Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các đốm mụn có thể xuất hiện trên bất cứ vùng da nào, tuy nhiên chúng thường ngự trị trên mặt.[1] Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn, chẳng hạn như dầu dư thừa, các tế bào da chết, lỗ chân lông tắc nghẽn và vi khuẩn. Những nốt mụn có thể có kích thước lớn, đau và trông rất gai mắt.[2] Nếu có một nốt mụn to khủng khiếp mà bạn muốn làm se nhỏ lại cấp tốc, bạn có thể dùng nhiều cách điều trị khác nhau, từ việc loại bỏ mụn cho đến bôi kem trị mụn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giảm mụn tại nhà

  1. 1
    Rửa tay và mặt. Trước khi bắt đầu dùng bất cứ phương pháp nào để giảm kích thước mụn, bạn cũng cần rửa tay và mặt. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn vốn có thể khiến mụn sưng to hơn hoặc nổi nhiều mụn hơn.[3]
    • Bạn có thể rửa tay bằng nước với bất cứ loại xà phòng nào để diệt trừ vi khuẩn một cách hiệu quả.
    • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu có công thức phù hợp với da mặt của bạn. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa mụn sưng tấy hơn.[4]
  2. 2
    Thấm dầu thừa. Dùng sản phẩm thoa ngoài da để thấm hút dầu thừa vốn có thể làm mụn sưng tấy. Bước chuẩn bị này không chỉ giúp loại bỏ dầu và còn tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.[5]
    • Bạn có thể dùng các sản phẩm trị mụn không kê toa như axit salicylic, benzoyl peroxide, lưu huỳnh, hoặc đến gặp bác sĩ để được kê thuốc trị tình trạng mụn nghiêm trọng.[6]
    • Mặt nạ đất sét có thể giúp thấm hút dầu và làm sạch da.[7]
    • Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để thấm hút dầu khắp da mặt, điều này có thể giúp giảm mụn.[8]
    • Nhớ tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn sản phẩm để không dùng quá liều và gây kích ứng thêm.
    • Bạn có thể mua phần lớn các sản phẩm thấm hút dầu ở hiệu thuốc và một số siêu thị. Các nhà bán lẻ mỹ phẩm trên mạng cũng có các sản phẩm này.
  3. 3
    Tránh dùng kem đánh răng. Một số người dùng kem đánh răng để hút dầu và làm se nhỏ mụn cấp tốc. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích phương pháp này, vì có quá nhiều loại kem đánh răng khác nhau có thể gây kích ứng, thậm chí làm tổn thương da.[9]
    • Các thành phần làm trắng hoặc giảm cao răng trong kem đánh răng có thể khiến mụn đỏ hơn, sưng tấy và nổi rõ hơn. Vì vậy, nếu bạn định dùng kem đánh răng trị mụn thì cẩn thận vẫn hơn là mạo hiểm.[10]
  4. 4
    Dùng thuốc trị đỏ mắt. Bạn có thể dùng thuốc trị đỏ mắt để giảm tình trạng mụn sưng viêm. Mặc dù không phải là cách điều trị lâu dài, nhưng thuốc nhỏ mắt bôi lên mụn nhiều lần có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy của mụn.[11]
    • Bạn sẽ nhận thấy mụn se nhỏ lại chỉ sau 30 phút.[12]
    • Bạn có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt trực tiếp lên mụn hoặc dùng tăm bông bôi lên mụn.[13]
    • Thuốc trị đỏ mắt có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và một số siêu thị.
  5. 5
    Chườm gạc lạnh để giảm viêm. Tình trạng sưng viêm thường khiến cho mụn phát triển to và đau. Túi chườm lạnh hoặc gạc lạnh có thể giúp giảm viêm liên quan đến mụn trứng cá nhờ tác dụng hạn chế máu lưu thông và làm mát da. Cách này cũng có thể giúp giảm kích thước mụn nhanh chóng.
    • Bạn có thể đặt gạc lạnh hoặc mát lên vùng mụn theo từng đợt 10-15 phút khi cần.
    • Cân nhắc bôi thuốc nhỏ mắt lên mụn sau khi chườm lạnh để giúp làm se nhỏ mụn hơn nữa.
  6. 6
    Không chạm vào mụn. Mặc dù bạn rất dễ bị cám dỗ sờ vào mụn hoặc cậy mụn, nhưng bạn hãy cố gắng tránh loại bỏ mụn theo cách này. Hành động cậy mụn và sờ vào da có thể làm dầu và vi khuẩn lan ra, có thể làm sưng viêm hơn hoặc nổi mụn trứng cá.[14]
  7. 7
    Loại bỏ các nốt mụn to và cứng đầu. Đôi khi bạn có một nốt mụn to và cứng đầu hoặc mụn đầu trắng mãi không khỏi. Bạn có thể xử lý loại mụn này một cách an toàn bằng dụng cụ lấy nhân mụn, nhưng chỉ dùng khi phải xử lý các nốt mụn to và trồi khỏi da.[16] Tuy nhiên, bạn có thể cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dụng cụ lấy nhân mụn để không làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị y khoa

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ. Nếu nốt mụn quá to và đau hoặc không khỏi sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị tại nhà, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán các nguyên nhân gây nổi mụn và đưa ra các phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn để giảm mụn.
    • Bạn có thể đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ da liễu để trị mụn.
  2. 2
    Tiêm cortisone vào mụn. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cortisone để điều trị những nốt mụn to và đau. Phương pháp này có thể giảm viêm và giúp mụn mau lành.[21]
    • Mũi tiêm cortisone có thể gây đau hoặc khó chịu. Bác sĩ có thể dùng thuốc gây tê tại chỗ trước khi tiêm vào mụn.[22]
    • Bạn có thể nhận thấy kích thước mụn giảm rõ rệt và nhanh chóng sau khi tiêm cortisone.[23]
  3. 3
    Phẫu thuật hút mụn. Các mụn to, kín hoặc nằm dưới da rất khó bị loại bỏ nếu không được bác sĩ xử lý.[24] Một nghiên cứu gần đây cho thấy một thủ thuật lấy mụn đơn giản tại gốc bằng dao đốt và kẹp có thể loại bỏ hoặc giảm mụn hiệu quả.[25]
    • Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ để thực hiện thủ thuật này. Thủ thuật có thể đau và cần thời gian bình phục.[26] Phương pháp này chỉ áp dung hạn chế với các trường hợp nghiêm trọng hoặc dai dẳng.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn ngừa mụn

  1. 1
    Thường xuyên rửa sạch da. Thói quen làm sạch da đều đặn để loại bỏ đất và dầu là rất cần thiết. Bước này giúp bạn ngăn ngừa mụn hình thành hoặc tắc lỗ chân lông.[27]
    • Dùng sản phẩm làm sạch da nhẹ dịu với độ pH trung tính.[28]
    • Hầu hết các siêu thị và hiệu thuốc đều có bán các sản phẩm làm sạch da không gây kích ứng.
    • Nếu có làn da quá nhiều dầu, bạn nên dùng sản phẩm không chứa dầu. Nếu là da khô, bạn hãy thử dùng sản phẩm glycerine hoặc dạng kem.[29] Cân nhắc dùng sữa rửa mặt có axit salicylic hoặc benzoyl peroxide nếu làn da của bạn quá nhạy cảm.
    • Không dùng xà phòng bánh, vì các thành phần trong đó có thể gây tắc lỗ chân lông.
    • Dùng nước ấm để rửa da. Nước quá nóng có thể lấy đi chất dầu trên da và gây kích ứng da.[30]
  2. 2
    Hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngăn ngừa mụn. Trường hợp mụn xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể giúp bạn xác định phương pháp tốt nhất để giảm mụn. Có nhiều lựa chọn để điều trị và ngăn ngừa mụn, chẳng hạn như thuốc uống và thuốc dùng ngoài da, sữa rửa mặt dược phẩm, hóa chất lột da, liệu pháp laser và siêu mài mòn da.
  3. 3
    Tránh rửa mặt quá nhiều. Cũng quan trọng như làm sạch da, bạn cũng cần chú ý không rửa quá nhiều. Việc rửa quá thường xuyên hoặc quá mạnh có thể gây kích ứng da, làm mất dầu trên da và dẫn đến nổi mụn.[31]
  4. 4
    Tẩy trang trước khi ngủ. Lớp trang điểm hoặc mỹ phẩm vẫn ở trên da khi đi ngủ có thể làm tắc lỗ chân lông. Bạn cần tẩy sạch lớp trang điểm hoặc mỹ phẩm bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu trước khi áp mặt lên gối.[33]
    • Bạn có thể dùng nước tẩy trang, đặc biệt là khi bạn dùng mỹ phẩm không thấm nước, hoặc sữa rửa mặt nhẹ dịu trước khi đi ngủ. Hầu hết các loại sữa rửa mặt đều có thể tẩy trang hiệu quả.
    • Cân nhắc rửa dụng cụ trang điểm hoặc mút trang điểm với nước xà phòng hàng tháng để loại bỏ vi khuẩn gây tắc lỗ chân lông.[34]
  5. 5
    Tắm sau khi tập thể dục. Nếu là người năng vận động, bạn hãy tắm sau các hoạt động cường độ cao. Tình trạng đổ mồ hôi có thể làm tăng lượng vi khuẩn và dầu trên da, vốn là nguyên nhân gây mụn.[35]
  6. 6
    Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Dùng kem dưỡng ẩm có công thức phù hợp với loại da của bạn sau khi rửa mặt. Việc giữ ẩm cho da đúng mức có thể giúp ngăn ngừa mụn.[37]
    • Ngay cả da dầu cũng cần được dưỡng ẩm. Bạn hãy chọn một sản phẩm không chứa dầu hoặc không gây bít tắc lỗ chân lông.[38]
    • Tìm lời khuyên của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc da để đánh giá loại da của bạn. Bạn có thể mua các sản phẩm đặc chế cho loại da và nhu cầu của mình tại hầu hết các hiệu thuốc và nhiều nhà bán lẻ, kể cả siêu thị.[39]
  7. 7
    Thường xuyên tẩy tế bào chết. Lớp da chết có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mụn. Việc thường xuyên tẩy da chết nhẹ nhàng có thể loại bỏ lớp da chết và vi khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
    • Lưu ý rằng các sản phẩm tẩy da chết sẽ chỉ tẩy đi lớp da bề mặt mà không vào da đủ sâu để loại bỏ mụn.[40]
    • Chọn sản phẩm tẩy da chết nhẹ với các hạt tổng hợp hoặc tự nhiên có hình dạng đồng nhất. Các sản phẩm mạnh có thể gây kích ứng và mụn đầu đen nổi lên nhiều hơn.[41] Khăn mặt mềm cũng có thể giúp bạn nhẹ nhàng tẩy da chết.
    • Nhiều sản phẩm tẩy da chết trị mụn trứng cá cũng có các thành phần như axit salicylic, axit lactic hoặc benzoyl peroxide.
    • Ngưng dùng các sản phẩm tẩy da chết nếu da bị kích ứng sau khi dùng; việc tẩy da chết có thể quá mạnh đối với làn da của một số người.
  8. 8
    Sử dụng các sản phẩm không gây tắc lỗ chân lông và ít gây dị ứng. Khi sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác như kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng, bạn hãy chọn các sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Các sản phẩm này không làm bít lỗ chân lông và có thể giúp ngăn ngừa kích ứng.[42]
    • Các sản phẩm có ghi nhãn “non-comedogenic” (không gây tắc lỗ chân lông) đã được kiểm chứng trên da dễ bị nổi mụn và không làm gia tăng mụn trứng cá sẵn có hoặc gây nổi mụn.[43]
    • Các sản phẩm được ghi nhãn “hypoallergenic” (ít gây dị ứng) đã được kiểm chứng trên da nhạy cảm và không gây kích ứng da.
    • Có nhiều loại sản phẩm không gây tắc lỗ chân lông và ít gây dị ứng trên thị trường, bao gồm mỹ phẩm trang điểm, kem chống nắng và nước cân bằng da. Bạn có thể mua các sản phẩm này tại hầu hết các hiệu thuốc, các cửa hàng lớn, các nhà bán lẻ trên mạng, thậm chí ở siêu thị.
  9. 9
    Xem xét chế độ ăn. Có bằng chứng cho thấy một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến da.[44] Việc tránh các thức ăn “rác” và thức ăn không lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.[45]
    • Chế độ ăn nhiều chất béo và đường có thể làm chậm quá trình luân chuyển tế bào, dẫn đến các lỗ chân lông bị bít tắc nhiều hơn và gây nổi mụn.[46] Bạn nên cố gắng không ăn quá nhiều thức ăn chiên rán hoặc đồ ngọt.
    • Các thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene, bao gồm hoa quả và rau như quả mâm xôi và cà rốt, có thể giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào cho làn da khỏe mạnh. Các loại hoa quả màu vàng, màu cam và các loại rau thường có hàm lượng cao vitamin A và beta-carotene. Các thức ăn này kết hợp với nhiều nước có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển tế bào, giúp làn da khỏe mạnh và không dễ bị tổn thương do bít tắc lỗ chân lông.[47]
    • Thực phẩm giàu các axit béo thiết yếu như quả óc chó hoặc dầu ô liu có thể giúp các tế bào da giữ nước.[48]
    • Thức ăn không lành mạnh cũng sẽ chiếm chỗ của các thức ăn cung cấp các vi tamin và chất chống ô xy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh.
    • Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một phần trong chế độ ăn cân bằng. Bạn nên cố gắng uống 8 cốc nước mỗi ngày để giữ cơ thể khỏe mạnh, nhờ đó làn da cũng sẽ khỏe mạnh.[49]
    Quảng cáo
  1. http://kidshealth.org/kid/grow/body_stuff/zits_toothpaste.html
  2. http://www.allure.com/beauty-trends/blogs/daily-beauty-reporter/2013/02/two-cool-new-uses-for-visine.html
  3. http://www.allure.com/beauty-trends/blogs/daily-beauty-reporter/2013/02/two-cool-new-uses-for-visine.html
  4. http://www.allure.com/beauty-trends/blogs/daily-beauty-reporter/2013/02/two-cool-new-uses-for-visine.html
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  7. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225139/
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225139/
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225139/
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225139/
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225139/
  12. http://www.byrdie.com/cortisone-shots
  13. http://www.byrdie.com/cortisone-shots
  14. http://www.byrdie.com/cortisone-shots
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12828698
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12828698
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12828698
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/symptoms/con-20020580
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/symptoms/con-20020580
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  23. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  24. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  28. http://www.realsimple.com/beauty-fashion/skincare/does-drinking-water-hydrate-skin
  29. http://www.realsimple.com/beauty-fashion/skincare/does-drinking-water-hydrate-skin
  30. http://www.realsimple.com/beauty-fashion/skincare/does-drinking-water-hydrate-skin
  31. http://www.paulaschoice.com/expert-advice/acne/_/blackheads#cause
  32. http://www.paulaschoice.com/expert-advice/acne/_/blackheads#cause
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  34. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/basics/prevention/con-20020580
  35. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  36. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  37. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  38. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  39. http://www.realsimple.com/beauty-fashion/skincare/does-drinking-water-hydrate-skin
  40. http://www.realsimple.com/beauty-fashion/skincare/does-drinking-water-hydrate-skin

Về bài wikiHow này

Paul Friedman, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu, Ủy ban Da liễu Hoa Kỳ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Paul Friedman, MD. Paul Friedman là bác sĩ chuyên khoa da liễu đã từng giành giải thưởng và được ủy ban chứng nhận, chuyên về phẫu thuật da bằng tia laser và phẫu thuật da thẩm mỹ. Bác sĩ Friedman là giám đốc của Trung tâm Da liễu & Phẫu thuật Laser của Houston, Texas và hành nghề tại Trung tâm Điều trị Laser & Phẫu thuật Da của New York. Bác sĩ Friedman là phó giáo sư lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Texas, Phòng Da liễu và phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học Y khoa Weill Cornell, Bệnh viện Houston Methodist. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú khoa da liễu tại Trường Y khoa Đại học New York, tại đây ông làm bác sĩ nội trú chính và hai lần được trao giải thưởng danh giá Husik Prize cho các nghiên cứu về phẫu thuật da. Bác sĩ Friedman hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Phẫu thuật Laser & Da của New York và được nhận giải thưởng Young Investigator's Writing Competition Award của Hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ. Được công nhận là bác sĩ hàng đầu trong ngành, ông đã tham gia phát triển các hệ thống laser mới và kỹ thuật trị liệu. Bài viết này đã được xem 1.641 lần.
Trang này đã được đọc 1.641 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo