Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn vừa mua máy tính xách tay hoặc thiết bị nào đó và thấy sản phẩm có vài hình dán không mấy đẹp mắt? Đã đến lúc loại bỏ những nhãn dán này để đồ điện tử của bạn không còn là sản phẩm quảng cáo lưu động.

Các bước

  1. 1
    Đảm bảo rằng máy tính xách tay của bạn không quá cũ. Hình dán sẽ khô đi theo thời gian và lớp keo phía sau sẽ bị tách ra khỏi mặt được in bên trên. Nếu quyết định gỡ bỏ nhãn dán, hãy làm càng sớm càng tốt. Nhãn dán sẽ không còn mới trong một đến hai năm (hoặc hơn) tùy vào chất lượng. Nếu laptop của bạn đã cũ, hãy xem phương pháp cuối: loại bỏ bằng hóa chất.
  2. 2
    Xác định hình dán cần loại bỏ. Một số nhãn dán khá hữu ích, chẳng hạn như nhãn giấy phép bán lẻ OEM nên được giữ lại. Những nhãn dán khác có thể chứa số serial, thẻ dịch vụ, thông tin hỗ trợ hay cấu hình hệ thống. Thông thường, những hình dán có thể loại bỏ bao gồm nhãn quảng bá hệ điều hành Windows (ví dụ: "Designed for Windows XP" và "Windows Vista Capable"), cũng như nhãn bộ vi xử lý Intel và AMD.
  3. 3
    Nên nhớ phải tiến hành thật từ tốn. Nếu bạn vội vàng và cố bóc nguyên miếng nhãn trong một lần, có nguy cơ bạn sẽ làm rách hoặc tách rời phần keo dán phía sau.
  4. 4
    Bắt đầu từ ngoài rìa. Dùng móng tay hoặc dao cạo không quá bén để cạy nhãn dán. Cẩn thận kẻo làm hỏng hay trầy bề mặt nhựa hoặc nhôm trong khi cạy.
  5. 5
    Nhẹ nhàng kéo hình dán lên từ cạnh mà bạn vừa cạy. Cố gắng kéo theo góc giữa 45 và 90 độ. Đừng bao giờ kéo nhãn theo góc lớn hơn 90 độ vì sẽ dễ làm phần keo dán phía sau tách rời khỏi mặt được in bên trên.
  6. 6
    Làm sạch bề mặt. Một số phần sót lại của hình dán có thể được làm sạch dễ dàng, trong khi số khác lại không như vậy. Như thường lệ, bạn cần tránh cào lên bề mặt máy tính.
    1. Đầu tiên, thử chà sạch phần còn sót lại bằng tay. Nhiều dạng hồ dán, cho dù đã pha với một chút bột giấy, vẫn sẽ quăn lại khi bạn chà xát trên mặt phẳng.
    2. Tiếp theo, nếu việc chà xát không hiệu quả, hãy thử dùng băng keo vải hoặc băng keo siêu dính để loại bỏ phần nhãn dán còn lại. Xé hoặc cắt một mẩu băng dính và dán vào mặt phẳng cần làm sạch, nếu có thể, hãy chà xát trên miếng băng dính một chút trước khi bóc ra. Lặp lại quá trình này cho đến khi toàn bộ phần nhãn dán còn sót lại dính hết vào băng keo.
    3. Cách thứ ba, dùng khăn giấy bôi một lượng nhỏ dầu ăn, chẳng hạn như dầu hạt cải hoặc dầu ô liu vào phần keo dính. Để dầu thấm vào chất dính trong 2-5 phút. Bây giờ bạn có thể dùng ngón tay hoặc đồ cạo bằng nhựa mềm để cạo phần keo ra. Dùng nước lau kính, chẳng hạn như Windex, và khăn giấy sạch để lau đi chất dính và dầu ăn còn sót lại.
    4. Nếu tất cả cách trên đều thất bại thì phương án cuối cùng là sử dụng hóa chất. Một phương pháp phổ biến và cực kỳ hữu ích là dùng chất tẩy rửa có chứa axit citric như "Goo-Gone". Những loại chất tẩy rửa này sẽ không làm tổn hại đến kim loại hay nhựa cứng, tuy nhiên có thể làm khô bề mặt nhựa mềm và để lại một vết trắng mờ. Bạn nên thử trước tại vị trí nhỏ và khó thấy. Một dung dịch nữa là cồn (nếu tiện, bạn có thể xịt thử một ít nước hoa hoặc chất khử mùi). Dung dịch đánh bóng đồ gỗ, như Old English, cũng rất hiệu quả. Dầu chống gỉ WD-40 cũng không làm hư hại bề mặt và bạn có thể lau sạch bằng khăn rửa bát và một ít xà phòng.
  7. 7
    Một sản phẩm nữa tên là "Odor Assassin" (Lemon-Lime Scent – hương chanh) có bạn tại hầu hết các cửa hàng "1$" và hạ giá ở nước ngoài (tại Việt Nam bạn có thể đặt mua trên mạng) sẽ hòa tan phần lớn chất dính ngay lập tức, bạn chỉ cần dùng khăn bông sạch lau qua.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy bắt đầu từ mép tròn nếu nhãn dán có một hoặc nhiều góc như thế. Khi bạn bóc gần đến vị trí mà hình dán chia tách thì dừng lại và bóc tiếp từ mép khác.
  • Sự kiên nhẫn sẽ chinh phục được mọi nhãn dán. Bạn phải luôn từ tốn và đều tay khi gỡ bỏ hình dán. Nếu việc này không mấy suôn sẻ và bạn bắt đầu bực mình, hãy tiếp tục vào hôm khác khi bạn kiên nhẫn hơn.
  • Hãy dùng những dụng cụ ít gây hư hại cho máy tính. Móng tay, tẩy, dao cạo nhựa, xẻng xúc thức ăn và thậm chí là nhíp (nhớ sử dụng cẩn thận) sẽ ít gây ảnh hưởng đến bề mặt của laptop.
  • Nếu muốn làm hỗn hợp loại bỏ keo dán không chứa hóa chất, bạn có thể trộn dầu thực vật và bột muối nở với tỉ lệ bằng nhau. Để bột nhão tác dụng lên vùng keo dính trong khoảng 10 phút. Sau đó, trét thêm hỗn hợp bột và dùng ngón tay chà lên phần keo dính, những gì còn sót lại sẽ bị đánh bay.

Cảnh báo

  • Nhiệt từ laptop sẽ tăng cường mối liên kết giữa chất kết dính và bề mặt theo thời gian. Liên kết này có thể ăn sâu vào lớp sơn, thậm chí làm mờ nhôm và biến màu nhựa.
  • Đừng gỡ bỏ bất kỳ nhãn dán nào chứa thông tin chứng chỉ OEM vì điều này có thể làm một số chứng chỉ OEM mất hiệu lực.
  • Nếu bạn dùng vật dụng sắc và cứng để cạo hình dán, bề mặt laptop có thể bị hư hại.
  • Tránh làm đổ bất kỳ chất lỏng nào vào khu vực bị nứt hoặc khe hở trên máy tính xách tay, ví dụ như bàn phím. Một số chất lỏng dẫn điện và có thể gây chập mạch.
  • Trước khi tiến hành việc này, bạn cần chắc rằng máy tính xách tay đã được tắt nguồn và cách ly khỏi mọi nguồn điện. Nếu có thể, hãy tháo cả pin laptop ra.

Những thứ bạn cần

  • Nhíp, dùng để gắp những nhãn dán khó bóc.
  • Dung dịch tẩy rửa như cồn hoặc "Goo-Gone".
  • Khăn giấy, khăn ăn hoặc giẻ để lau với chất tẩy rửa.
  • Băng dính (như băng dính vải) để loại bỏ keo thừa.

Bài viết wikiHow có liên quan

Lắp lại phím trên bàn phímLắp lại phím trên bàn phím
Định dạng ổ cứng trên UbuntuĐịnh dạng ổ cứng trên Ubuntu
Sửa bàn phím bị kẹt nútSửa bàn phím bị kẹt nút
Tìm và thay đổi quản trị viên của máy tínhTìm và thay đổi quản trị viên của máy tính
Sao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoàiSao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoài
Khắc phục Đĩa CD bị Xước
Khôi phục cài đặt iPhone bằng phím cứngKhôi phục cài đặt iPhone bằng phím cứng
Lắp bộ nguồn máy tínhLắp bộ nguồn máy tính
Sửa phím laptopSửa phím laptop
Hiệu chỉnh màn hình máy tínhHiệu chỉnh màn hình máy tính
Kiểm tra bộ nguồn PCKiểm tra bộ nguồn PC
Vệ sinh keo tản nhiệtVệ sinh keo tản nhiệt
Sửa tai nghe bị mất tiếng một bênSửa tai nghe bị mất tiếng một bên
Sửa Tai nghe bị Hỏng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 26 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 21.215 lần.
Trang này đã được đọc 21.215 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo