Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Phẫu thuật nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán mà các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các cơ quan trong khoang bụng bằng ống nội soi, một dụng cụ dài và mỏng với một đầu có gắn camera tí hon. Để tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng để đưa ống nội soi vào và bơm carbon dioxide vào khoang bụng. Điều không may là việc này có thể gây táo bón, đầy hơi, chướng bụng và khó chịu sau khi làm thủ thuật, nhưng điều may mắn là bạn có thể giảm cảm giác khó chịu này bằng các liệu pháp tại nhà, bằng thuốc và ăn uống đúng cách.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Xì hơi sau khi làm thủ thuật nội soi

  1. 1
    Đi bộ nhẹ nhàng một đoạn ngắn để kích thích ruột chuyển động. Đi bộ 15 phút quanh nhà, nhưng nhớ là chỉ thực hiện khi bạn cảm thấy thoải mái. Đi bộ sẽ khiến các cơ ruột hoạt động, từ đó giảm táo bón và chướng bụng, đồng thời giúp bạn xì hơi.
    • Tránh các hoạt động mạnh hơn đi bộ, tối thiểu là vài ngày sau khi nội soi.
  2. 2
    Thực hiện bài tập nâng cao chân để giúp xì hơi. Nằm ngửa và đặt gối dưới khoeo chân. Từ từ gập đầu gối, nâng chân phải về phía bụng và giữ yên tư thế trong 10 giây. Hạ chân xuống sau 10 giây và lặp lại động tác trên với chân trái.[1]
    • Động tác nâng chân sẽ làm co giãn các cơ trong bụng và giúp hơi di chuyển qua hệ tiêu hoá.
    • Lặp lại bài tập này 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hết khó chịu.
  3. 3
    Uống thuốc giúp xì hơi. Dùng các loại thuốc có tác dụng phá vỡ các bong bóng khí trong cơ thể hoặc giúp bạn dễ xì hơi hơn. Nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ thứ thuốc nào tự mua.[2]
    • Một số thuốc mà bạn có thể uống để dễ xì hơi gồm có Simethicone và Colace. Bạn có thể mua các loại thuốc này ở hầu hết các hiệu thuốc.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Giảm khó chịu

  1. 1
    Mát-xa hoặc xoa bóp bụng để giảm khó chịu do đầy hơi. Nắm bàn tay trái lại lại và ấn nhẹ phần khớp đốt ngón tay và vùng bên phải bụng, sau đó dần dần di chuyển nắm tay về phía ngực, ngang qua bụng và vòng xuống bụng trái.[3]
    • Cách mát-xa này giúp cho các cơ bụng thư giãn và kích thích hoạt động của ruột.
    • Nhớ đừng ấn quá mạnh khi xoa bóp bụng; bằng không bạn sẽ còn khó chịu hơn cả trước khi mát-xa.
  2. 2
    Chườm nóng lên bụng trong 15 phút để giảm đau do đầy hơi. Quấn túi chườm trong khăn để không tiếp xúc trực tiếp với da. Túi chườm nóng có thể khiến bạn bị tê, thậm chí gây tổn thương nhẹ nếu được đặt trực tiếp lên da.[4]
    • Lưu ý rằng liệu pháp chườm nóng sẽ giúp giảm đau do đầy hơi nhưng cũng có thể làm tăng tình trạng sưng sau thủ thuật.
    • Bạn có thể chườm nóng nhiều lần tuỳ nhu cầu để kích thích các cơ bụng, nhưng phải tránh chườm quá 20 phút mỗi lần, và nhớ nghỉ ít nhất 20 phút giữa mỗi lần chườm để cơ thể nguội bớt.
  3. 3
    Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa. Bác sĩ có thể cho bạn uống một loại thuốc giảm đau đặc biệt, nhất là cơn đau ở vai sau thủ thuật nội soi. Tránh uống bất cứ loại thuốc giảm đau nào không do bác sĩ kê toa, vì một số thuốc giảm đau có thể khiến táo bón nặng hơn.[5]
    • Một số thuốc giảm đau cũng gây buồn nôn. Nếu có hiện tượng này, hãy lập tức báo cho bác sĩ biết xem có thể đổi thuốc khác không.
    • Để tránh táo bón do thuốc, bạn nên uống nhiều chất lỏng, ăn hoa quả và rau giàu chất xơ.
    • Nhớ rằng một số thuốc giảm đau cũng có thể làm tăng đầy hơi và kéo dài thời gian khôi phục hoạt động bình thường của ruột.
  4. 4
    Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không thắt chặt bụng. Chọn quần áo không có lưng chun trong 1-2 tuần đầu sau thủ thuật nội soi hoặc cho đến khi hết táo bón và không còn khó chịu do đầy hơi. Nếu có thể, bạn nên mặc quần áo hơi rộng hơn bình thường một chút để nó không bó sát quanh bụng.[6]
    • Váy thun và pajama là các trang phục phù hợp trong vài tuần đầu sau thủ thuật.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Ăn uống sau khi nội soi

  1. 1
    Nhấp vài ngụm trà bạc hà cay nóng nếu bác sĩ đồng ý. Trà bạc hà cay nóng được biết là có tác dụng tăng hoạt động dạ dày - ruột và giảm đau bụng do đầy hơi. Tuy nhiên, bạn cần nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo là nó an toàn cho bạn.
    • Để tăng nhu động của dạ dày - ruột, bạn có thể uống trà có tính nhuận tràng như trà Smooth Move.
  2. 2
    Thử nhai kẹo cao su sau khi nội soi để rút ngắn thời gian hồi phục. Tương tự như uống trà nóng, có một số bằng chứng cho thấy việc nhai kẹo cao su sau khi nội soi giúp giảm táo bón sau thủ thuật. Bạn hãy nhai kẹo cao su 15 phút, cách 2 giờ một lần để tận dụng lợi ích bất ngờ này.[7]
    • Hương vị của kẹo cao su không quan trọng; chủ yếu là động tác nhai.
    • Nhớ ngậm miệng và tránh nói chuyện khi nhai kẹo cao su; nếu không, có thể bạn sẽ nuốt thêm hơi vào và khiến tình trạng càng tệ hơn.[8]
  3. 3
    Tránh uống nước ngọt có ga trong 1-2 ngày sau nội soi. Nước có ga có thể làm tăng cơn đau do khí carbon dioxide được sử dụng trong khi nội soi. Việc tránh các thức uống có ga cũng có thể giúp giảm buồn nôn sau nội soi.[9]
    • Ngoài việc hoàn toàn tránh thức uống có ga trong ít nhất 2 tuần đầu sau thủ thuật, bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem có cần kiêng uống loại nước này trong dài hạn không, tuỳ vào thể trạng của bạn.
  4. 4
    Đừng uống bằng ống hút khi chưa hết đau do đầy hơi. Ống hút có thể khiến bạn nuốt không khí vào khi uống, dẫn đến các bong bóng khí hình thành trong ruột. Sau khi nội soi, bạn chỉ nên dùng vật đựng có miệng mở để uống cho đến khi hết khó chịu trong bụng.[10]
  5. 5
    Ăn thức ăn lỏng và mềm trong tuần đầu sau nội soi. Các thức ăn lỏng dễ tiêu hoá và cũng dễ nuốt hơn. Sau tuần đầu tiên, bạn có thể dần dần thêm các thức ăn mềm khác vào chế độ ăn trong 4-6 tuần tiếp theo.[11]
    • Các đồ ăn thức uống lý tưởng trong tuần đầu sau thủ thuật là nước hầm thịt, súp, sữa lắc và khoai tây nghiền.
    • Tránh ăn các thức ăn khó tiêu hoá như bánh mì giòn, bánh mì vòng, thịt dai, rau sống và quả hạch.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 2.967 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.967 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo