Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013.
Có 13 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Amoniac là một sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa, thường được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua gan. Nếu nồng độ amoniac trong cơ thể tăng cao thì có lẽ là do một vấn đề ở gan. Tuy nhiên, có những cách để giảm nồng độ amoniac và cải thiện chức năng gan. Những biện pháp này bao gồm uống thuốc, bổ sung cho chế độ ăn và thay đổi những thứ ăn vào. Với sự kết hợp của các phương pháp này, bạn sẽ có thể giảm được mức amoniac trong cơ thể.[1]
Các bước
Giảm nồng độ amoniac bằng thuốc
-
1Hỏi ý kiến bác sĩ. Hầu hết người ta biết mình cần giảm nồng độ amoniac là đều nhờ thông tin từ bác sĩ. Vấn đề này thường có liên quan đến một vấn đề khác về sức khỏe, do đó việc kiểm soát mức amoniac sẽ là một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể. [2]
- Nồng độ amoniac cao là một triệu chứng phổ biến cúa bệnh gan tiến triển như xơ gan, hội chứng Reye và các trường hợp viêm gan nặng. Nếu có một trong các bệnh này, bạn sẽ phải tìm cách giảm nồng độ amoniac.
-
2Đi kiểm tra nồng độ amoniac. Trước khi uống thuốc hạ nồng độ amoniac, bạn cần phải kiểm tra lại vấn đề. Xét nghiệm amoniac sẽ đo lượng amoniac trong máu, do đó bạn sẽ được lấy mẫu máu.[3]
- Nồng độ amoniac bình thường nằm trong khoảng 15 đến 45 µ/dL (11 đến 32 µmol/L).[4]
- Nồng độ amoniac sẽ tạm thời tăng cao sau khi tập thể dục, đặc biệt là các bài tập mạnh và trong thời gian dài, chẳng hạn như chạy đường dài.[5] Do đó, bạn nên tránh mọi dạng bài tập thể dục cũng như tránh hút thuốc lá trước khi xét nghiệm.[6]
-
3Uống thuốc lactulose. Lactulose là một loại thuốc trị táo bón được dùng để điều trị nồng độ amoniac cao trong máu. Lactulose hoạt động bằng cách loại bỏ amoniac khỏi máu và đưa xuống ruột già, từ đó được thải ra ngoài khi đi tiêu.[7]
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng thuốc. Liều lượng thông thường là 2-3 thìa canh (30–45 mL) lactulose, 3-4 lần/ngày.[8]
- Lactulose là thuốc dạng lỏng thường được dùng qua đường uống. Tuy nhiên, nếu bạn có nồng độ amoniac cực kỳ cao và đang nằm viện, thuốc có thể được bơm trực tiếp vào hệ tiêu hóa.
- Lactulose là thuốc duy nhất dùng để hạ mức amoniac trong cơ thể, nhưng loại thuốc này được bán dưới nhiều tên thương mại khác nhau như Duphalac, Enulose, Generlac, Constulose, và Kristalose.[9]
-
4Kiểm soát các tác dụng phụ. Mặc dù lactulose giúp giảm nồng độ amoniac trong máu, nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. Thuốc được bào chế để trị táo bón, do đó nó sẽ rút nước ra khỏi cơ thể đưa vào phân, gây ra tình trạng phân lỏng và các biến chứng khác về tiêu hóa. Hãy hỏi bác sĩ về những việc cần làm để hạn chế các tác dụng phụ này.[10]
- Nhớ thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể khi uống lactulose. Thuốc sẽ rút nhiều nước ra khỏi cơ thể, do đó bạn nên bù lại lượng chất lỏng để tránh tình trạng mất nước.
- Nếu các tác dụng phụ xày ra nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn, hãy báo cho bác sĩ biết. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc.
Quảng cáo
Giảm nồng độ amoniac bằng chế độ ăn
-
1Bổ sung probiotic vào chế độ ăn. Probiotic là các lợi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn và báo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Các lợi khuẩn này có thể hỗ trợ đường ruột tiêu hóa và đào thải amoniac hiệu quả hơn. Một số thức ăn phổ biến giúp bổ sung probiotic vào chế độ ăn bao gồm các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua kefir và các thức ăn lên men như dưa cải muối kiểu Đức sauerkraut.[11]
- Ví dụ, bạn có thể thử ăn một khẩu phần sữa chua mỗi ngày. Sữa chua chứa rất nhiều probiotic và có thể giúp ích cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bạn.[12]
-
2Giảm lượng protein động vật trong chế độ ăn. Protein từ thịt đỏ có thể gây tăng amoniac trong máu hơn các loại protein động vật khác, chẳng hạn như gà.[13]
-
3Cân nhắc ăn chay. Các protein thực vật như trong các loại đậu sẽ tiêu hóa chậm hơn protein từ động vật, nhờ đó cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để đào thải amoiniac tạo ra trong quá trình tiêu hóa. Vì lý do này, tốt nhất là bạn nên chọn các protein thực vật nếu muốn giữ amoniac ở mức thấp.[14]
- Chế độ ăn chay cũng cung cấp nhiều chất xơ thực phẩm và các axit amin, cả hai đều giúp cân bằng mức amoniac.
-
4Hạn chế lượng protein sau khi các triệu chứng xuất hiện. Amoniac là một sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa protein trong cơ thể. Do đó, điều quan trọng là bạn cần giới hạn lượng protein nạp vào nếu nồng độ amoniac trong máu đặc biệt cao. Mức amoniac cao thường được nhận biết qua việc gia tăng các triệu chứng.[15]
- Ví dụ, nếu bạn bị bệnh gan và đang có hoạt động não bất thường, tốt nhất là bạn nên hạn chế lượng protein nạp vào trong thời gian hồi phục.
-
5Uống viên bổ sung kẽm. Kẽm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượng amoniac mà cơ thể có thể đào thải. Hãy hỏi bác sĩ xem thực phẩm bổ sung kẽm có thể giúp bạn giảm mức amoniac không.[16]
- Các bệnh về gan thường làm giảm nồng độ kẽm. Kẽm là một phần quan trọng trong việc đào thải amoniac, vì vậy thực phẩm bổ sung kẽm có thể giúp ích cho người có mức amoniac cao.[17]
-
6Hỏi bác sĩ về multivitamin (viên đa sinh tố) mà bạn có thể uống. Khi mức amoniac tăng cao thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn hoạt động không tốt. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe do thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Để ngăn chặn nguy cơ này, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc uống multivitamin hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng mà bạn đang cần.
- Tuân theo chính xác hướng dẫn của bác sĩ về loại và liều lượng multivitamin để hạn chế nguy cơ nạp vào thứ gì đó có thể ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng gan và nồng độ amoniac. Ví dụ, vitamin A ở liều lượng rất cao có thể gây nhiễm độc gan.[18]
-
7Uống thực phẩm bổ sung glutamine. Glutamine đã được chứng minh về hiệu quả giảm mức amoniac ở các vận động viên các môn thể thao sức bền. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu thực phẩm bổ sung nào có thể giúp bạn kiểm soát mức amoniac không.[19]
- Glutamine có thể nguy hiểm cho những người bị suy gan. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về mọi loại thực phẩm chức năng trước khi sử dụng.[20]
Quảng cáo
Cảnh báo
- Giảm nồng độ amoniac cao trên mức trung bình là điều quan trọng. Nồng độ amoniac quá cao trong máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như suy giảm chức năng não.[21]
Tham khảo
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/hepatology/hepatic-encephalopathy/
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=167&ContentID=ammonia
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=167&ContentID=ammonia
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/003506.htm
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18059593
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=167&ContentID=ammonia
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/hepatology/hepatic-encephalopathy/
- ↑ https://www.healthline.com/health/lactulose-oral-solution#dosage
- ↑ https://www.drugs.com/mtm/lactulose.html
- ↑ https://www.healthline.com/health/lactulose-oral-solution#about
- ↑ http://www.nutritionmd.org/health_care_providers/gastrointestinal/cirrhosis_nutrition.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18542039
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/hepatology/hepatic-encephalopathy/
- ↑ http://www.nutritionmd.org/health_care_providers/gastrointestinal/cirrhosis_nutrition.html
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/hepatology/hepatic-encephalopathy/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11779097
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1505922
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1496761/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18059593
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4777432/
- ↑ http://www.clevelandclinicmeded.com/medicalpubs/diseasemanagement/hepatology/hepatic-encephalopathy/