Bài viết này đã được cùng viết bởi Mark Cannon, OD. Mark Cannon là bác sĩ nhãn khoa và trưởng khoa mắt tại Cannon Eyecare, một cơ sở điều trị bệnh về mắt tại Seattle, Washington. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bác sĩ Cannon chuyên điều trị bệnh ở mắt, mắt khô, cườm nước, nhiễm trùng mắt, lắp mắt kính áp tròng và nhi khoa. Cannon có bằng cử nhân sinh học và tâm lý học của Đại học Indiana. Ông nhận bằng tiến sĩ nhãn khoa của Trường Nhãn khoa thuộc Đại học Indiana, tại đây ông nhận được giải thưởng Dean’s Scholar và có nhiều năm nghiên cứu về mắt. Bác sĩ Cannon đã làm bác sĩ nhãn khoa được 4 năm trước khi thành lập Cannon Eyecare là cơ sở cung cấp dịch vụ y tế toàn diện về mắt. Cannon là thành viên của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, Hội Nhãn khoa Hạt King và Hội Các bác sĩ Nhãn khoa của Washington.
Có 19 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 4.465 lần.
Sau khi ra khỏi hồ bơi được xử lý bằng hoá chất chlorine, mắt của bạn có thể đỏ và sưng. Đó là do nước hồ bơi có chứa các hoá chất làm trôi đi lớp nước mắt tự nhiên và khiến mắt bị kích ứng.[1] Hiện tượng mắt kích ứng khi bơi thường sẽ tự khỏi sau một thời gian, nhưng trong lúc đó thì thực sự là khó chịu! May mắn thay, có một số giải pháp giúp bạn làm dịu mắt nhanh hơn, dù là bạn bơi trong hồ bơi hay ngoài biển.
Các bước
Rửa mắt và nhỏ mắt
-
1Rửa mắt bằng nước mát để loại bỏ các hoá chất mạnh. Sau khi bạn ra khỏi hồ hơi, nước trong hồ có thể vẫn đọng lại trong mắt. Hãy rừa mắt bằng nước mát để loại bỏ chloramine và các hoá chất khác có thể gây cay mắt. Đứng trước bồn rửa và cầm cốc nước rót chầm chậm vào từng mắt. Dùng khăn mềm thấm khô mắt sau khi rửa xong.[2]
- Nếu bạn đeo kính sát tròng, hãy tháo kính ra trước. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn tuyệt đối không nên đeo kính sát tròng khi đi bơi, vì vi khuẩn và các chất kích ứng có thể bị kẹt dưới tròng kính và cọ xát vào mắt.
- Mặc dù mắt có thể không đỡ ngay sau khi rửa nước mát, nhưng đây là bước đầu tiên rất cần thiết, vì nếu các dư lượng hoá chất vẫn còn thì mắt vẫn bị đau rát.
- Nước mát có thể giúp giảm viêm, nhưng nước ấm cũng hiệu quả nếu bạn thích dùng nước ấm hơn.
-
2Dùng dung dịch muối để phục hồi độ ẩm trong mắt. Nếu bạn cảm thấy mắt khô và rát sau khi bơi thì dung dịch muối có thể giúp bạn xoa dịu mắt. Dung dịch muối cũng tương tự như nước mắt tự nhiên, có tác dụng bổ sung độ ẩm cho mắt và rửa sạch các tạp chất, giúp bạn dễ chịu ngay. Bạn có thể tìm mua dung dịch muối nhỏ mắt thông thường ở các hiệu thuốc. Nhớ kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo sản phẩm vẫn còn tốt. Sau khi ra khỏi hồ bơi, ban hãy nhỏ vài giọt vào mắt theo hướng dẫn trên lọ thuốc.[3]
- Luôn bỏ một lọ dung dịch muối nhỏ trong túi đi biển hoặc túi đựng đồ bơi để có sẵn khi cần sử dụng.
-
3Bôi trơn mắt bị khô bằng nước mắt nhân tạo. Để cấp ẩm thêm cho mắt, bạn có thể nhỏ thêm 1-2 giọt nước mắt nhân tạo hoặc dung dịch bôi trơn mắt sau khi rửa mắt bằng dung dịch muối. Nhỏ hai giọt mỗi tiếng một lần trong 4-6 tiếng sau khi bơi. Nhớ chọn lọ thuốc nhỏ mắt ghi “artificial tears” (nước mắt nhân tạo) hoặc “lubricating” (dung dịch bôi trơn) trên nhãn thuốc.[4]
- Không dùng các loại thuốc nhỏ mắt có công thức trị bệnh mắt đỏ vì nó sẽ làm khô mắt và gây kích ứng thêm.
- Bạn có thể nhỏ vài giọt nước mắt nhân tạo vào mắt trước khi xuống hồ bơi để giúp cho mắt khỏi bị khô ngay từ đầu.[5]
-
4Thử dùng sữa để làm dịu mắt, nhưng lưu ý về những rủi ro có thể xảy ra. Phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng, nhưng một số vận động viên bơi lội cho biết họ thường dùng cách này để làm dịu mắt sau một ngày dài trong hồ bơi. Bạn có thể dùng ống nhỏ giọt hoặc thìa để nhỏ vài giọt sữa vào mắt. Chớp mắt vài lần và lau sạch sữa thừa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ phương pháp này. Nếu thấy mắt khó chịu sau khi nhỏ sữa, hãy ngưng sử dụng ngay.
- Sữa có thể có tác dụng nhờ nó cân bằng độ pH trong mắt hoặc xoa dịu mắt bằng lớp protein bao phủ.[6]
- Nếu mắt bạn bị kích ứng nhiều hơn sau khi nhỏ sữa, hãy dùng nước rửa sạch sữa.
- Mặc dù không có nhiều nghiên cứu chính thức về nguy cơ của việc nhỏ sữa vào mắt, nhưng một số bác sĩ cảnh báo rằng cách này có thể không an toàn vì sữa không được vô trùng.[7]
Quảng cáo
Gạc chườm
-
1Dùng gạc mát để giảm viêm và đau. Nếu bạn đang khổ sở vì đôi mắt bỏng rát thì liệu pháp chườm mát sẽ là một cách nhanh và đơn giản để giúp làm dịu mắt. Gạc mát sẽ giúp mắt bớt sưng và giảm đau.[8] Bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước mát, nhắm mắt lại và đắp khăn lên mắt vài phút. Cảm giác nóng rát sẽ tự nhiên giảm dần.
- Nếu khăn đã ấm mà mắt chưa dịu, bạn có thể nhúng lại vào nước mát và chườm tiếp.
- Bạn cũng có thể bọc túi chườm đá trong một mảnh vải sạch không xơ nếu bạn thích chườm lạnh hơn.
- Để tránh mầm bệnh lây lan, bạn cần tránh dùng chung khăn hoặc túi chườm với bất cứ ai khi chưa giặt rửa được.
-
2Đắp trà túi lọc ướt lên mí mắt để làm dịu mắt bị viêm. Trong trà có các chất kháng viêm gọi là polyphenols có tác dụng giảm sưng và kích ứng.[9] Ngâm 2 túi trà vào nước mát. Nằm xuống, nhắm mắt lại và đặt 2 túi trà lên hai mí mắt. Để yên các túi trà như vậy khoảng 10 phút hoặc cho đến khi túi trà hết mát. Nếu mắt vẫn còn rát, bạn có thể nhúng túi trà vào nước mát và đắp lại lên mắt.[10]
- Trà vốn có đặc tính kháng viêm, nhưng không có bằng chứng nào khẳng định trà có hiệu quả hơn nước trong việc làm dịu mắt đau rát. Tuy vậy, nhờ có kích thước, hình dạng phù hợp và đặc tính hấp thụ, các túi trà có thể là những miếng gạc chườm mắt tuyêt vời![11]
-
3Thử dùng các lát dưa chuột để làm mát và cấp ẩm cho mắt. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của dưa chuột, nhưng đây là một liệu pháp dân gian từ xưa để chữa mắt sưng viêm và nóng rát.[12] Ướp lạnh một quả dưa chuột, sau đó cắt lấy 2 lát dày. Nằm xuống, nhắm mắt lại và đặt các lát dưa chuột lên mí mắt. Các lát dưa chuột mát lạnh sẽ làm dịu mắt và khôi phục độ ẩm cho da khô.
- Cũng như trà, dưa chuột có chứa các hoá chất thực vật giúp giảm viêm và khó chịu.[13] Hơn nữa, các lát dưa chuột ướp lạnh có đặc tính mát, ẩm và kích thước vừa với mắt, rất phù hợp để làm gạc chườm tự nhiên.
- Một số chuyên gia hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp tại nhà khuyên dùng các lát khoai tây sống ướp lạnh nếu không có sẵn dưa chuột.[14] Rửa mắt sau khi đắp dưa chuột cho sạch.
-
4Dùng mặt nạ gel dành cho mắt để làm mát mắt. Mặt nạ mắt dạng gel giúp làm dịu mắt, thậm chí còn giảm đau đầu. Trữ sản phẩm trong tủ lạnh để cho mát mỗi khi bạn cần sử dụng. Bạn có thể mua mặt nạ mắt dạng gel trực tuyến hoặc mua ở hiệu thuốc.Quảng cáo
Các biện pháp ngăn ngừa
-
1Tháo kính sát tròng trước nếu bạn có đeo. Đừng bao giờ đi bơi mà vẫn đeo kính sát tròng vì nó có thể giữ lại các chất kích ứng và vi khuẩn sát bề mặt mắt. Trước khi nhảy vào hồ bơi, xuống biển hoặc bất cứ vùng nước nào, hãy nhớ tháo kính sát tròng ra trước.
- Nếu cần có kính hoặc kính sát tròng để nhìn rõ dưới nước, bạn nên tìm các loại kính bơi kê toa để dùng cho an toàn khi ở dưới nước.[15]
- Nếu vẫn đeo kính sát tròng khi bơi, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Nhiễm trùng giác mạc có thể dẫn đến tổn thương thị lực vĩnh viễn.
- Nếu có lỡ quên tháo kính sát tròng trước khi bơi thì bạn cũng đừng quá lo! Hãy tháo kính ra ngay sau khi ra khỏi hồ bơi và ngâm kinh trong dung dịch kính sát tròng đủ 24 tiếng để loại bỏ các chất bẩn.[16] Nếu kính sát tròng của bạn là loại dùng một lần, hãy vứt nó đi và thay kính mới.[17]
-
2Đeo kính bơi khi xuống nước. đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắt bị kích ứng vì nước hồ bơi hoặc nước biển. Nếu bạn không để cho nước lọt vào thì mắt sẽ không bị đỏ và xót mỗi khi bơi lội. Hãy đeo kính bơi để bạn có thể bơi thoả thích và mở được mắt dưới nước mà không sợ bị đau rát sau đó.[18]
- Nhớ chọn kính bơi vừa vặn. Kính phải kín khít quanh mắt sao cho nước không lọt vào được khi bơi.
- Nếu bạn không chịu được kính bơi, hãy cố gắng nhắm mắt càng nhiều càng tốt khi ở dưới nước.
- Nếu bạn có con nhỏ, hãy khuyến khích trẻ đeo kính bơi để giữ cho mắt khoẻ mạnh.
-
3Tránh bơi ở các hồ bơi có mùi nồng nặc hoặc nước đục. Bạn đã bao giờ bơi trong hồ bơi có mùi hoá chất nồng nặc chưa? Nhiều người lầm tưởng rằng đó là mùi chlorine, nhưng thực chất đó là mùi chloramines, hoá chất hình thành khi chlorine kết hợp với mồ hôi, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt và các chất khác làm cay mắt. Hãy để ý các dấu hiệu sau đây cho thấy hồ bơi không được sạch lắm:[19]
- Hồ có mùi hoá chất mạnh (hoặc có bất cứ loại mùi gì khác)
- Nước có vẻ đục thay vì trong vắt
- Bạn không nghe thấy tiếng các thiết bị làm sạch hoạt động trong hồ bơi, chẳng hạn máy bơm hoặc máy lọc nước
- Hồ có vẻ trơn hoặc dính chứ không sạch
-
4Chỉ bơi trong các sông hồ được chỉ định là có thể bơi lội an toàn. Sông hồ không cần phải xử lý hoá chất. Chúng có những cách tự nhiên để ngăn chặn vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, một số sông hồ nằm trong các hệ sinh thái bị phá vỡ và có thể chứa vi khuẩn gây kích ứng mắt hoặc dẫn đến nhiễm trùng. Để giữ an toàn, bạn cần chú ý những điều sau:[20]
- Chỉ bơi ở các vùng nước tự nhiên được cho là có thể bơi lội an toàn; tránh những khu vực có quy định “cấm bơi lội”
- Tránh bơi trong các sông hoặc hồ bị ô nhiễm
- Tránh bơi trong các ao hoặc hồ mà nước có vẻ không lưu thông. Không bơi trong nước đục hoặc có màu xanh
- Tránh bơi trong các hồ nước nhiều rong rêu. Những hồ nước này có thể chứa vi khuẩn lam gây kích ứng mắt hoặc gây bệnh[21]
- Tránh bơi trong các hồ nước gần các cánh đồng trồng hoa màu hoặc sản xuất nông nghiệp hoặc các hồ nước có các ống thoát nước đổ vào, vì các hồ này có thể bị nhiểm khuẩn E. coli.
-
5Thử nước hồ nếu bạn không chắc có an toàn không. Các cơ quan bảo vệ môi trường có thể tiến hành kiểm tra độ an toàn của sông hồ trong vùng bạn ở, nhưng bạn cũng có thể mua bộ test tại nhà để tự kiểm tra. Tìm các bộ test bán trên mạng giúp phát hiện các mầm bệnh lây truyền qua nước và các chất ô nhiễm, đặc biệt là E. coli, sau đó làm theo các hướng dẫn để thử nước.[22]
- E. coli thường là một chỉ dấu cho thấy nước có thể gây kích ứng mắt hoặc gây bệnh, vì các mầm bệnh khác có thể khó phát hiện. Nếu dạng vi khuẩn này đạt đến một số lượng nào đó thì khả năng cao là các mầm bệnh khác cũng hiện diện trong nước.
- Ở một số khu vực, bạn có thể mua các bộ test giá rẻ ở các phòng y tế.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu bạn có con nhỏ còn quá thấp không cúi người trên bồn rửa được, hãy nhúng ướt khăn giấy hoặc khăn mặt và đắp lên một mắt cho trẻ vài phút, sau đó đổi sang mắt kia.
Cảnh báo
- Đôi khi, các chất gây kích ứng hoặc vi khuẩn mà bạn bị nhiễm khi đi bơi có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, chẳng hạn như mắt đỏ. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như mắt đỏ và đau không khỏi trong vòng vài tiếng sau khi bơi, nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, tiết dịch, sưng trong mắt hoặc mí mắt.[23]
Tham khảo
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes
- ↑ http://scienceline.org/2007/07/ask-bewley-cloudypooleyes/
- ↑ https://blog.ochsner.org/articles/is-chlorine-bad-for-your-little-swimmers-eyes
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes
- ↑ http://scienceline.ucsb.edu/getkey.php?key=1973
- ↑ https://abcnews.go.com/Health/baltimore-protests-experts-caution-milk-antacid-wash-pepper/story?id=30653488
- ↑ https://blog.ochsner.org/articles/is-chlorine-bad-for-your-little-swimmers-eyes
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6023352/
- ↑ https://www.eyecaretrust.org.uk/view.php?item_id=485
- ↑ http://news.regenerativemedgroup.com/do-tea-bags-benefit-eye-health/
- ↑ https://www.mdedge.com/dermatology/article/55838/aesthetic-dermatology/cucumber
- ↑ https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0367326X12002791?via%3Dihub
- ↑ https://www.farmersalmanac.com/10-uses-for-potatoes-26988
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes
- ↑ https://healthcare.utah.edu/healthfeed/postings/2015/07/071415_contacts.swimming.php
- ↑ https://www.today.com/health/can-you-swim-contact-lenses-doctors-warn-about-infection-t137973
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes
- ↑ https://www.cdc.gov/healthywater/swimming/swimmers/rwi/chemical-irritants.html
- ↑ https://www.cdc.gov/healthywater/swimming/oceans-lakes-rivers/visiting-oceans-lakes-rivers.html
- ↑ https://www.cdc.gov/habs/be-aware-habs.html
- ↑ https://www.healthvermont.gov/sites/default/files/documents/pdf/Env_RW_swim_water_testing_faq.pdf
- ↑ https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/swimming-contacts-your-eyes