dần, bạn sẽ quen với việc bàn chải chạm vào phần ngạc mềm trong miệng.
-
5Thực hiện quy trình giảm nhạy cảm hàng ngày. Hãy kiên nhẫn. Quá trình này cần kéo dài khoảng một tháng và sau đó bạn sẽ không còn cảm thấy buồn nôn hay muốn khạc nhổ khi đi khám răng miệng nữa. Để duy trì hiệu quả, có thể bạn sẽ cần phải thực hiện lại quá trình giảm nhạy cảm này. [9]
- Chải lưỡi thường xuyên cũng là một cách hay. Không những nó sẽ giúp bạn không còn nhạy cảm với phản xạ co thắt họng mà còn giúp cho bạn có hơi thở thơm mát hơn.
Quảng cáo
Thay đổi sự tập trung của bản thân
-
1Tập thiền. Hỏi bác sĩ xem bạn có thể dùng tai nghe để tránh nghe thấy tiếng động từ các dụng cụ mà họ sử dụng không. Cách này sẽ giúp thu hút sự chú ý của bạn vào những suy nghĩ, hình ảnh yên bình và tạm quên đi những gì bác sĩ đang thực hiện. Để hạn chế tình trạng ngủ gật, bạn có thể đề nghị bác sĩ cung cấp một miếng kẹp hàm để giữ hàm bạn luôn mở trong quá trình thăm khám.[10]
-
2Ngân nga trong miệng. Cách này sẽ giúp bạn vẫn duy trì dược nhịp thở và thư giãn hơn. Đồng thời, bạn khó có thể vừa khạc lại vừa lầm rầm trong miệng. Hãy thử cách này khi đi chụp tia X hoặc khi có cảm giác bị nhổ răng.[11]
-
3Nhấc một chân lên. Thực hiện cách này khi ngồi hoặc nằm trên ghế ở phòng khám và tập trung vào chân đang nhấc lên đó. Bạn có thể đổi chân nếu mỏi. Mẹo này sẽ giúp đánh lạc hướng sự chú ý của bạn vào quá trình thăm khám răng miệng cũng như khi bác sĩ xem xét gần phần ngạc mềm.[12]
- Chú ý, mẹo này sẽ không hiệu quả nếu bạn bắt chéo chân nọ lên chân kia.
-
4Nghe nhạc. Hỏi bác sĩ xem bạn có thể sử dụng máy nghe nhạc trong khi làm sạch răng hay trám răng không. Nghe nhạc sẽ giúp tâm trí bạn nhẹ nhàng hơn, hoặc bạn cũng có thể nghe các chương trình đòi hỏi sự tập trung cao độ. Hãy nghe bất cứ thứ gì có thể, như vậy bạn sẽ tập trung vào những gì đang nghe thay vì những gì bác sĩ đang làm.[13]Quảng cáo
Lời khuyên
- Tập ăn những thức ăn khiến bạn buồn nôn. Nếu sau đó bạn vẫn thấy buồn nôn hay muốn khạc nhổ, hãy tránh xa chúng.
- Để hạn chế nôn, khac, không nên ăn trước khi tiến hành khám răng miệng hoặc trước khi thực hiện những hoạt động kích thích phản xạ co thắt họng.
Cảnh báo
- Khi cố gắng sử dụng bàn chải để làm giảm độ nhạy cảm với phản xạ co thắt, đừng chải sâu quá. Bạn có thể gây tê những điểm ở phần cuối của lưỡi mà không cần chải trước phía đầu lưỡi. Tuy nhiên đây không phải là mục tiêu chính.
- Nhớ rằng phản xạ co thắt này cũng chính là một cách mà cơ thể phản ứng để bảo vệ bạn khỏi bị nghẹn. Vì thế đừng cố triệt tiêu hoàn toàn sự nhạy cảm của ngạc mềm.
- Khạc nhổ quá nhiều có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Bệnh này bắt nguồn từ dạ dày và do nồng độ axit trong dạ dày. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị ợ chua hoặc cảm thấy nóng/xót trong dạ dày.
Tham khảo
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3243886/
- ↑ http://www.webmd.com/drugs/2/drug-167665/chloraseptic-total-oral/details/list-sideeffects
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/benzocaine-topical-application-route/side-effects/drg-20072913
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMHT0009234/?report=details
- ↑ http://jada.ada.org/article/S0002-8177(14)65414-3/pdf
- ↑ http://jada.ada.org/article/S0002-8177(14)65414-3/pdf
- ↑ http://patch.com/illinois/downersgrove/ask-a-dentist-i-have-a-terrible-gag-reflex--is-there-anything-to-make-visits-easier
- ↑ http://patch.com/illinois/downersgrove/ask-a-dentist-i-have-a-terrible-gag-reflex--is-there-anything-to-make-visits-easier
- ↑ http://ic.steadyhealth.com/how-to-lose-gag-reflex
- ↑ http://www.dentaleconomics.com/articles/print/volume-103/issue-10/practice/control-patient-gagging.html
- ↑ http://www.rdhmag.com/articles/print/volume-29/issue-10/feature/donrsquot-give-up-on-gaggers.html
- ↑ http://www.rdhmag.com/articles/print/volume-29/issue-10/feature/donrsquot-give-up-on-gaggers.html
- ↑ http://www.dentaleconomics.com/articles/print/volume-103/issue-10/practice/control-patient-gagging.html