Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em.
Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.253 lần.
Viêm loét dạ dày là tình trạng các vết loét hình thành trong dạ dày, thực quản hoặc phần trên của ruột non, còn gọi là tá tràng.[1] Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau dạ dày có thể nhẹ hoặc nặng, cấp tính hoặc mãn tính. Đau dạ dày có thể nghiêm trọng hoặc chỉ khó chịu tạm thời. Nếu bị viêm loét dạ dày, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm đau.
Các bước
Giảm đau bằng thuốc
-
1Nhận biết các triệu chứng loét dạ dày. Các triệu chứng viêm loét dạ dày có thể khác nhau tùy từng người. Bạn nên đi khám nếu nghi ngờ mình bị loét dạ dày mà chưa được chuyên gia y tế chẩn đoán. Các triệu chứng viêm loét dạ dày bao gồm:[2]
- Cảm giác nóng rát ở dưới lồng ngực ở vùng giữa ngực. Cơn đau có thể nặng hơn khi ăn vào hoặc hết đau khi ăn một số loại thức ăn.
- Buồn nôn, nôn và đầy hơi. Buồn nôn và nôn là các triệu chứng hiếm gặp hơn nhưng có thể báo hiệu tình trạng nghiêm trọng. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có biểu hiện này.
-
2Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc kê toa. Sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị. Có một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc ức chế tiết axit có tác dụng mạnh, giúp giảm lượng axit tiết vào dạ dày và giảm đau do loét dạ dày.
- Nếu nguyên nhân loét dạ dày là do nhiễm khuẩn H. pylori, trường hợp này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.[3]
- Thuốc kháng histamin H2 có thể được dùng để giảm axit trong dạ dày.
-
3Dùng thuốc giảm đau không gây kích ứng. Các thuốc giảm đau không kê toa thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) làm tổn thương thành dạ dày và có thể khiến các vết loét hình thành. Acetaminophen (như Tylenol) không gây loét. Nếu cần, bạn có thể dùng acetaminophen để giảm đau.[4]
- Nhóm thuốc NSAID bao gồm ibuprofen (Motrin, Advil), aspirin (Bayer), naproxen (Aleve, Naprosyn), ketorolac (Toradol), và oxaprozin (Daypro). Thuốc NSAID cũng có thể hiện diện trong các thuốc kết hợp khác, bao gồm Alka-Seltzer và thuốc ngủ.
-
4Uống thuốc antacid. Các thuốc antacid không kê toa có thể giúp giảm đau do viêm loét dạ dày nhờ tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Thuốc antacid có dạng lỏng và dạng viên.
- Các thuốc antacid không kê toa thông dụng có thành phần magie hydroxide (ví dụ như Phillips Milk of Magnesia), natri bicarbonate (Alka-Seltzer), canxi cacbonat (Rolaids, Tums), nhôm hydroxit và magie hydroxide (Maalox, Mylanta).
-
5Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn có biểu hiện “báo động đỏ”. Bạn cần gọi cho bác sĩ nếu tình trạng đau dạ dày có biểu hiện gọi là “báo động đỏ”. Có một số dấu hiệu hoặc triệu chứng không phải lúc nào cũng là trường hợp cấp cứu nhưng vẫn cần gọi cho bác sĩ. Nếu không liên lạc được ngay với bác sĩ, bạn hãy đến phòng cấp cứu.[5] Những triệu chứng này có thể báo hiệu tình trạng xuất huyết vết loét, nhiễm trùng hoặc thủng thành dạ dày từ vết loét. Các “báo động đỏ” kèm theo cơn đau này bao gồm:
- Sốt
- Đau dữ dội
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2-3 ngày
- Táo bón liên tục, kéo dài hơn 2-3 ngày
- Đi tiêu ra máu, có thể trông như máu đỏ, hoặc phân màu đen và như hắc ín
- Nôn ra máu hoặc các chất như bã cà phê
- Đau dữ dội ở vùng bụng
- Vàng da — da và lòng trắng mắt có màu vàng
- Sưng hoặc trướng bụng rõ rệt
Quảng cáo
Giảm đau bằng việc điều chỉnh lối sống
-
1Xác định yếu tố gây đau. Đầu tiên, bạn cần biết liệu có yếu tố nào kích thích cơn đau không. Các yếu tố kích thích bao gồm mọi loại thức ăn và đồ uống khiến cơn đau dạ dày thêm nghiêm trọng. Hãy tránh tất cả các yếu tố kích thích khi bạn đã xác định được chúng.
- Bạn có thể theo dõi tất cả những thức ăn đồ uống gây ra vấn đề. Bắt đầu với những yếu tố kích thích thông thường như thức ăn cay, thức ăn có nồng độ axit cao, đồ uống có cồn, caffeine hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo. Ghi chú cả các thức ăn hoặc đồ uống nhạy cảm đối với bạn. Quá trình này chỉ đơn giản là ghi lại những thứ bạn đã ăn vào và theo dõi xem có hiện tượng gì xảy ra sau khi ăn 1 tiếng không. Nếu thức ăn nào khiến bạn khó chịu sau khi ăn 1 tiếng, bạn nên loại bỏ thức ăn đó khỏi chế độ ăn.
-
2Thay đổi chế độ ăn. Chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn giảm đau và kích ứng do viêm loét dạ dày. Hầu hết các loại hoa quả và rau củ (ngoại trừ các rau quả họ cam quýt và cà chua), và các loại ngũ cốc nguyên hạt đều không kích thích dạ dày. Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp cơ thể chữa lành và khỏi bệnh viêm loét dạ dày.
- Tránh cà phê và bia rượu.
- Việc nạp thêm chất xơ từ hoa quả và rau có thể giúp ngăn ngừa các vết loét mới hình thành, đồng thời chữa lành các vết loét.
- Các thực phẩm giàu probiotics có thể giúp điều trị loét dạ dày. Các thức ăn này bao gồm sữa chua, dưa cải Đức, sô cô la đen, dưa ghém và sữa đậu nành.
- Cắt giảm sữa trong chế độ ăn cũng là một cách giúp giảm đau.[6]
- Cuối cùng, bạn sẽ có một danh sách các thức ăn gây đau ở các vết loét. Loại bỏ các thức ăn này là một cách nhanh chóng giảm đau.
-
3Hạn chế lượng thức ăn nạp vào cùng lúc. Một cách để giúp giảm đau vết loét là giảm lượng thức ăn bạn ăn vào một lần. Điều này sẽ giảm căng thẳng lên dạ dày, giảm lượng axit trong dạ dày vào mọi lúc và có thể giảm đau dạ dày.
-
4Cố gắng tránh ăn trước khi đi ngủ. Bạn không nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 tiếng. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ trào ngược axit vào thực quản khi bạn dỗ giấc ngủ.[7]
-
5Mặc quần áo rộng rãi. Một cách khác để giúp giảm đau từ vết loét là mặc quần áo rộng. Bạn hãy mặc quần áo không thít chặt vào dạ dày hoặc bụng để không gây thêm áp lực khiến vết loét bị kích thích.[8]
-
6Ngừng hút thuốc. Cai thuốc lá sẽ giúp bạn giảm đau do loét dạ dày. Thuốc lá gây ra nhiều tác động xấu, bao gồm tình trạng tăng axit dạ dày và đau dạ dày. Nếu ngừng hút thuốc, bạn có thể loại bỏ axit thừa trong dạ dày và sẽ bớt đau.
-
7Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau không thuyên giảm. Nếu các liệu pháp tại nhà, thuốc do bác sĩ kê toa hoặc việc điều chỉnh lối sống không giúp bạn giảm đau, bạn nên đến bác sĩ lần nữa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu có bệnh lý tiềm ẩn nào gây đau không.Quảng cáo
Giảm đau bằng các liệu pháp thảo mộc chưa được kiểm chứng
-
1Trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp thảo mộc. Nhiều loại thảo mộc được dùng để điều trị đau do viêm loét dạ dày. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các liệu pháp này. Nhìn chung thì các thảo mộc này đều an toàn, nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên đảm bảo rằng chúng an toàn cho bạn.[9]
- Việc kết hợp các liệu pháp thảo mộc với điều chỉnh lối sống sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau dạ dày.
- Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, bạn cần ngừng ngay việc sử dụng thảo mộc và báo cho bác sĩ biết.
- Nếu đang mang thai, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các loại thảo mộc được liệt kê ở đây.
-
2Uống nước ép lô hội. Nước ép lô hội có tác dụng giảm viêm và trung hòa axit dạ dày, từ đó giúp giảm đau. Bạn có thể uống ½ cốc (100 ml) nước ép lô hội hữu cơ mỗi ngày hai lần nếu thấy đau.[10]
- Lô hội còn có dạng viên uống hoặc gel. Bạn hãy sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
- Do lô hội có tác dụng nhuận tràng, bạn nên giới hạn ở mức 1-2 cốc mỗi ngày. Không uống lô hội nếu bạn có bệnh đường ruột mãn tính, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hoặc hội chứng ruột kích thích.[11]
-
3Uống giấm táo. Phương pháp này sử dụng cơ quan cảm thụ axit của cơ thể để báo hiệu ngừng sản xuất axit. Bạn có thể pha 1 thìa canh giấm táo hữu cơ với 180ml nước và uống mỗi ngày một lần.[12]
- Bạn chỉ cần uống mỗi ngày một lần, nhưng việc sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn giảm đau về sau.
- Không nhất thiết phải dùng giấm hữu cơ, nhưng phải là giấm táo. Các loại giấm khác không có hiệu quả như giấm táo.
-
4Uống nước chanh. Bạn có thể tự pha nước chanh tại nhà. Hòa vài thìa cà phê nước cốt chanh tươi với nước tùy thích. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm một chút mật ong vào nước chanh. Uống nước chanh trước, trong và sau các bữa ăn.[13]
- Hoa quả họ cam chanh có tính axit, và các vết loét có thể nặng hơn nếu uống quá nhiều. Tuy nhiên, với liều lượng pha loãng thì loại hoa quả này có thể giúp ích. Ví dụ, một thìa canh nước cốt chanh pha với 240 ml nước có thể ngăn ngừa đau nếu bạn uống trước bữa ăn 20 phút.[14]
- Lượng axit trong nước chanh sẽ báo cho cơ thể ngừng sản xuất axit qua một quá trình gọi là “ức chế hồi dưỡng.”
-
5Ăn táo. Khi cảm thấy cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn có thể nhấm nháp một quả táo. Chất pectin trong vỏ táo đóng vai trò là một chất antacid tự nhiên.[15]
-
6Pha trà thảo mộc. Các loại trà thảo mộc có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm đau. Trà gừng, trà thìa là và trà hoa cúc La Mã là các lựa chọn tốt.[16]
- Gừng đóng vai trò là một chất kháng viêm và làm dịu dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng chống buồn nôn và nôn. Bạn có thể mua trà gừng dạng túi lọc hoặc tự pha trà gừng tươi. Để pha trà gừng tươi, bạn hãy cắt nhỏ khoảng 1 thìa cà phê gừng tươi, bỏ vào nước sôi và ủ khoảng 5 phút, sau đó rót ra cốc và uống. Bạn có thể uống vào bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng tốt nhất là trước bữa ăn 20-30 phút.
- Thìa là giúp ổn định dạ dày và giảm mức axit. Để pha trà thìa là, bạn sẽ nghiền khoảng 1 thìa cà phê hạt thìa là, cho vào nước sôi, thêm chút mật ong tùy khẩu vị. Uống mỗi ngày 2-3 cốc trước bữa ăn khoảng 20 phút.
- Trà hoa cúc La Mã có thể làm dịu và giảm đau dạ dày nhờ tác dụng kháng viêm. Bạn có thể mua trà hoa cúc La mã túi lọc tại các cửa hàng bán trà.
- Trà gừng được cho là an toàn đối với phụ nữ mang thai.
-
7Thử dùng quả nam việt quất. Nam việt quất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Để thu được lợi ích của nam việt quất, bạn có thể ăn thức ăn có nam việt quất, uống nước ép hoặc chiết xuất nam việt quất.
- Nam việt quất có chứa axit salicylic. Không uống nam việt quất nếu bạn dị ứng với aspirin.
- Nam việt quất có thể tương tác với các loại thuốc khác, chẳng hạn như Coumadin (warfarin). Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống chiết xuất nam việt quất.
-
8Uống cam thảo. Sản phẩm cam thảo đã loại bỏ chất glycyrrhizin (DGL) rất hiệu quả trong việc chữa lành dạ dày, kiểm soát tình trạng tăng axit dạ dày và đau dạ dày. Cam thảo có dạng viên nhai, và bạn có thể phải tập làm quen với vị của nó.[17]
- Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất – thường là uống 2-3 viên cách 4-6 tiếng một lần.
-
9Dùng cây du trơn. Cây du trơn bao phủ và làm dịu các mô bị kích thích. Bạn hãy thử dùng cây du trơn dưới dạng nước 90 -120 ml hoặc một viên uống. Nhớ tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng viên nén.
- Cây du trơn có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng, và bạn không nên uống khi đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/basics/definition/con-20028643
- ↑ http://patients.gi.org/topics/peptic-ulcer-disease/
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Peptic-ulcer/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/features/everyday-pain-relief-ulcers?page=2
- ↑ http://patients.gi.org/topics/abdominal-pain/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4743227/
- ↑ http://www.webmd.com/heartburn-gerd/features/28-tips-for-nighttime-heartburn-relief
- ↑ http://www.webmd.com/heartburn-gerd/america-asks-9/nighttime-heartburn-sleep-tips
- ↑ Pizzorno, JE., Murray, MT., Joiner-Bey, H. The Clinician’s Handbook of Natural Medicine, pg.392-397, 2002.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/aloe/dosing/hrb-20058665
- ↑ http://healthcare.utah.edu/healthlibrary/related/doc.php?type=19&id=Aloe
- ↑ Johnston, CS. Vinegar: Medicinal Uses and Antiglycemic effect. MedGenMed (2006) 8 (2), 61.
- ↑ Johnston, CS. Vinegar: Medicinal Uses and Antiglycemic effect. MedGenMed (2006) 8 (2), 61.
- ↑ http://www.healthline.com/health/gerd/lemon-water-for-acid-reflux#Research3
- ↑ Petry JJ, Hadley SK. Medicinal herbs: answers and advice, Part 2.Hosp Pract (1995). 2001 Aug 15;36(8):55-9.
- ↑ Petry JJ, Hadley SK. Medicinal herbs: answers and advice, Part 2.Hosp Pract (1995). 2001 Aug 15;36(8):55-9.
- ↑ Glick, L., Deglycyrrhizinated liquorice for peptic ulcer. Lancet. 1982 Oct 9;2(8302):817