Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có thể cài đặt hệ điều hành vào ổ flash và sử dụng nó như một máy tính xách tay bằng cách dùng Rufus trên Windows hoặc Disk Utility trên Mac. Bất kể thực hiện cách nào, bạn sẽ cần có bộ cài hệ điều hành hoặc image (hình ảnh), định dạng ổ USB flash và cài đặt hệ điều hành vào ổ USB. Đừng quên kích hoạt tính năng khởi động từ USB trong BIOS trên Windows hoặc chuyển đổi ổ đĩa khởi động trên Mac!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tạo ra ổ khởi động Windows hoặc Linux bằng Rufus

  1. 1
    Bật tính năng khởi động USB trong BIOS. BIOS (Hệ thống nhập/xuất cơ bản) giúp bạn quản lý phần cứng trong máy tính. Nhấn phím được yêu cầu trong lúc khởi động để vào BIOS (thường là nhấn F2 hoặc Del). Sử dụng các phím mũi tên để vào thẻ “Boot”. Di chuyển USB lên phía trên cùng danh sách bằng phím Enter. Lựa chọn “Save and Exit” và máy tính sẽ khởi động lại với thiết lập mới.
    • Các nhà sản xuất khác nhau sử dụng các loại BIOS khác nhau trong máy tính. Bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để biết chính xác cần nhấn phím nào khi truy cập và thay đổi cấu hình BIOS.
  2. 2
    Mua ổ USB flash phù hợp. Bạn sẽ muốn sở hữu ổ flash có dung lượng tối thiểu là 16 GB. USB 2.0 cũng gọi là dùng được, nhưng nên sử dụng USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn.
    • Bạn nên dùng USB 32 GB trở lên nếu muốn lưu trữ thứ gì khác ngoài hệ điều hành vào ổ đĩa. Không tốn nhiều tiền để tăng dung lượng lưu trữ như thế này (chỉ chênh giá khoảng 5$ giữa 16 và 32 GB)!
  3. 3
    Tải về "disk image" (hình ảnh đĩa) của hệ điều hành bạn muốn cài đặt. Trang web Rufus có nhiều liên kết đến hình ảnh đĩa của hệ điều hành mà bạn có thể tải về ở phía dưới cùng trang, dưới dòng “Non-exhaustive list of ISOs Rufus is known to work with”. Tập tin bạn sẽ cần tải về được gọi là ISO.
  4. 4
    Tải về và mở Rufus. Rufus là chương trình tự chứa và không cần được cài đặt -- chỉ cần được tải về và mở ra.
  5. 5
    Cắm ổ USB flash vào máy tính. Nó sẽ xuất hiện trong cùng danh sách với những ổ đĩa khác trong “This PC”.
  6. 6
    Nhấp vào “Device” và lựa chọn ổ USB flash từ danh sách.
  7. 7
    Nhấp vào “Partition Scheme” và lựa chọn “MBR for BIOS or UEFI”. MBR (Master Boot Record) là cấu trúc ổ đĩa cũ, nhưng phổ biến hơn cả và được sử dụng rộng rãi trong máy tính Windows.
    • Bạn có thể lựa chọn GPT (GUID Partition Table), một công nghệ mới hơn, nhưng bạn có thể sẽ gặp vài vấn đề tương thích khi cài đặt một số hệ điều hành.[1]
  8. 8
    Nhấp vào trình đơn thả xuống “Filesystem” và lựa chọn hệ thống tập tin thích hợp. Sử dụng “NTFS” nếu bạn đang cài đặt Windows và “exFat” nếu bạn đang cài đặt Linux vào ổ đĩa USB để khởi động.
  9. 9
    Tích vào ô “Create Bootable Disk” để kích hoạt. Ô tích này nằm ở dưới “Format Options” và sẽ cho phép bạn sử dụng ISO để tạo ra ổ đĩa USB khởi động. ISO (hay disk image - hình ảnh đĩa) là tập tin kỹ thuật số chứa nội dung của ổ đĩa - trong trường hợp này là hệ điều hành bạn sẽ cài đặt.
  10. 10
    Lựa chọn “ISO image” từ trình đơn ở bên phải ô tích.
  11. 11
    Nhấp vào biểu tượng ổ đĩa và lựa chọn hình ảnh đĩa đã tải về. Biểu tượng ổ đĩa nằm ở bên phải của phần thả xuống mà bạn đã lựa chọn ISO image.
  12. 12
    Nhấn “Start”. Thanh tiến trình sẽ cho thấy tiến trình hiện tại. Bạn sẽ được thông báo khi tiến trình hoàn tất.
    • Chú ý: Tiến trình này sẽ định dạng ổ flash. Việc định dạng ổ USB sẽ xóa TOÀN BỘ nội dung. Nếu có dữ liệu nào đó trên ổ USB flash mà bạn muốn lưu giữ, trước tiên hãy sao chép nó vào máy tính để lưu lại.
  13. 13
    Khởi động lại máy tính để thử chạy ổ đĩa khởi động. Khi bật tính năng USB Booting, máy tính sẽ khởi động lại và sử dụng USB để khởi động bằng cách sử dụng hình ảnh đĩa.
    • Một số BIOS có trình đơn dành riêng cho việc lựa chọn ổ đĩa khởi động. Trình đơn này sẽ có nút truy cập khác nhau khi khởi động từ Trình đơn BIOS thông thường. Kiểm tra thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để biết liệu đây có phải là lý do khiến bạn gặp rắc rối khi khởi động bằng ổ flash.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Cài đặt macOS/OSX vào ổ đĩa di động

  1. 1
    Mua ổ USB flash thích hợp. Để cài đặt hệ điều hành macOS/OSX mới, bạn sẽ muốn sở hữu ổ flash có dung lượng tối thiểu là 16 GB. USB 2.0 cũng gọi là dùng được, nhưng nên sử dụng USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn.
    • Bạn nên dùng USB 32 GB trở lên nếu muốn lưu trữ thứ gì khác ngoài hệ điều hành vào ổ đĩa. Không tốn nhiều tiền để tăng dung lượng lưu trữ như thế này (chênh giá khoảng 5$ giữa 16 và 32 GB)!
  2. 2
    Tải về bộ cài hệ điều hành từ App Store. Tìm kiếm phiên bản macOS/OSX bạn muốn cài đặt và nhấn “Download”. Bộ cài này sẽ xuất hiện trong thư mục Applications khi tiến trình tải về hoàn tất.
  3. 3
    Cắm ổ USB flash vào máy tính. Ổ đĩa sẽ thực hiện quá trình mount tự động và xuất hiện trên màn hình desktop.
  4. 4
    Vào “Applications > Utilities” và mở Disk Utility. Disk Utility được sử dụng để quản lý và chỉnh sửa các ổ đĩa. Ổ flash sẽ xuất hiện trong danh sách ổ đĩa ở bên trái.
  5. 5
    Lựa chọn ổ flash từ danh sách và nhấn “Partition”. Đây là hình thức phân chia dung lượng lưu trữ của ổ đĩa thành các vùng trống riêng biệt. Nút này là một trong các thẻ được liệt kê phía dưới thanh trình đơn. Thẻ này bao gồm nhiều tùy chọn để định dạng ổ đĩa USB và thiết lập nó để có thể khởi động.
  6. 6
    Mở trình đơn Partition Layout và lựa chọn “1 Partition”. Một phân vùng duy nhất sẽ tối đa hóa dung lượng lưu trữ dành cho hệ điều hành không cần cài đặt của bạn.
  7. 7
    Mở trình đơn Format và lựa chọn “Mac OS Extended (Journaled)". Bạn cần chọn định dạng này để chạy hệ điều hành.
    • Chú ý: Việc định dạng ổ USB sẽ xóa TOÀN BỘ nội dung. Nếu có dữ liệu nào đó trên ổ USB flash mà bạn muốn lưu giữ, trước tiên hãy sao chép nó vào máy tính để lưu lại.
  8. 8
    Nhấn “Options…”. Nút này nằm phía dưới bảng phân vùng và mở ra trình đơn có nhiều tùy chọn để lựa chọn phân vùng.
  9. 9
    Lựa chọn “GUID partition table” và nhấn “OK”. Bạn cần thực hiện điều này để khiến phân vùng có thể khởi động.
    • Các tùy chọn khác được sử dụng để khiến ổ đĩa khởi động được trên máy tính Windows hoặc PowerPC, nhưng macOS/OSX mới sẽ không chạy bình thường trên hầu hết phần cứng không phải là Mac.
  10. 10
    Nhấn “Apply” rồi nhấn “Partition” từ thông báo hiện ra. Thanh tiến trình sẽ xuất hiện để cho thấy tiến trình định dạng và phân vùng. Quá trình này có thể sẽ diễn ra trong vài phút. Khi hoàn tất, thanh tiến trình sẽ biến mất.
  11. 11
    Mở bộ cài macOS/OSX. Bộ cài này sẽ xuất hiện trong thư mục Applications.
  12. 12
    Nhấn “Continue” để bắt đầu quá trình cài đặt.
  13. 13
    Nhấn “Agree” rồi nhấn “Agree” thêm lần nữa trong phần hiện ra. Khi nhấp vào nút này, bạn đồng ý với thông tin bản quyền được hiển thị trong cửa sổ bộ cài.
  14. 14
    Nhấn “Show All Disks”. Việc này cho phép bạn lựa chọn ổ đĩa để cài đặt hệ điều hành.
  15. 15
    Lựa chọn ổ flash từ danh sách ổ đĩa và nhấn “Install”. Quá trình cài đặt sẽ bắt đầu và có lẽ là cần khoảng 30 phút trở lên. Bạn sẽ được yêu cầu thiết lập hệ điều hành mới khi quá trình cài đặt hoàn tất.
    • Bạn có thể sẽ được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập của máy tính sau khi nhấn cài đặt để xác nhận hành động.
  16. 16
    Nhập thông tin khởi tạo hệ điều hành. Bạn sẽ được yêu cầu điền thông tin kiểu như tên người dùng/mật khẩu, vị trí và thông tin wifi để cấu hình việc cài đặt hệ điều hành mới. Sau khi hoàn tất, máy sẽ khởi động từ ổ đĩa di động.
  17. 17
    Vào “Applications > System Settings” và mở “Startup Disk”. Bạn cần đảm bảo rằng sẽ chuyển đổi ổ đĩa khởi động mặc định thành ổ cứng của máy tính để tránh vấn đề phát sinh sau khi bạn rút ổ flash.
  18. 18
    Lựa chọn ổ cứng của máy tính và nhấn “Restart”. Bạn sẽ được khởi động từ ổ cứng máy tính và giờ thì bạn có thể rút ổ flash một cách an toàn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Việc sử dụng ổ đĩa di động macOS/OSX trên máy tính Windows hoặc ngược lại có thể sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng vì không tương thích. Nếu cài đặt Portable Linux thì có thể sẽ chạy được trên cả hai hệ điều hành đó.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC
Khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hackKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack
Chụp ảnh bằng camera trên laptopChụp ảnh bằng camera trên laptop
Hack Máy tínhHack Máy tính
Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)
Sao chép và dánSao chép và dán
Tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF
Kết nối PC với TV mà không cần dâyKết nối PC với TV mà không cần dây
Xóa bỏ phông nền trong Adobe IllustratorXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator
Kết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính
Đổi ngôn ngữ trên máy tínhĐổi ngôn ngữ trên máy tính
Sao chép và dán ảnhSao chép và dán ảnh
Khởi động máy tínhKhởi động máy tính
Gỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớGỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luigi Oppido
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 4.197 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 4.197 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo