Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu mới xỏ khuyên mà thấy đau, bạn có thể áp dụng một số cách để làm dịu đau. Tình trạng đau, sưng và chảy máu có thể sẽ khỏi sau vài ngày đến một tuần. Trong thời gian này, các thức uống mát và gạc chườm có thể giúp bạn giảm đau. Bạn cũng cần chăm sóc cho lỗ xỏ khuyên mau lành và áp dụng các biện pháp chống nhiễm trùng. Lỗ xỏ khuyên đã lành và không nhiễm trùng thường sẽ ít đau.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Giảm đau ngay

  1. 1
    Thử dùng gạc chườm trà hoa cúc La Mã. Nhiều người tán thành việc dùng gạc trà hoa cúc để làm dịu lỗ xỏ khuyên và ngăn ngừa sẹo. Bạn sẽ cần 1 túi trà hoa cúc.[1]
    • Đun sôi một ít nước và ngâm túi trà vào nước. Lấy túi trà ra sau vài phút.
    • Chờ vài phút cho túi trà nguội, sau đó đắp lên chỗ đau tại lỗ xỏ khuyên.
  2. 2
    Thử dùng thức ăn đồ uống lạnh để giảm đau lỗ xỏ khuyên môi. Nếu bạn xỏ khuyên môi thì việc ăn hoặc uống thứ gì đó mát mát sẽ giúp ích. Hãy thử uống nước lạnh và các thức uống lạnh, ăn kem, kem hoa quả, sữa chua lạnh hoặc các món lạnh khác để làm dịu đau. Bạn cũng có thể mút các viên đá nhỏ để giảm đau lỗ xỏ khuyên ở môi hoặc lưỡi.[2]
    • Có một số thức ăn làm kích ứng da. Nếu bất cứ thứ gì mà bạn ăn vào có vẻ như gây kích ứng vết thương, hãy dùng thức ăn khác.
    Sasha Blue

    Sasha Blue

    Kỹ thuật viên xỏ khuyên
    Sasha Blue là kỹ thuật viên xỏ khuyên được cấp phép tại Hạt San Francisco, California. Sasha có trên 20 năm kinh nghiệm làm thợ xỏ khuyên, bắt đầu học nghề năm 1997. Kể từ đó cô giúp khách hàng làm đẹp với các món đồ trang sức và hiện tại là kỹ thuật viên xỏ khuyên của Mission Ink Tattoo & Piercing.
    Sasha Blue
    Sasha Blue
    Kỹ thuật viên xỏ khuyên

    Các chuyên gia cho biết: Nếu mới xỏ khuyên trong miệng, bạn có thể uống nước lạnh hoặc ăn đá viên để giảm sưng.

  3. 3
    Uống thuốc giảm đau không kê toa. Một loại thuốc giảm đau không kê toa đơn giản có thể giúp bạn giảm đau ở lỗ xỏ khuyên mới. Thử uống các thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen nếu bạn cảm thấy đau nhiều hơn. Thuốc có thể giảm đau và bớt sưng.[3]
    • Bạn nên kiểm tra trước để chắc chắn rằng thuốc giảm đau không tương tác xấu với các loại thuốc bạn đang dùng.
    • Đọc nhãn thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo uống đúng liều lượng.
  4. 4
    Tránh chườm đá lạnh lên các lỗ xỏ khuyên không ở miệng. Mặc dù việc chườm đá hoặc túi đá lên lỗ xỏ khuyên có vẻ là ý hay, nhưng bạn có thể vô tình gây kích ứng khi ép lên lỗ xỏ khuyên. Nếu muốn làm mát chỗ đau, bạn cần chọn thứ gì đó nhẹ hơn, chẳng hạn như gạc mát bằng túi trà hoa cúc.
    • Ngoài lỗ xỏ khuyên trên miệng, hầu hết các lỗ xỏ khuyên khác sẽ không sưng quá nhiều nếu được thực hiện đúng. Bạn sẽ không cần phải chườm đá để giảm sưng cho các lỗ xỏ khuyên không ở miệng.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Chăm sóc cho lỗ xỏ khuyên mau lành

  1. 1
    Tuân theo mọi hướng dẫn. Khi xỏ khuyên xong, bạn sẽ về nhà với một bản hướng dẫn chăm sóc vết thương. Điều quan trọng là bạn cần làm đúng theo hướng dẫn một cách cẩn thận. Lỗ xỏ khuyên sẽ đau lâu hơn nếu bạn không chăm sóc vết thương đúng cách.[4]
    • Thông thường, bạn sẽ phải rửa lỗ xỏ khuyên mỗi ngày ít nhất một lần. Một số trường hợp cần phải rửa thường xuyên hơn. Trước khi rửa vết thương, bạn cần rửa tay bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
    • Thợ xỏ khuyên sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cụ thể. Thông thường, bạn sẽ rửa lỗ xỏ khuyên bằng nước ấm và dung dịch muối. Dùng khăn giấy sạch thấm khô vết thương khi rửa xong.
    • Bước làm sạch vết thương là rất quan trọng. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn vốn có thể gây nhiễm trùng.

    Cảnh báo: Đừng dùng tăm bông để lau rửa lỗ xỏ khuyên, vì nó có thể gây kích ứng và cuối cùng sẽ làm vết thương lâu lành, thậm chí dẫn đến sẹo.

  2. 2
    Đừng nghịch khuyên. Có thể bạn rất ngứa tay chỉ muốn chạm vào hoặc vặn khuyên mới đeo. Hành động này sẽ gây kích ứng vết thương khiến bạn đau thêm. Ngoài ra, việc chạm vào lỗ xỏ khuyên bằng tay bẩn còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáng kể.[5]
    Sasha Blue

    Sasha Blue

    Kỹ thuật viên xỏ khuyên
    Sasha Blue là kỹ thuật viên xỏ khuyên được cấp phép tại Hạt San Francisco, California. Sasha có trên 20 năm kinh nghiệm làm thợ xỏ khuyên, bắt đầu học nghề năm 1997. Kể từ đó cô giúp khách hàng làm đẹp với các món đồ trang sức và hiện tại là kỹ thuật viên xỏ khuyên của Mission Ink Tattoo & Piercing.
    Sasha Blue
    Sasha Blue
    Kỹ thuật viên xỏ khuyên

    Các chuyên gia cho biết: Sưng là phản ứng tự nhiên đối với lỗ xỏ khuyên. Bạn càng ít nghịch thì lỗ xỏ khuyên mới càng mau lành.

  3. 3
    Để yên khuyên tại chỗ. Đừng tháo khuyên trước khi vết thương lành. Khi bạn xỏ khuyên, thợ xỏ khuyên sẽ cho bạn biết cần phải để yên khuyên trong bao nhiêu tuần. Trước khi hết thời hạn này, bạn đừng tháo khuyên ra vì bất cứ lý do nào. Điều này sẽ làm chậm quá trình hồi phục, và việc đeo lại khuyên có thể gây đau.[6]
  4. 4
    Không dùng ôxy già. Nếu nghi ngờ lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng, bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc quay lại gặp thợ xỏ khuyên. Đừng cố gắng tự chữa nhiễm trùng bằng ôxy già. Ôxy già sẽ giết chết các tế bào khỏe mạnh và có thể dẫn đến vẩy bám xung quanh lỗ xỏ khuyên.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Ngăn ngừa đau do nhiễm trùng

  1. 1
    Rửa tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên. Nếu có chạm vào lỗ xỏ khuyên vì lý do nào đó, bạn hãy rửa tay trước. Dùng nước sạch, ấm và xà phòng diệt khuẩn. Chạm vào lỗ xỏ khuyên bằng tay bẩn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng.
    • Cố gắng rửa tay trong khoảng 20 giây.
    • Đảm bảo toàn bộ bàn tay đều sạch. Chú ý đến mu bàn tay, dưới móng tay và các kẽ ngón tay.
  2. 2
    Ngâm nước muối. Liệu pháp ngâm nước muối thường xuyên có thể giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể lấy dung dịch muối từ thợ xỏ khuyên hoặc mua chai xịt nước muối sát trùng tại hiệu thuốc. Bạn cũng có thể pha nước muối bằng cách khuấy tan 1/8 thìa cà phê (1,34 g) muối với 240 ml nước.
    • Ngâm lỗ xỏ khuyên trực tiếp trong dung dịch hoặc nhúng ướt khăn bông sạch hoặc khăn giấy vào dung dịch và áp nhẹ lên lỗ xỏ khuyên mỗi lần vài phút.
    • Ngâm nước muối khoảng 5-6 phút.
    • Thực hiện việc này mỗi ngày 2 lần trong khoảng một tháng hoặc cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn.

    Cảnh báo: Nếu định tự pha nước muối, điều quan trọng là bạn phải đong chính xác lượng muối để nồng độ muối không quá cao. Nếu dung dịch quá mặn, nó sẽ gây kích ứng da và gây hại nhiều hơn lợi.

  3. 3
    Tránh bơi lội. Bơi lội sau khi xỏ khuyên là ý tưởng tồi. Clorine trong nước hồ và các chất ô nhiễm ở các vùng nước tự nhiên có thể kích ứng vết thương và gây nhiễm trùng. Bạn nên tránh đi bơi đến khi vết thương lành hẳn.[7]
    • Bạn cũng nên tránh ngâm trong bồn tắm.
  4. 4
    Đảm bảo không có bất cứ thứ gì chạm vào vùng xỏ khuyên. Đừng để bất cứ vật gì chạm vào chỗ xỏ khuyên trong khi chờ vết thương lành, chắng hạn như không đội mũ nếu lỗ xỏ khuyên ở chân mày. Bạn cũng nên để ý đến tóc nếu bạn có mái tóc dài. Đừng để tóc dài chạm vào lỗ xỏ khuyên. Có thể bạn phải buộc tóc sau lưng nhiều hơn khi vết thương chưa lành.
    • Tránh nằm ngủ nghiêng bên xỏ khuyên. Vi khuẩn trong vỏ gối có thể gây nhiễm trùng.
    • Nếu bạn xỏ khuyên ở những vị trí như rốn, hãy trao đổi với thợ xỏ khuyên về cách bảo vệ tốt nhất. Có thể bạn cần băng gạc trên lỗ xỏ khuyên hoặc mặc quần áo rộng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhờ thợ xỏ khuyên thay trang sức cỡ nhỏ hơn sau khi hết sưng nếu cần thiết.
  • Nếu có điều gì không hiểu, bạn đừng ngần ngại gọi cho thợ xỏ khuyên để hỏi.

Cảnh báo

  • Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng là do tay bẩn, vì vậy bạn cần luôn rửa tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên.
  • Ngay cả lỗ xỏ khuyên cũ cùng có thể bị kich ứng hoăc nhiễm trùng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Vệ sinh khuyên rốnVệ sinh khuyên rốn
Chăm sóc Hình xămChăm sóc Hình xăm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sasha Blue
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên xỏ khuyên
Bài viết này có đồng tác giả là Sasha Blue, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 19.399 lần.
Trang này đã được đọc 19.399 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo