Bài viết này đã được cùng viết bởi Marc Kayem, MD. Tiến sĩ Marc Kayem là bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật thẩm mỹ mặt sống tại Beverly Hills, California. Ông chuyên cung cấp dịch vụ thẩm mỹ và điều trị bệnh rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Ông nhận bằng Tiến sĩ Y khoa của Đại học Ottawa, được Ủy ban Tai mũi học Hoa Kỳ chứng nhận và là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của Đại học Hoàng gia các Bác sĩ Phẫu thuật Canada.
Có 19 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 49.304 lần.
Ôi trời… bố, mẹ hoặc bạn cùng phòng của bạn đang tiến về phía bạn sao? Giả vờ ngủ là cách để bạn không phải nói chuyện với ai đó; có khi bạn còn nghe trộm được xem họ nói gì nữa. Chúng tôi đã thu thập được nhiều thủ thuật và mẹo hay để giúp bạn giữ vẻ bình thản mà không ai biết được bạn đang giả vờ. Nhưng phải làm thế nào nếu bạn muốn đánh lừa bản thân rằng mình đã có một đêm ngon giấc? Chúng tôi cũng sẽ đáp ứng cho bạn đây. Hãy cuộn xuống phần dưới của bài viết này để biết một vài chiến thuật đơn giản giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 16:Chọn một tư thế ngủ tự nhiên
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 16:Nằm yên không động đậy
-
1Người ta rất ít cử động khi đang say giấc. Để khiến người khác tưởng rằng bạn đang ngủ thật, tốt nhất là bạn đừng cử động. Trừ khi có ai đó quan sát bạn ngủ trong một thời gian dài, còn không thì bạn nên cố gắng nằm yên.[1]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 16:Khép nhẹ mi mắt
-
1Tránh nhắm mắt thật chặt. Để có vẻ tự nhiên nhất, bạn cần thả lỏng các cơ, bao gồm cả mí mắt.
- Nhìn xuống khi nhắm mắt để mí mắt khỏi rung rung.
- Mắt người ta thường không nhắm hẳn khi đang ngủ. Hãy hạ mi mắt xuống và khẽ khép lại; bạn vẫn có thể còn nhìn được qua mí mắt mở hé.
- Để giả vờ như bạn đang vào giấc ngủ REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh trong giấc ngủ), bạn có thể đảo mắt qua lại bên dưới mí mắt khép hờ.
- Thậm chí bạn có thể giật cơ mặt khi ngủ. Thử giật giật trán và cơ hàm để tạo hiệu ứng như thật.[2]
Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 16:Thở đều đều theo nhịp
-
1Thở chậm, đều và sâu. Bạn nên thả lỏng khi thở và cố gắng thở càng đều càng tốt. Đếm nhấm trong đầu khi hít vào, sau đó cố gắng thở ra trong thời gian tương đương. Lặp lại như vậy mỗi lần hít thở.[3]
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 16:Phản ứng với tiếng ồn hoặc đụng chạm
-
1Nếu bạn nghe tiếng động lớn hoặc bị chạm vào người, hãy thở một hơi ngắn đột ngột và khẽ cựa mình. Ngay cả khi đang ngủ, cơ thể của chúng ta vẫn nhận biết được những gì xảy ra xung quanh. Bạn có thể giả vờ ngủ như thật bằng cách sử dụng những phản ứng vô thức của cơ thể với tiếng động và chuyển động xung quanh.[4]
- Sau khi phản ứng với những yếu tố làm phiền, bạn hãy thả lỏng cơ thể và chuyển sang thở chậm đều trở lại.
- Nhớ đừng cười hoặc mở mắt, bằng không bạn sẽ bị lộ.
Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 16:Giữ mát cơ thể
-
1Bỏ bớt chăn trên giường và bật quạt. Tiếng quạt chạy cũng át bớt những tiếng động khác và giúp bạn tập trung vào "giấc ngủ". Nhiệt độ thích hợp nhất cho cơ thể khi ngủ nằm trong khoảng 16-19 độ C.[5] Làm mát cơ thể và phòng ngủ để không dễ ngủ thiếp đi, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt để giả vờ ngủ.[6]
- Mở cửa sổ khi có thể để không khí tươi mát vào phòng.
- Dùng túi chườm đá để giữ mát dưới chăn nếu bạn sống trong vùng khí hậu nóng.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 16:Dùng tai nghe
-
1Kín đáo đeo tai nghe để nghe nhạc có tiết tấu nhanh và âm lượng lớn. Dùng tóc hoặc chăn để giấu tai nghe. Âm nhạc sôi động có thể tăng mức adrenaline, giúp bạn tỉnh táo trong khi giả vờ ngủ.[7]
- Chọn nhạc rock, hip hop hoặc các bản nhạc EDM sôi động. Tránh nhạc cổ điển êm dịu vì nó có thể khiến bạn buồn ngủ.[8]
Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 16:Làm tính nhẩm
-
1Tính nhẩm các phép tính phức tạp nhanh hết sức có thể. Những hoạt động đơn điệu thường gây buồn ngủ, nhưng các nhiệm vụ có nhịp độ nhanh có thể giúp bạn tỉnh táo hơn.[9] Thử làm tính trừ những con số ngẫu nhiên hoặc nhân những số có 2 hoặc 3 chữ số để buộc não phải làm việc.
- Chọn một số bất kỳ và trừ đi 7 cho đến khi bạn có đáp án là số âm.
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 16:Cử động
-
1Ngồi dậy 1-2 phút để đánh thức cơ thể. Nếu không có ai ở đó, bạn hãy ngồi dậy để báo hiệu cho cơ thể biết rằng bây giờ không phải là giờ ngủ.[10] Nếu có ai đó bước vào khi bạn đang ngồi dậy, bạn chỉ việc vờ như bị giật mình thức giấc khi đang mơ. Sau đó, bạn có thể nằm xuống và nhắm mắt lại.Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 16:Sử dụng caffeine
-
1Giấu đồ ăn thức uống có caffeine gần người để bí mật thức trong nhiều giờ. Lấy vài lon soda có caffeine, cà phê, trà hoặc vài thanh sô cô la. Bạn không cần phải uống cả lon soda hoặc cả cốc cà phê – nhất là nếu bình thường bạn không uống thức uống có caffeine – chỉ cần uống vài ngụm để thức khi giả vờ ngủ.
- Một lon soda có caffeine chứa một lượng caffeine bằng ¼ lượng caffeine trong một cốc cà phê.[11]
- Một thanh sô cô la có khoảng 1/8 lượng caffeine trong 1 cốc cà phê.
- Rót thức uống có caffeine vào bình đựng nước có màu để trông không có vẻ đáng nghi.
- Để chai nước trên mặt tủ đầu giường hoặc trên sàn cạnh giường ngủ.
- Bạn sẽ thấy hiệu quả của caffeine sau khi ăn hoặc uống những thứ có caffeine được khoảng 45 phút.[12]
- Lưu ý rằng caffeine phải mất hơn 6 tiếng mới hoàn toàn bị đào thải ra khỏi cơ thể, do đó có thể bạn không dễ vào giấc ngủ sau khi dùng cách này![13]
Phương pháp 11
Phương pháp 11 của 16:Tắm nước lạnh
-
1Tắm qua nước lạnh dưới vòi sen. Nước mát sẽ làm tăng nhịp tim và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khi cơ thể đang cố gắng ấm lên. Bạn không nên tắm lâu, chỉ tắm một phút là đủ.[14]Quảng cáo
Phương pháp 12
Phương pháp 12 của 16:Hoàn thành thông lệ buổi sáng
-
1Thay bộ đồ ngủ bằng bộ quần áo đẹp cho ngày hôm đó là bước đầu tiên để tỏ ra tỉnh táo. Hoàn thành thông lệ buổi sáng như rửa mặt và sửa soạn để có vẻ ngoài tươm tất.
- Thoa kem dưỡng da mặt có chứa caffeine để giảm bọng mắt.
- Làm mọi việc như thể bạn có một đêm ngủ đủ giấc để thói quen của bạn không bị xáo trộn vì thiếu ngủ.
- Ngồi xuống và dùng khăn mát đắp lên hai bọng mắt trong vài phút.[15]
Phương pháp 13
Phương pháp 13 của 16:Ăn sáng
Phương pháp 14
Phương pháp 14 của 16:Uống cà phê hoặc trà
-
1Caffeine là một giải pháp nhanh để duy trì mức năng lượng. Nếu bình thường bạn không uống cà phê hay trà thì chỉ cần nửa cốc là bạn sẽ tỉnh táo ngay. Nếu bạn cần có một cốc cà phê để tỉnh táo sau một giấc ngủ dài, có lẽ bạn nên uống 2 cốc nếu đêm qua bạn ngủ không ngon.[18]
Phương pháp 15
Phương pháp 15 của 16:Duy trì vận động
-
1Năng hoạt động vào ban ngày để giữ tỉnh táo. Nếu bạn ngồi nghỉ, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ đêm hôm trước. Hãy tập thể dục khoảng 15-30 phút để xua tan cơn buồn ngủ.[19]Quảng cáo
Phương pháp 16
Phương pháp 16 của 16:Ăn vặt
-
1Duy trì mức năng lượng bằng các món ăn vặt bổ dưỡng trong cả ngày. Tránh thức ăn nhiều đường và các bữa ăn no để không bị tụt năng lượng nhanh chóng hoặc buồn ngủ sau bữa ăn.[20]
- Bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại quả hạch dầu ô liu và quả bơ.
- Ăn nhiều protein từ các nguồn đạm như trứng, sữa chua, các loại đậu và thịt.
Lời khuyên
- Tập giả vờ ngủ khi chỉ có một mình bằng cách nằm yên và thở sâu.
- Chuẩn bị cho màn “thức giấc” nếu bạn bị phá giấc ngủ khi đang giả vờ ngủ.
- Bạn cần phải giữ tỉnh táo khi đang giả vờ ngủ để không ngủ thiếp đi.
- Để không phì cười, bạn hãy bặm hai khóe miệng, nhưng đừng quá lộ liễu.
- Nếu có ai đó cố di chuyển bạn trong khi bạn ngủ thì đừng cưỡng lại. Thả lỏng người, cựa quậy một chút hoặc phát ra tiếng động khe khẽ.
- Trông bạn sẽ rất đáng nghi nếu bạn nằm một tư thế cả đêm, vì chúng ta vẫn thay đổi tư thế trong khi ngủ. Thỉnh thoảng bạn cần trở mình và lăn người nằm nghiêng.
- Vùi mặt vào gối nếu bạn không muốn người khác trông thấy bạn cười.
- Lầm bầm một chút khi có ai đó nói chuyện hoặc chạm vào bạn.
- Cố gắng đừng chớp mắt (giật mí mắt) khi mắt đang nhắm.
Tham khảo
- ↑ https://sleepfoundation.org/how-sleep-works/what-happens-when-you-sleep
- ↑ https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1111/j.1365-2869.2010.00853.x
- ↑ http://healthysleep.med.harvard.edu/healthy/science/what/characteristics
- ↑ http://blogs.scientificamerican.com/mind-guest-blog/night-noise-what-a-sleeping-brain-hears/
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/what-is-the-ideal-sleeping-temperature-for-my-bedroom/
- ↑ http://healthysleep.med.harvard.edu/healthy/science/how/external-factors
- ↑ https://www.theguardian.com/books/2017/may/16/the-science-of-songs-how-does-music-effect-your-body-chemistry
- ↑ https://www.sleepfoundation.org/bedroom-environment/music-and-sleep
- ↑ https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1365-2869.2004.00425.x
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=1&contentid=2746
- ↑ https://www.health.com/condition/sleep/12-surprising-sources-of-caffeine
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK223808/
- ↑ http://sleepeducation.org/news/2013/08/01/sleep-and-caffeine
- ↑ http://dailyhealthpost.com/5-surprising-reasons-to-take-cold-showers/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bags-under-eyes/diagnosis-treatment/drc-20369931
- ↑ https://www.sleep.org/articles/snacks-that-keep-you-awake/
- ↑ https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30951762/
- ↑ https://sleepfoundation.org/shift-work/content/tips-staying-awake-the-job
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3800667/
- ↑ https://www.sleep.org/articles/snacks-that-keep-you-awake/