Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chuột nhắt trông cũng dễ thương, nhưng không phải là khi chúng vào nhà bạn ăn vụng. Khi thấy lũ chuột nhởn nhơ trong nhà, bạn có thể nhanh chóng xử lý chúng bằng bẫy và bằng các biện pháp phòng ngừa. Một khi đã tống khứ được lũ chuột, bạn có thể ngăn chặn được chúng mãi mãi!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đặt bẫy

  1. 1
    Bẫy và thả chuột nếu bạn muốn dùng phương pháp nhân đạo nhất. Đặt mồi bán kèm bẫy vào ngăn bên trong. Mở cửa bẫy phía trước để chuột có thể chui vào. Khi chuột nhắt đã chui vào bẫy, sức nặng của chuột sẽ khiến cửa bẫy đóng lại và nhốt chuột bên trong cho đến khi bạn đem nó đi xa nhà để thả.[1]
    • Bạn có thể mua loại bẫy chuột “bắt và thả” ở cửa hàng hoặc trên mạng.
    • Nếu trong nhà có nhiều chuột nhắt cần xử lý, bạn nên mua loại bẫy có thiết kế bắt được nhiều chuột.
    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bẫy, vì mỗi loại bẫy có thể có cách cài đặt khác nhau.
  2. 2
    Mua bẫy điện để diệt chuột một cách hiệu quả. Lắp pin vàp bẫy để tạo dòng điện. Đặt mồi vào bẫy gần các lỗ hở để chuột có thể ngửi thấy mùi từ bên ngoài. Đặt bẫy gần khu vực mà bạn từng nhìn thấy chuột. Khi chuột tiến vào bẫy, chúng sẽ bị điện giật và chết ngay tại chỗ.[2]
    • Đặt chiếc bẫy sao cho cửa bẫy ở gần tường, vì chuột nhắt thường chạy tới lui gần các góc tường.
  3. 3
    Đặt bẫy kẹp “Không chạm, không thấy” ở những khu vực có chuột nhắt để dễ bắt. Một phiên bản mới của bẫy kẹp cổ điển, bẫy “không chạm, không thấy” có thiết kế như tên gọi để giúp bạn không phải đụng vào xác chuột. Ấn đòn bẩy xuống và cho một ít mồi nhử bên trong bẫy chuột. Khi bị chuột kích hoạt, đòn bẩy sẽ bật lên. Bạn chỉ cần ấn đòn bẩy xuống lần nữa để thả xác chuột vào thùng rác.[3]
    • Không như bẫy kẹp cổ điển, bẫy chuột nhắt “không chạm, không thấy” là loại bẫy an toàn khi trong nhà có trẻ em và thú cưng.
  4. 4
    Dùng xô nước làm bẫy chuột nếu bạn không ở gần khu vực cần bẫy. Đổ nước vào một chiếc xô dung tích 20 lít sao cho mực nước cao khoảng 8-10 cm. Gác một đầu thanh gỗ lên miệng xô, đầu kia chống dưới đất. Gắn một lon nước soda rỗng vào một cây gỗ hoặc kim loại đặt trên miệng xô và phết một lớp bơ lạc mỏng lên bề mặt lon. Chuột nhắt sẽ trèo lên thanh gỗ dốc để đến ăn bơ lạc, nhưng chúng sẽ rơi xuống và lọt vào xô nước.[4]
    • Đổ hoá chất chống đông vào đáy xô nếu bạn không muốn nhà bị bốc mùi, nhưng nhớ đặt ngoài tầm với của trẻ em và thú cưng, vì hoá chất chống đông là chất độc hại.
  5. 5
    Luân chuyển vị trí của bẫy cách 2-3 ngày một lần. Kiểm tra bẫy mỗi ngày 2 lần xem có con chuột nào mắc bẫy không. Nếu không, bạn nên dời chiếc bẫy ra nơi khác quanh nhà mà bạn trông thấy hoặc nghĩ là lũ chuột thường qua lại. Chuột có thói quen quay trở lại đường cũ.[5]
    • Chuột nhắt ban đêm thường chỉ di chuyển cách xa ổ của chúng khoảng 6-9 mét.
  6. 6
    Thử nghiệm với nhiều loại mồi. Dù phô mai là loại mồi cổ điển để bắt chuột nhắt, bạn có thể thử dùng các loại thức ăn khác như bơ lạc hoặc quả hạch. Có những con chuột nhắt còn ăn cả các món ngọt như kẹo dẻo. Hãy để ý xem loại mồi nào hữu hiệu nhất đối với lũ chuột nhắt sống trong nhà bạn và thử dùng loại mới nếu loại mồi đang dùng không có tác dụng.[6]
    • Thử dùng thạch, mứt hoặc các loại sản phẩm hoa quả khác để làm bữa ngọt cho lũ chuột nhắt.
  7. 7
    Sử dụng bả chuột nếu không còn cách nào khác. Mua bả chuột ở cửa hàng và đặt ở những nơi chuột nhắt hay sục sạo. Khi chuột ăn phải bả độc, chúng sẽ chết từ từ và không còn gây phiền toái cho bạn nữa.
    • Đặt bả chuột ở nơi trẻ em và thú cưng không với tới, vì bả có thể gây hại cho trẻ em và thú cưng.
    • Một số bả chuột cũng là bẫy để bắt chuột khiến chúng không di chuyển đến những khu vực khác trong nhà.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xua đuổi chuột khỏi nhà

  1. 1
    Rải các miếng bông gòn tẩm dầu bạc hà cay ở những nơi có chuột quấy phá. Nhỏ ít nhất 5 giọt dầu bạc hà cay vào mỗi miếng bông gòn. Rải các miếng bông quanh bếp hoặc gần các lối vào. Sau vài ngày, bạn cần nhỏ thêm vài giọt dầu bạc hà cay vào các miếng bông, vì dầu sẽ dần dần bị bay hơi.[7]
    • Thử dùng các loại tinh dầu khác nhau có mùi nồng xem có đuổi được chuột nhắt không.
  2. 2
    Sử dụng máy siêu âm xua đuổi loài gây hại để ngăn chuột vào nhà. Đặt máy gần lối vào hoặc những khu vực chuột nhắt thường lui tới. Thiết bị này sẽ phát ra âm thanh mà bạn không nghe thấy nhưng khiến lũ chuột sợ mà tránh xa. Đảm bảo không có thứ gì che chắn thiết bị; nếu không, sóng siêu âm sẽ mất hiệu lực.
    • Máy phát siêu âm có bán ở các cửa hàng lớn hoặc trên mạng.
    • Chuột nhắt có thể quen dần với âm thanh của thiết bị, do đó máy xua đuổi chuột chỉ có tác dụng trong một thời gian.
  3. 3
    Nuôi mèo để đuổi chuột. Chuột nhắt có thể nhận ra mùi của mèo trong nhà và sẽ tránh xa khi chúng đánh hơi thấy có mèo gần đó. Nếu lũ chuột không dám ló mặt ra, mèo cũng sẽ săn lùng và nhanh chóng giết chết chúng.[8]
    • Nhớ dọn dẹp tất cả bả độc hoặc bẫy chuột quanh nhà khi bạn đem mèo về.
  4. 4
    Làm dung dịch xịt đuổi chuột bằng tỏi băm và nước. Băm 1-2 củ tỏi và hoà với 1 cốc (240 ml) nước ấm. Lắc kỹ hỗn hợp trong bình xịt và xịt gần những khu vực chuột nhắt thường lui tới. Cách vài ngày xịt lại một lần để ngăn chuột đến gần.[9]
    • Thử dùng các loại thảo mộc và gia vị khác có mùi hương nồng như hành hoặc ớt cayenne.
    • Một cách khác, bạn có thể rải các tép tỏi ở những nơi chuột xâm nhập vào nhà.
  5. 5
    Thuê dịch vụ diệt trừ dịch hại nếu tất cả các giải pháp trên đều không có hiệu quả. Gọi cho dịch vụ diệt trừ dịch hại để hỏi giá cả. Sau khi đến nhà bạn để khảo sát, họ sẽ tìm cách bịt kín các lối vào của chuột và loại bỏ những con chuột đã vào trong nhà.[10]
    • Xem các nhận xét trên mạng về công ty diệt trừ dịch hại mà bạn định gọi để xem họ làm có tốt không.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn chặn chuột vào nhà

  1. 1
    Tìm và bít kín các lối vào thường thấy của chuột. Tìm mọi vết nứt hoặc lỗ thủng trên tường hoặc gần sàn nhà. Cố gắng bịt kín vĩnh viễn các lỗ hở bằng keo trét hoặc vữa bê tông. Nếu cần, bạn có thể dùng tạm cước thép nhét vào các lỗ hở, vì đây cũng là vật liệu mà chuột nhắt không dễ dàng gặm thủng được.
    • Xén ngắn những đám cỏ mọc cao quanh nhà để dễ dàng tìm được các lối vào của chuột.
    • Dọn dẹp tất cả các đống lộn xộn để loại bỏ những nơi mà chuột nhắt có thể ẩn náu.
    Hussam Bin Break

    Hussam Bin Break

    Chuyên gia Kiểm soát Dịch hại, Diagno Pest Control
    Hussam Bin Break là chuyên gia ứng dụng thuốc diệt trừ côn trùng và là giám đốc điều hành của Diagno Pest Control. Hussam và anh trai của ông sở hữu và điều hành Diagno Pest Control tại vùng Greater Philadelphia Area.
    Hussam Bin Break
    Hussam Bin Break
    Chuyên gia Kiểm soát Dịch hại, Diagno Pest Control

    Kiểm tra kỹ lưỡng quanh nhà để tìm những nơi chuột nhắt có thể chui vào. Hussam Bin Break làm việc tại trung tâm kiểm soát dịch hại Diagno cho biết: "Cách xử lý mỗi ngôi nhà một khác. Một số nhà có các vấn đề về kết cấu khiến các lỗ hở hình thành và tạo điều kiện cho chuột xâm nhập, vì vậy bạn cần thuê nhà thầu xây dựng để sửa chữa. Trong một số trường hợp khác, chuột nhắt có thể chui vào qua các thiết bị gia dụng, chẳng hạn như máy rửa bát."

  2. 2
    Giữ sạch nhà cửa để chuột nhắt không tìm được thức ăn. Sau khi nấu nướng hoặc ăn uống, bạn cần lau sạch các vụn thức ăn và nước uống rơi vãi. Tránh để bát đĩa bẩn trong bồn rửa qua đêm, vì lũ chuột có thể sẽ đi tìm các vụn thức ăn. Mặc dù không thể hoàn toàn loại bỏ được chuột, nhưng việc giữ vệ sinh nhà cửa cũng sẽ khiến chuột không muốn đến.[11]
    • Quét sàn nhà sau mỗi lần nấu nướng để dọn sạch các vụn thức ăn.
  3. 3
    Không để thức ăn trên bàn bếp. Cất thức ăn vào tủ bếp hoặc tủ lạnh để chuột không dễ dàng tiếp cận được. Nếu bạn cất hết thức ăn, lũ chuột nhắt trong nhà sẽ đi tìm ăn bả và rơi vào bẫy mà bạn đã giăng sẵn trong nhà.[12]
    • Nếu cần phải để thức ăn bên ngoài, bạn nhớ bọc lại hoặc đậy kín.
  4. 4
    Cất thức ăn trong vật đựng kín khít. Chuột nhắt có khứu giác rất thính, do đó nếu không đánh hơi thấy mùi thức ăn, chúng sẽ không có lý do gì để ở lại. Bạn nên bọc kín hoặc cất thức ăn trong vật đựng bằng nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy chặt.[13]
    • Trút các hộp ngũ cốc hoặc đồ ăn vặt vào các hộp đựng kín nếu bạn thấy thực phẩm đã bị chuột nhắt đụng vào.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Để bả chuột ngoài tầm với của trẻ em và thú cưng, vì bả chuột có thể gây ngộ độc nặng nếu nuốt phải.
  • Khi bạn thấy một con chuột nhắt trong nhà thì thường sẽ có nhiều con khác nữa. Hãy mua thêm bẫy nếu cần thiết.

Bài viết wikiHow có liên quan

Dẫn nước bằng ống xi phôngDẫn nước bằng ống xi phông
Sử dụng ghim kẹp tóc mở ổ khóa
Trộn vữaTrộn vữa
Sơn lên nhômSơn lên nhôm
Thay mũi khoan
Ngăn gà vào vườnNgăn gà vào vườn
Đuổi sócĐuổi sóc
Đuổi Sóc khỏi Nhà bạnĐuổi Sóc khỏi Nhà bạn
Tiêu diệt bọ đỏTiêu diệt bọ đỏ
Cách âm cho căn phòng
Mở ổ khóa mà không cần chìa
Loại bỏ vết sơn xịt dính trên tay
Tiêu diệt thằn lằnTiêu diệt thằn lằn
Sửa bồn cầu bị rò rỉ nướcSửa bồn cầu bị rò rỉ nước
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Kevin Carrillo
Cùng viết bởi:
MMPC, Chuyên gia kiểm soát dịch hại
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kevin Carrillo. Kevin Carrillo là chuyên gia kiểm soát dịch hại và quản lý dự án cấp cao tại MMPC, một doanh nghiệp dịch vụ kiểm soát dịch hại và được chứng nhận thuộc sở hữu của dân tộc thiểu số có trụ sở tại New York. MMPC được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn hàng đầu của ngành, bao gồm Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia (NPMA), QualityPro, GreenPro và Hiệp hội Quản lý Dịch hại New York (NYPMA). Công việc của MMPC đã được đăng trên các kênh CNN, NPR và ABC News. Bài viết này đã được xem 19.130 lần.
Chuyên mục: Bảo dưỡng Nhà ở
Trang này đã được đọc 19.130 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo