Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dập lửa trong lò sưởi đúng cách là việc quan trọng cần lưu ý để phòng tránh hoả hoạn. May mắn là hai vật liệu dập lửa là nước và muối nở thường có sẵn trong nhà. Ngoài việc dập tắt lửa, bạn cũng cần dọn sạch tro nóng còn lại sau khi đốt lửa. Với việc dọn tro đúng cách và đảm bảo lửa đã tắt hẳn, bạn có thể yên tâm sử dụng lò sưởi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Phun nước

  1. 1
    Rót nước vào bình xịt nhựa. Dùng bình xịt nước cỡ vừa thay vì cốc hoặc gáo để tránh làm nước văng tung toé hoặc bốc hơi mù mịt. Lấy một lượng nước đủ để dập tắt lửa và làm ẩm củi.
  2. 2
    Dùng cây cời lò để trải rộng củi và than hồng trong lò. Bạn cần san mỏng củi và than hồng sao cho càng thoáng càng tốt để chúng mau nguội hơn.[1]
  3. 3
    Phun nước vào ngọn lửa bằng bình xịt. Tiếp tục phun cho đến khi nước phủ kín củi và than hồng. Bạn cần xịt nước cho ẩm mọi thứ để than củi nguội và tắt hẳn.[2]
  4. 4
    Đảm bảo lửa phải tắt hoàn toàn trước khi rời đi. Đừng để ngọn lửa nào đang cháy hoặc than còn hồng trong lò sưởi. Nếu lửa cháy lại hoặc củi và than vẫn còn nóng rực, bạn cần phun thêm nước vào lửa.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Sử dụng muối nở

  1. 1
    Dùng cây cời lò trải rộng củi đang cháy và than hồng. Cố gắng san than hồng thành lớp phẳng và đều để dễ dàng rắc muối nở lên trên.[3]
  2. 2
    Dùng xẻng kim loại xúc một ít tro đổ lên những mẩu củi đang cháy. Tiếp tục xúc tro dập tắt tất cả các ngọn lửa.[4]
  3. 3
    Rắc muối nở lên than hồng và củi. Bất cứ loại muối nở nào bán ở cửa hàng cũng đều dùng được; bạn chỉ cần một lượng vừa đủ để rắc một lớp mỏng trên than hồng và củi. Muối nở có chứa natri bicacbonat, một thành phần có trong một số bình chữa cháy có tác dụng dập lửa và ngăn lửa cháy trở lại.[5]
    • Tránh dùng cát để dập lửa vì bạn sẽ khó dọn sạch cát trong lò sưởi.
  4. 4
    Để mắt trông chừng lò sưởi vài phút để đảm bảo lửa không cháy trở lại. Nếu lửa cháy lại, bạn cần lặp lại các bước xúc tro và rắc muối nở cho đến khi lửa tắt hẳn.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Dọn dẹp tro trong lò sưởi

  1. 1
    Chờ vài tiếng sau khi dập lửa để tro nguội trước khi dọn. Đừng bao giờ cố dọn tro khi lửa vẫn còn cháy.[6]
    • Chờ qua đêm nếu muốn tro nguội hẳn. Bạn có thể yên tâm để tro trong lò sưởi khi ngủ, miễn là lửa đă tắt hẳn (không còn ngọn lửa cháy hoặc than hồng).[7]
  2. 2
    Dùng xẻng kim loại để xúc tro. Bạn không cần lo dọn các mẩu củi chưa cháy hết; chỉ cần dọn sạch tro đen hoặc xám ở dưới đáy lò sưởi.[8]
    • Nhớ rằng một số than hồng có thể vẫn còn nóng ngay cả sau khi lửa đã tắt một thời gian. Hãy cẩn thận khi xúc tro.
  3. 3
    Xúc tro đổ vào thùng kim loại. Đừng bao giờ đổ tro lên giấy, báo, hoặc xô nhựa. Than nóng còn lẫn trong tro có thể làm cháy vật đựng và phát hỏa.[9]
  4. 4
    Đem thùng tro ra ngoài để ở nơi an toàn. Nhớ đừng để gần các vật liệu dễ cháy.[10]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dự tính trước bằng cách để cho lửa nhỏ dần vài tiếng trước khi đi rời đi. Dập tắt lửa từ sớm để bạn có thời gian đảm bảo lửa đã tắt hẳn trước khi rời khỏi nhà.

Cảnh báo

  • Đừng cố dùng một vật nào đó để dập lửa trong lò sưởi. Nếu bạn lấy phải vật dễ cháy, nó có thể bắt lửa và tạo ra một lượng khói nguy hại.
  • Đừng chờ lửa trong lò sưởi tự tắt. Lớp than hồng nóng có thể cháy âm ỉ nhiều ngày và khiến lửa bùng cháy trở lại nếu bạn không để mắt đến.
  • Đừng bao giờ cố dùng tay hoặc vật nào đó quạt để dập tắt lửa, vì bạn sẽ chỉ khiến lửa cháy to hơn khi làm vậy.
  • Nếu lửa trong lò sưởi cháy quá lớn hoặc lan cả vào ống khói và bạn không dập tắt được, hãy gọi cứu hỏa ngay lập tức.

Những thứ bạn cần

  • Bình xịt nước bằng nhựa
  • Nước
  • Muối nở
  • Xẻng kim loại
  • Thùng kim loại
  • Găng tay chịu nhiệt

Bài viết wikiHow có liên quan

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.799 lần.
Chuyên mục: Dọn dẹp
Trang này đã được đọc 1.799 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo