Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có phải bạn đang muốn giả ốm để trốn một buổi học, nghỉ làm một hôm, khỏi phải đón tiếp gia đình bên chồng/vợ, hay bạn sắp phải vào vai người ốm trong một vở kịch? Giả ốm cũng không khó như bạn tưởng, nhưng nếu trông bạn không giống người bệnh thì sẽ chẳng ai tin là bạn đang ốm. Bằng cách thay đổi vẻ ngoài, điệu bộ, giọng nói và biết các triệu chứng của các bệnh khác nhau để đóng giả, bạn sẽ có bộ dạng y như người đang ốm thật và sẽ có chút thời gian cho bản thân mà không phải chịu đựng khổ sở.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thay đổi dáng điệu và hành động

  1. 1
    Chọn một bệnh để đóng giả. Người ta thường giả vờ cảm nặng hoặc sốt, vì những bệnh này hầu như ai cũng từng trải qua, mà các triệu chứng bệnh cũng dễ bắt chước. Giả vờ bị đau nửa đầu, tiêu chảy hoặc đau bụng cũng là các lựa chọn thông minh, vì bạn sẽ không phải mô tả cặn kẽ về các triệu chứng – dù sao thì cũng chẳng ai muốn nghe chi tiết về chuyện bạn đi vệ sinh như thế nào.
    • Điều quan trọng nhất là đừng làm giả các triệu chứng tréo ngoe. Nếu bạn đang giả vờ đau nửa đầu thì đừng kêu đau bụng, và nếu đang làm như bị tiêu chảy thì đừng có bắt đầu hắt xì.[1]
  2. 2
    Nhớ lại bộ dạng của bạn những khi bị ốm và bắt chước theo đó. Khi đang đóng vai người bệnh, bạn sẽ không được cười hoặc tỏ ra vui vẻ, bằng không mọi người sẽ nghi ngờ không biết bạn có ốm thật không.[2]
    • Nghĩ xem bạn có cảm giác và biểu hiện như thế nào khi bị ốm thật lần trước để diễn sao cho thuyết phục.
  3. 3
    Dùng kem che khuyết điểm hoặc bột mì trắng hoá trang để có làn da nhợt nhạt. Một chút kem che khuyết điểm màu xanh lá có thể biến làn da khoẻ mạnh thành ốm yếu, và một nhúm bột mì trắng sẽ giúp bạn có vẻ tái nhợt và mệt mỏi.
    • Kem che khuyết điểm có hiệu quả hơn, nhưng nếu không có sẵn thì bạn có thể dùng một ít bột mì trắng để thay thế.
  4. 4
    Mặc quần áo lụng thụng hoặc quấn chăn. Dù bị bệnh gì, người ốm cũng muốn giữ ấm với nhiều lớp vải quanh người. Hãy quấn chăn hoặc khoác áo ấm vào đêm trước và cả ngày mà bạn muốn giả ốm.[3]
    • Bạn có thể rùng mình hoặc run nhẹ để bắt chước các triệu chứng của bệnh cảm, ngay cả khi đã đắp chăn, vì người bệnh thường có cảm giác vừa nóng vừa lạnh cùng lúc.
  5. 5
    Phản ứng chậm chạp và chệch choạc, va quẹt vào đồ đạc và bước đi lừ đừ. Hầu như bệnh nào cũng làm giảm khả năng phối hợp của cơ thể. Dù là đang giả vờ đau nửa đầu hay bị cảm nặng, bạn cũng phải cử động chậm lại và làm như không có ý thức về mọi thứ xung quanh.[4]
  6. 6
    Sụt sịt, ho và luôn miệng kêu than về các triệu chứng của bệnh. Để diễn y như thật, bạn nên giở hết tài nghệ để tỏ ra là mình đang ốm. Nếu muốn giả vờ bị cảm hoặc cúm, bạn phải sụt sịt và ho ít nhất là vài phút một lần, còn với các bệnh khác thì nhớ rên rỉ, xoa bụng hoặc day trán, tùy vào căn bệnh mà bạn đang diễn.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Làm giả các triệu chứng và tổn thương cụ thể

  1. 1
    Giả sốt hoặc bị cảm bằng cách ho, nghẹt mũi, và mệt mỏi. Thở qua miệng để ra vẻ như bị nghẹt mũi, đừng quên nói chuyện và phản ứng chậm hơn thường ngày.[6] Bạn có thể giả vờ ho nhẹ và khịt mũi mạnh để trông có vẻ thật hơn.
    • Giả vờ chảy nước mũi thì khó, nhưng bạn có thể làm cho mắt trông như đầy nước bằng cách cố gắng không chớp mắt một lúc lâu khiến cho nước mắt tiết ra. Làm như vậy ngay trước khi nói chuyện với ai đó để tạo hiệu ứng tối đa.
  2. 2
    Giả vờ đau nửa đầu bằng cách tránh ánh sáng, âm thanh và chỗ đông người. Bệnh đau nửa đầu thường không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, vì vậy mọi người chỉ dựa vào câu chuyện của bạn để biết bạn đang trải qua những gì. Hãy làm ra vẻ như nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, lánh vào một phòng tối và yên tĩnh nếu có thể.[7]
    • Các triệu chứng thông thường của chứng đau nửa đầu là chóng mặt, phản ứng mãnh liệt với ánh sáng và âm thanh, mất thăng bằng và đau đầu dữ dội, đặc biệt là hai bên thái dương và sau đầu.
  3. 3
    Giả vờ đau bụng bằng cách tỏ ra buồn nôn và chốc chốc lại vào nhà vệ sinh. Đêm hôm trước, bạn có thể xoa bụng vài lần và than phiền về cảm giác “là lạ” trước khi bỏ dở bát cơm và đi ngủ sớm hơn ngày thường một chút. Giả vờ bị tiêu chảy bằng cách ngồi trong phòng vệ sinh thật lâu và làm như đau quặn bụng. [8]
    • Bạn có thể giả vờ nôn bằng cách phát ra âm thanh như nôn oẹ, sau đó đổ một cốc nước vào bồn cầu. Giật nước, chờ một lúc như để súc miệng và ra khỏi phòng tắm, nằm trên ghế xô pha và đừng ăn gì.
    • Tiếp tục vào nhà vệ sinh nhiều lần trong đêm, nhưng nhớ bật quạt hút để mọi người khỏi nghi ngờ rằng sao không nghe thấy tiếng động gì phát ra từ phòng tắm.
    • Xịt thật nhiều nước thơm xịt phòng để khử “mùi”, và hôm sau tiếp tục chạy vào nhà vệ sinh thường xuyên.[9]
  4. 4
    Đừng diễn quá đà kẻo bị nghi ngờ. Những người bệnh thường giấu bớt các triệu chứng, chỉ ho khi phải ho và có vẻ buồn nôn khi lên cơn buồn nôn. Bạn nên tập diễn xuất các triệu chứng trước gương và phải thuyết phục được bản thân trước khi cố gắng thuyết phục những người khác tin là bạn đang ốm.[10]
    • Rất dễ để phát hiện ai đó hắt hơi thật hay là giả. Mặc dù không nên giả hắt hơi, nhưng nếu cảm thấy làm như vậy có vẻ thật hơn, bạn có thể dùng lông vũ hoặc thứ gì đó tương tự cù vào dưới mũi để kích thích hắt hơi.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chuẩn bị trước

  1. 1
    Nói về các “triệu chứng” của bạn vào hôm trước ngày bạn muốn giả ốm. Bắt đầu thể hiện các dấu hiệu bị ốm vào đêm hôm trước. Kể với mọi người rằng bạn thấy đầu váng vất, sau đó không ăn tối và đi ngủ sớm hơn thường lệ cho dù không phải ngủ thật.
    • Mục đích của bạn là gieo vào đầu mọi người ý nghĩ rằng bạn cảm thấy không khỏe thay vì nói thẳng ra “Con thấy như bị ốm ấy”. Điều này sẽ giúp cho các biểu hiện của bạn có vẻ đáng tin hơn vì bạn không tự nhận là mình bị ốm.
  2. 2
    Thể hiện dần các triệu chứng bệnh trong khoảng thời gian vài tiếng. Không ai đột ngột bệnh nặng ngay; các triệu chứng sẽ tích tụ dần cho đến khi chúng khiến người bệnh mệt mỏi trông thấy. Hãy bắt đầu từ từ với vài tiếng ho nhẹ hoặc sụt sịt mũi nếu bạn muốn giả bị cảm cúm, hoặc tỏ vẻ uể oải và phản ứng chậm hơn nếu bạn muốn giả buồn nôn.[11]
  3. 3
    Thức khuya để mắt thâm quầng như thể bạn không ngủ được. Đa số những người bệnh nặng thường khó ngủ (trừ khi họ sử dụng nhiều thuốc gây buồn ngủ). Bạn có thể thức khuya hơn thường lệ vài tiếng đồng hồ để tạo ra quầng thâm dưới mắt.[12]
    • Đối với mọi người thì đây có thể là dấu hiệu cho biết là bạn khó ngủ, mặc dù thực chất là bạn thức khuya để vui với thú tiêu khiển của mình.
    • Bạn cũng có thể dùng một chút phấn mắt để hoàn thiện hiệu ứng thâm quầng, nhưng đừng quá tay. Nếu ai đó phát hiện ra bạn tô phấn mắt thì màn diễn của bạn sẽ tan thành mây khói.
  4. 4
    Tránh lên kế hoạch hoặc gặp gỡ mọi người như thể bạn đang ốm thật. Những người giả ốm thường bị lật tẩy nhất là khi họ bị bắt gặp đang ra ngoài vui chơi thay vì nằm ở nhà dưỡng bệnh.[13]
    • Dành một ngày tránh xa mạng xã hội, hủy mọi kế hoạch với bạn bè và ở nhà cả ngày. Hẳn là bạn không muốn bất cứ ai phát hiện ra mưu mẹo của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cố gắng đừng lạm dụng những ngày nghỉ ốm khi bạn không thực sự bị ốm.Chẳng may nếu bạn có ốm nặng thật và đã sử dụng hết thời gian được nghỉ ốm thì bạn sẽ mất nhiều thứ hơn là một cuộc gọi cho sếp để xin nghỉ.

Cảnh báo

  • Việc cố tình gây nôn có thể làm tổn hại nướu và men răng. Nếu quyết định kích thích phản xạ nôn oẹ, bạn đừng làm quá kẻo lại nôn thật và có nguy cơ gây hại răng miệng về lâu dài.
  • Giả ốm không phải là một ý tưởng hay, nhất là khi đang diễn ra cuộc khủng hoảng y tế như đại dịch COVID-19. Bạn có thể khiến người xung quanh sợ hoặc lo lắng.
  • Khi bạn nghỉ quá nhiều, các đồng nghiệp có thể ghét bạn nếu họ phải choàng gánh công việc cho bạn. Hãy nhớ gọi điện cho sếp vào sáng sớm để họ có thời gian phân công công việc, hoặc bạn có thể hứa làm bù sau.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nói chuyện với giọng trầm hơnNói chuyện với giọng trầm hơn
Ngừng "tương tư" người bạn thíchNgừng "tương tư" người bạn thích
Giả SốtGiả Sốt
Khiến bất cứ chàng trai nào cũng say mê bạnKhiến bất cứ chàng trai nào cũng say mê bạn
Nhận Biết khi Bạn Thực sự Thích Ai đóNhận Biết khi Bạn Thực sự Thích Ai đó
Thuyết phục bố mẹ mua đồ cho bạnThuyết phục bố mẹ mua đồ cho bạn
Thuyết phục bố mẹ cho bạn làm bất cứ điều gìThuyết phục bố mẹ cho bạn làm bất cứ điều gì
Nghỉ họcNghỉ học
Biết Cô ấy Thích Bạn qua Tin nhắnBiết Cô ấy Thích Bạn qua Tin nhắn
Thức trắng đêmThức trắng đêm
Hôn Bạn gái Lần đầu tiênHôn Bạn gái Lần đầu tiên
Bỏ Nhà điBỏ Nhà đi
Đối phó với việc bị xã hội cô lậpĐối phó với việc bị xã hội cô lập
Nói chuyện với bố mẹ về việc bạn có thaiNói chuyện với bố mẹ về việc bạn có thai
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lesly Kahn, MFA
Cùng viết bởi:
Giáo viên dạy diễn kịch
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lesly Kahn, MFA. Lesly Kahn là giáo viên dạy diễn kịch tại Los Angeles, California. Cô là người sáng lập và chủ sở hữu của Lesly Kahn & Company, Actor Training, tập trung vào việc huấn luyện cho diễn viên để làm việc trong lĩnh vực phim ảnh, truyền hình và sân khấu. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, cô đã huấn luyện cho hàng trăm diễn viên và nhiều trong số đó đã trở thành diễn viên nổi tiếng. Cô cũng điều hành chương trình BFA về diễn xuất tại Đại học Marymount Manhattan, làm việc trong lĩnh vực truyền hình cũng như sân khấu tại New York. Lesly có bằng BFA của Đại học New York và bằng MFA của Trường Kịch Yale. Bài viết này đã được xem 4.693 lần.
Chuyên mục: Giới trẻ
Trang này đã được đọc 4.693 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo