Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có nhiều tác nhân gây buồn nôn và nôn, chẳng hạn như bệnh lý, thai nghén, say tàu xe hoặc ngộ độc thực phẩm. Thường thì bạn có thể khắc phục chỉ bằng cách tự chăm sóc cơ thể, nhưng các trường hợp nôn kéo dài quá 24 giờ có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn buồn nôn và nôn quá 1 hoặc 2 ngày, hãy tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. Nếu không, bạn chỉ cần ăn uống đúng cách và nghỉ ngơi là sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nôn!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xoa dịu cơn buồn nôn sau khi nôn

  1. 1
    Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi thẳng và cao đầu. Đừng cố gắng đi lại nhiều sau khi nôn, vì điều này thực ra sẽ khiến bạn buồn nôn hơn. Thay vào đó, hãy thẳng người dậy và nghỉ ngơi ở tư thế ngồi sao cho đầu cao hơn bàn chân khoảng 30 cm để giúp cơ thể hồi phục tốt nhất.[1]
    • Đừng nằm nghỉ trên mặt phẳng ngang; tư thế này có thể khiến bạn nôn trở lại.
    • Giữ nguyên tư thế này trong ít nhất 1 tiếng đồng hồ hoặc cho đến khi dạ dày không còn nôn nao.
  2. 2
    Chườm gạc mát lên gáy. Nhúng khăn mặt dưới vòi nước mát cho ướt, sau đó vắt bớt nước vào bồn rửa và gấp khăn làm đôi. Đắp khăn sau gáy trong khoảng 5-10 phút. Cách này có thể giúp xoa dịu sau khi nôn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn hạ thân nhiệt vốn có thể tăng lên sau khi nôn.[2]
  3. 3
    Tránh các mùi nồng hoặc khó chịu cho đến khi hết buồn nôn. Các mùi khó chịu như khói thuốc lá, nước hoa nồng hoặc mùi thức ăn nhiều gia vị đều có thể gây nôn nếu bạn đã sẵn buồn nôn. Hãy hết sức tránh tiếp xúc với những mùi hương này trong tối thiểu 24 tiếng không bị nôn.[3]
    • Lưu ý rằng thức ăn nóng thường có mùi mạnh hơn thức ăn lạnh, vì vậy việc tránh thức ăn nóng cũng là cách hiệu quả để ngăn ngừa mùi thức ăn kích thích nôn.
  4. 4
    Tránh uống thuốc có khả năng kích thích dạ dày. Các thuốc này bao gồm aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen và thuốc huyết áp. Hãy hỏi bác sĩ trước khi ngừng uống thuốc trị các bệnh khác trước khi bạn bắt đầu nôn.[4]
    • Một số thuốc kháng sinh cũng gây buồn nôn, nhưng bạn không được ngừng uống thuốc kháng sinh mà chưa hỏi bác sĩ.
  5. 5
    Thử ra ngoài trời hít thở không khí trong lành. Ra ngoài đi dạo một vòng để hưởng không khí trong lành cũng là biện pháp hữu ích để kiểm soát nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, bạn đừng quá gắng sức nếu không đủ khoẻ để đi dạo.[5]
    • Nếu việc đi dạo là quá sức, bạn hãy thử ngồi bên cửa sổ mở để hít thở không khí ngoài trời.
  6. 6
    Sử dụng liệu pháp mùi hương để giảm buồn nôn. Liệu pháp mùi hương là phương pháp trị liệu bằng cách hít hương tinh dầu, chẳng hạn như nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu hoặc thắp nến thơm, Một số loại tinh dầu có thể giúp giảm buồn nôn là:[6]
    • Gừng
    • Bạc hà cay
    • Oải hương
    • Hạt thìa là
    • Chanh
  7. 7
    Thực hành hít thở sâu để chế ngự cơn buồn nôn. Các nghiên cứu cho thấy, hít thở sâu có thể kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm và giảm cảm giác buồn nôn hoặc nôn nao trong dạ dày. Ngồi với tư thế thoải mái, nhắm mắt và hít sâu qua mũi trong 5 giây, sau đó thở ra qua mũi trong 7 giây. Lặp lại quá trình này cho đến khi cơn buồn nôn bắt đầu tan biến.[7]
    • Cố gắng hít không khí vào đầy phổi để đạt hiệu quả cao nhất.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ăn uống trở lại

  1. 1
    Không ăn hoặc uống trong vòng 15 phút sau khi nôn để dạ dày được nghỉ ngơi. Các cơ dạ dày sẽ khá đau sau khi nôn xong, đặc biệt nếu nôn nhiều. Bạn cần để cho dạ dày nghỉ ngơi để giảm nguy cơ tiếp tục nôn khi bạn ăn trở lại.[8]
    • Bạn có thể súc miệng bằng một ít nước để loại bỏ mùi vị khó chịu sau khi nôn, nhưng nhớ đừng uống ngụm nước nào trong vòng 15 phút.
  2. 2
    Hớp một ngụm nước nhỏ hoặc mút đá viên để phòng tránh mất nước. Khi đã qua 15 phút mà không bị nôn lại, bạn có thể bắt đầu uống từng ngụm nước sau mỗi 5-10 phút để bù lại nước cho cơ thể. Bạn có thể mất nhiều nước khi nôn, do đó việc bù nước ngay khi có thể là rất quan trọng.[9]
    • Nếu bạn bắt đầu nôn sau khi uống nước, hãy ngừng uống và chờ thêm 15-20 phút nữa trước khi thử lại.
    • Bạn cũng có thể thử uống trà loãng, nước thể thao hoặc nước ngọt trong, không chứa gas vào thời điểm này, miễn là chúng không gây khó chịu cho dạ dày.
  3. 3
    Nhai một lát gừng tươi hoặc nhấp một tách trà gừng. Gừng có công dụng chống nôn, nghĩa là nó có thể giúp bạn ngừng buồn nôn và nôn. Nếu có sẵn gừng tươi, bạn có thể cắt một mẩu gừng nhỏ khoảng 1,5 cm để nhai hoặc pha trà gừng. Dùng dao gọt vỏ gừng cho vào miệng nhai hoặc thả vào cốc to và rót nước sôi vào ngâm. Ủ gừng trong nước nóng khoảng 10 phút và uống từ từ.[10]
  4. 4
    Thử ăn thức ăn tinh bột mềm và nhạt sau khi ngừng nôn được 8 tiếng. Chờ cho đến khi bạn có thể giữ được chất lỏng trong 8 tiếng mà không bị nôn trước khi thử ăn bất cứ thứ gì. Đầu tiên, bạn nên cố gắng ăn thức ăn tinh bột dễ tiêu hoá, chẳng hạn như chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng, còn gọi là chế độ ăn BRAT.[11]
    • Chế độ ăn BRAT (viết tắt của Bananas (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo), và Toast (bánh mì nướng) được khuyên dùng cho những người bị rối loạn dạ dày.
    • Trà và sữa chua cũng là các thức ăn dễ chịu sau khi nôn.
  5. 5
    Ăn các bữa ăn nhỏ sau mỗi 2-3 tiếng để dần quay trở lại với chế độ ăn bình thường. Điều này sẽ đỡ gây căng thẳng cho dạ dày so với khi ăn các bữa no sau mỗi 6-8 tiếng. Ngoài ra, bạn nên chọn thức ăn lạnh hoặc nguội trong vòng 24 tiếng sau khi nôn để giảm nguy cơ dạ dày nôn nao trở lại.[12]
    • Một số thức ăn mà bạn có thể thử ăn trong giai đoạn này bao gồm khoai tây nghiền (không quá nóng) cơm, súp kem làm từ sữa ít béo, bánh quy hoặc bánh pudding ít béo.
    • Tránh tất cả các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, các món chua hoặc ngọt vào lúc này, vì các thức ăn này có thể kích thích dạ dày. Hãy chờ đến khi bạn hết nôn trong vòng 24-48 tiếng trước khi chuyển sang xử lý món gà rán hoặc bánh donut rắc đường.
  6. 6
    Tránh caffeine, thuốc lá và thức uống có cồn cho đến khi dạ dày ổn định hơn. Các thức uống chứa caffeine, cồn và các sản phẩm thuốc lá đều kích thích dạ dày và có thể khiến bạn bắt đầu nôn lại. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tránh các sản phẩm này trong ít nhất 24-48 tiếng sau khi ngừng nôn.[13]
    • Nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose hoặc mẫn cảm với sữa, bạn cũng nên kiêng ăn uống các sản phẩm từ sữa cho đến khi ngừng nôn trong vòng 24 tiếng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Khắc phục chứng buồn nôn

  1. 1
    Tránh gắng sức trong ít nhất 1-2 ngày. Cơ thể bạn sẽ cần nghỉ ngơi không chỉ để phục hồi sau khi nôn mà còn chống lại mọi tác nhân gây nôn ngay từ đầu. Việc di chuyển nhiều khi đang buồn nôn cũng có thể khiến bạn nôn trở lại, do đó tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi hết hẳn cảm giác buồn nôn.[14]
    • Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè chăm sóc trong thời gian hồi phục, hãy hỏi xem họ có thể bên cạnh bạn cho đến khi bạn hết buồn nôn không.
  2. 2
    Cân nhắc dùng thuốc để kiểm soát cơn buồn nôn và nôn thường xảy ra. Nếu bạn đã dùng đủ mọi cách để kiểm soát cảm giác buồn nôn và nôn nhưng vẫn thường xuyên bị nôn, có thể bạn cần được hỗ trợ bằng thuốc. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc chống buồn nôn để kiểm soát chứng buồn nôn và nôn.[15]
    • Các thuốc chống nôn kê toa thông dụng bao gồm Phenergan và Zofran.
    • Lưu ý rằng một số thuốc không kê toa trị rối loạn dạ dày như Pepto-Bismol và Kaopectate có thể không giúp chống nôn nếu bạn bị nhiễm virus dạ dày.
  3. 3
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn không ngừng nôn hoặc nôn trầm trọng hơn. Mặc dù tình trạng nôn và buồn nôn thường sẽ khỏi sau 24 tiếng tự chăm sóc tại nhà, đôi khi đó là các dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn nên tìm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng nôn kéo dài quá 24 tiếng, có máu trong bã nôn, hoặc bắt đầu bị đau bụng dữ dội.[16]
    • Bạn cũng nên liên lạc với bác sĩ nếu có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn kéo dài quá 48 tiếng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu trong miệng còn dư vị khó chịu sau khi nôn, bạn có thể thử mút kẹo cứng một lúc. Cách này có thể không chữa được cảm giác nôn nào trong dạ dày nhưng ít ra cũng loại bỏ được dư vị khó chịu sau khi nôn.

Cảnh báo

  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu có máu trong bã nôn hoặc nôn kèm với đau đầu hoặc đau bụng dữ dội, lờ đờ, lú lẫn và sốt trên 38 độ C, hoặc thở gấp. Các hiện tượng này đều là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.
  • Nếu tình trạng nôn kéo dài hơn vài tiếng ở trẻ em dưới 6 tuổi hoặc hơn 1 ngày ở trẻ em trên 6 tuổi, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Peter Gardner, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Peter Gardner, MD. Peter W. Gardner là bác sĩ được ủy ban chứng nhận, chuyên khoa tiêu hóa và gan học với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông chuyên điều trị bệnh về tiêu hóa và gan. Gardner có bằng cử nhân của Đại học Bắc Carolina và từng theo học Trường Y khoa Georgetown. Ông đã hoàn thành chương trình nội trú về y học nội khoa và sau đó nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Đại học Connecticut. Ông trước đây là bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Stamford và vẫn thuộc đội ngũ nhân viên của bệnh viện. Ông cũng là nhân viên của Bệnh viện Greenwich và Bệnh viện New York (Columbia) Presbyterian. Gardner là chuyên gia tư vấn về y học nội khoa và khoa tiêu hóa cho Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 1.303 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.303 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo