Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Siyavula[1] là trang chuyên về tài nguyên giáo dục mở của Nam Phi, cung cấp các sách giáo khoa được cấp phép mở từ giáo dục tiểu học cho tới trung học phổ thông, từ lớp 4 tới lớp 12. Có rất nhiều điều có thể học được từ triết lý giáo dục có sử dụng công nghệ của Siyavula. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập tới khía cạnh duyệt và tải về các cuốn sách trong catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Duyệt catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula

  1. 1
  2. 2
    Đi tới trang sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula. Từ trang chủ của Siyavula, hãy đi tới trang có catalog các sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula tại địa chỉ: http://www.siyavula.com/work-oer.html. Sau đó hãy trượt xuống phía dưới tới mục Open Catalogue (Catalog Mở).
  3. 3
    Duyệt catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula. Vào thời điểm cuối tháng 12/2016, Catalog Mở này có các cuốn sách giáo khoa được cấp phép mở với các đặc tính sau đây:
    • Các sách giáo khoa được cấp phép mở trên Siyavula gồm: (1) Khoa học tự nhiên và công nghệ cho các lớp từ 4 tới 9; (2) Khoa học vật lý cho các lớp 10, 11 và 12; (3) Khoa học đời sống cho lớp 10; (4) Toán học cho các lớp 10, 11 và 12; (5) Năng lực toán học cho lớp 10; Tất cả các sách giáo khoa được cấp phép mở trên đều có cho:
      • Giáo viên, để hướng dẫn.
      • Học sinh, để học.
      • Bằng tiếng dân tộc của Nam Phi.
      • Bằng tiếng Anh.
    • Có thể tải về tất cả các sách giáo khoa ở các định dạng và giấy phép mở sau:
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Kiểm tra giấy phép và tải về sách giáo khoa được chọn

  1. 1
    Kiểm tra giấy phép của sách giáo khoa được chọn. Cũng tại trang về sách giáo khoa của Siyavula, bên dưới phần Catalog Mở là phần nêu về việc cấp phép của chúng, cụ thể như sau:
    • CC BY-ND: Bạn được phép và được khuyến khích sao chép tự do các phiên bản đó. Bạn có thể sao chụp, in và phân phối chúng thường xuyên tùy ý bạn. Bạn có thể tải chúng về điện thoại di động, iPad, PC hoặc ổ USB của bạn. Bạn có thể đưa chúng vào đĩa CD, gửi thư điện tử đính kèm chúng hoặc tải chúng lên website của bạn. Hạn chế duy nhất là bạn không thể tùy biến thích nghi hoặc thay đổi các phiên bản đó của các sách giáo khoa, các nội dung hoặc bìa của chúng theo bất kỳ cách gì vì chúng có nhãn hiệu của Siyavula, các biểu tượng logo của các nhà tài trợ và được Bộ Giáo dục Cơ sở phê chuyển. Để có thêm thông tin, hãy tới thăm Creative Commons Attribution-NoDerivs 3.0 Unported.
    • CC-BY: Các phiên bản cùng nội dung y hệt nhưng không có các nhãn hiệu là sẵn sàng cho bạn để chia sẻ, tùy biến thích nghi, biến đổi, sửa đổi hoặc xây dựng dựa trên nó theo bất kỳ cách gì, với yêu cầu duy nhất phải thừa nhận ghi công đúng thích hợp cho Siyavula. Để có thêm thông tin, hãy tới thăm Creative Commons Attribution 3.0 Unported.
  2. 2
    Chọn sách giáo khoa và tải về. Giả sử, sách giáo khoa được chọn là cuốn Khoa học tự nhiên và công nghệ cho lớp 5. Ở phần OPEN CATALOGUE, hãy nhấn vào hình minh họa thu nhỏ của cuốn sách này, bạn sẽ thấy hình minh họa được chuyển thành hình các gợi ý tải sách về. Ở bước này, chúng ta sẽ chọn ra vài loại của cùng một cuốn sách giáo khoa này để có thể thấy được sự khác biệt của chúng. Cách làm như sau:
  3. 3
    Phân biệt sách mang các giấy phép khác nhau CC BY-NDCC BY. Ở bước trên, chúng ta đã chọn các sách giáo khoa mang giấy phép CC BY-ND. Để có thể thấy được sự khác biệt giữa các sách giáo khoa mang giấy phép CC BY-ND với các cuốn mang giấy phép CC BY, ở phần OPEN CATALOGUE, hãy nhấn vào cuốn Khoa học tự nhiên và công nghệ cho lớp 5, bạn sẽ thấy hình minh họa được chuyển thành hình các gợi ý tải sách về.
    Quảng cáo

Khuyến cáo

  • Thư viện các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông rất nên tham khảo các cuốn sách của Học viện Siyavula, nó không chỉ đặc biệt vì là các sách giáo khoa được cấp phép mở mà bất kỳ ai cũng có thể tải về tự do, mà còn đặc biệt ở nhiều khía cạnh khác, như không chỉ sách giáo khoa cho học sinh, mà còn cả sách hướng dẫn cho giáo viên; được xây dựng phù hợp với chương trình giáo dục bắt buộc của quốc gia Nam Phi; với sự trợ giúp của công nghệ thông qua công cụ làm sách Bookbuilder; có nhiều phiên bản, cả không được phép sửa đổi lẫn có khả năng sửa đổi với các giấy phép Creative Commons tương ứng khác nhau; có các đường liên kết tới các tệp video để bổ sung cho các bài học; và có lẽ quan trọng hơn cả, là triết lý được xây dựng bên trong toàn bộ các quy trình đó.
  • Cách làm sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula cũng rất đáng để những nơi có ý định làm sách giáo khoa được cấp phép mở ở Việt Nam nghiên cứu và tham khảo.

Bài viết wikiHow có liên quan

Đổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTubeĐổi giấy phép tiêu chuẩn của YouTube sang giấy phép CC BY cho video trên YouTube
Tìm nguyên tác âm nhạc/âm thanh trên SoundCloudTìm nguyên tác âm nhạc/âm thanh trên SoundCloud
Tìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative CommonsTìm video được cấp phép mở trên YouTube bằng công cụ của Creative Commons
Tìm hình ảnh biểu tượng được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Noun ProjectTìm hình ảnh biểu tượng được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Noun Project
Tìm video được cấp phép mở trên VimeoTìm video được cấp phép mở trên Vimeo
Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của PexelsTìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Pexels
Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google ImagesTìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images
Chọn giấy phép Creative CommonsChọn giấy phép Creative Commons
Truy cập tự do sách điện tử trên Free eBooks.netTruy cập tự do sách điện tử trên Free eBooks.net
Tìm hiểu thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học MinnesotaTìm hiểu thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota
Tìm tài nguyên giáo dục được cấp phép mở trên VOERTìm tài nguyên giáo dục được cấp phép mở trên VOER
Tìm sách giáo khoa được cấp phép mở tiếng Việt của Nhóm Cánh BuồmTìm sách giáo khoa được cấp phép mở tiếng Việt của Nhóm Cánh Buồm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 1.652 lần.
Trang này đã được đọc 1.652 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo