Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Từ hàng thế kỷ trước, giấm táo đã được sử dụng để điều trị bệnh và tẩy rửa đồ gia dụng. Những người ưa chuộng giấm táo khẳng định đây là chất bảo quản, chất khử trùng và nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Ngoài ra, giấm táo còn là chất bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn của chó. Giấm táo giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, kiểm soát vi sinh vật gây hại cũng như khử trùng tai và da. Y học hiện đại vẫn chưa công nhận giấm táo là một phương thuốc kỳ diệu nhưng nhiều bác sĩ thú ý vẫn khuyên sử dụng nếu biết chừng mực. Giấm táo không thể phát huy tác dụng tức thời và có thể mang lại tác dụng phụ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tắm cho chó bằng giấm táo

  1. 1
    Dùng giấm táo rửa sơ qua để cải thiện da và lông chó. Sau khi tắm xong, bạn hãy chải lông cho chó bằng giấm táo. Giấm táo giúp sáng lông và khử mùi. Không sử dụng giấm táo khi da chó bị khô, thương tổn để tránh kích ứng.[1]
    • Cách điều trị này giúp chó ngăn ngừa khô và ngứa da.
  2. 2
    Vệ sinh tai bằng giấm táo. Đặc tính kháng khuẩn của giấm táo giúp làm sạch tai chó hiệu quả. Giấm táo giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ các kí sinh trùng kị axit. Nhúng một miếng bông hoặc một mảnh vải sạch vào giấm táo, sau đó lau tai chó nhẹ nhàng và cẩn thận.[2]
  3. 3
    Phun giấm táo lên lông chó để đuổi bọ chét. Nếu chó hoạt động nhiều vào mùa hè, bạn có thể giúp chó đuổi bọ chét bằng giấm táo. Pha 2 cốc nước và 2 cốc giấm táo vào bình xịt sạch. Phun hỗn hợp trên lông chó một lần mỗi tuần. Mặc dù vẫn chưa được khoa học chứng minh nhưng vị axit của giấm táo có thể giúp xua đuổi bọ chét và kí sinh trùng. [3]
    • Nếu chó không thích bị xịt, bạn có thể nhúng một miếng vải sạch vào hỗn hợp rồi chà lên lông chó. Không cần phải tắm lại cho chó. Mùi sẽ biến mất sau khi giấm táo khô.
  4. 4
    Tắm trong hỗn hợp giấm táo-xà phòng để diệt bọ chét. Bạn có thể diệt bọ chét cho chó bằng cách sử dụng hỗn hợp giấm táo và nước xà phòng. Nước xà phòng giúp diệt bọ chét, trong khi đó, giấm táo giúp ngừa bọ chét quay trở lại. Pha hỗn hợp giấm táo-xà phòng bằng cách pha 1/4 cốc nước rửa chén với 1900 ml nước và 1900 ml giấm táo.[4]
    • Mặc áo dài tay và đeo găng tay. Trước khi điều trị cho chó, bạn nên tránh để bị bọ chét cắn. Nên điều trị cho chó ở bên ngoài nhà bạn khi bọ chét hoặc ve chó đang còn sống.
    • Tắm cho chó bằng dung dịch giấm táo-xà phòng. Tránh để dung dịch vào mắt chó. Xoa dung dịch lên khắp lông chó và dùng ngón tay bạn để tản đều dung dịch. Bạn nên tạo thật nhiều bọt xà phòng để tiêu diệt bọ chét. Để dung dịch ngấm trong vòng 10 phút. Nếu chó bị bọ chét nặng, bạn có thể tắm thêm cho chó một lần nữa để tăng gấp đôi hiệu quả điều trị.
  5. 5
    Sử dụng lược chải chấy rận để loại bỏ bọ chét. Cẩn thận chải lược qua từng mảng lông để loại bỏ bọ chét sống và trứng. Nhúng lược chải chấy rận vào bát nước xà phòng, sau đó chải lên lông chó để dìm chết bọ chét. Vị giấm táo sẽ đuổi bọ chét ra ngoài, do đó chúng sẽ được loại sạch bằng lược một cách dễ dàng.[5]
  6. 6
    Tắm cho chó. Tắm lại cho chó để loại bỏ hết xà phòng và xác bọ chét chết. Tiếp tục phun dung dịch nước-giấm táo tỉ lệ 50:50 lên lông chó và để tự khô.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị cho chó bằng giấm táo

  1. 1
    Dùng giấm táo 2 lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe tổng thể cho chó. Cho chó dùng giấm táo thường xuyên giúp da và lông chó được khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa bọ chét. Bạn chỉ cần thêm một thìa cà phê giấm táo vào nước và cho chó uống 2 lần mỗi tuần.[6]
    • Nên nhớ rằng tác dụng của giấm táo sẽ khác nhau đối với từng con chó. Vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh giấm táo có thể cải thiện sức khỏe của mọi con chó. Một số hiệu quả của giấm táo chỉ được chứng minh thông qua nghiên cứu giả dược.
  2. 2
    Điều trị các vấn đề tiêu hóa ở chó. Nếu chó bị bệnh đường tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, hãy cho chó dùng giấm táo 1 lần mỗi ngày. Cho 1 thìa cà phê giấm táo vào bát nước lớn và cho chó uống mỗi ngày. Cách này nếu áp dụng liên tục sẽ giúp giảm tiêu chảy và điều trị táo bón ở chó.[7]
    • Có thể áp dụng phương pháp điều trị này 2 lần mỗi ngày cho những con chó lớn. Nếu chó nhà bạn nặng hơn 25 kg, có thể cho chó sử dụng 2 thìa cà phê giấm táo mỗi ngày.
    • Nếu các triệu chứng không cải thiện sau một tuần, bạn nên đưa chó đi khám thú ý để chó được điều trị bằng thuốc mạnh hơn. [8]
  3. 3
    Tạo hỗn hợp giấm táo mà chó thích. Không ép chó ăn nếu chó có vẻ ghét mùi hay hương vị giấm táo. Thay vào đó, bạn có thể trộn giấm táo vào thức ăn. Hoặc bạn có thể chế biến món giấm táo đặc biệt cho chó bằng cách trộn 1 thìa cà phê giấm táo với bơ lạc.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Trang bị kiến thức về giấm táo

  1. 1
    Biết được lợi ích của giấm táo. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, do đó giúp diệt khuẩn cho da, tai và hệ tiêu hóa của chó. Giấm táo còn giúp thay đổi độ pH bên trong của chó, nhờ đó giúp xua đuổi bọ chét. Cho chó ăn giấm táo thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài.[10]
    • Giữ cho nồng độ pH khỏe mạnh là rất quan trọng. Chó sẽ ít có nguy cơ bị các vi sinh vật như bọ chét, ve, vi khuẩn, ký sinh trùng, hắc lào (nấm da), nấm, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu và ghẻ gây hại hơn nếu nước tiểu có tính axit nhẹ và da/ lông cũng có tính axit. Giấm táo giúp duy trì nồng độ pH của chó ở mức khỏe mạnh.[11]
    • Theo những người phản đối việc dùng giấm táo, vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả xua đuổi bọ chét của nguyên liệu này. Họ cho rằng sở dĩ bọ chét bị tiêu diệt là do chải lông thường xuyên sau khi tắm bằng giấm táo và thay đổi điều kiện môi trường chứ không phải do tác dụng trực tiếp của giấm táo.
  2. 2
    Biết được các rủi ro liên quan đến giấm táo. Giấm táo có thể gây rát nếu thoa lên da bị thương hoặc bị lở loét. Do đó, không sử dụng giấm táo khi da chó bị tổn thương. Trước khi dùng giấm táo để diệt bọ chét, bạn cần nhận thức rằng da chó đã tổn thương do bọ chét nên việc dùng giấm táo khiến da bỏng rát thêm.
    • Sử dụng giấm táo lâu dài có thể dẫn đến sỏi bang quang. Giấm táo có tính axit và làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu. Nước tiểu có tính axit cao sẽ dẫn đến sỏi bàng quang oxalate ở chó do các tinh thể oxalat kết tủa trong dung dịch giấm táo. Sỏi bàng quang có thể chặn niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và hạn chế khả năng đi tiểu của chó. Đây là tình trạng nguy cấp cần được phẫu thuật ngay lập tức.[12]
    • Giấm táo chắc chắn KHÔNG ĐƯỢC khuyến cáo sử dụng cho động vật có tiền sử bị sỏi bàng quang oxalate. Về lý thuyết, bạn có thể theo dõi nồng độ pH trong nước tiểu bằng que thử . Độ pH lý tưởng thường vào khoảng 6,2-6,4. Nếu que thử hiện thị pH có tính axit (dưới 6.2) thì tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng giấm táo cho đến khi phục hồi lại độ pH khỏe mạnh.[13]
  3. 3
    Chọn giấm táo tốt. Giấm táo có dạng sản xuất công nghiệp và dạng hữu cơ. Bạn nên chọn giấm táo hữu cơ. Tốt nhất nên sử dụng giấm táo đã lên men và chưa được lọc, hay còn gọi là giấm “thô”. Giấm táo thô chứa "giấm mẹ" - một chất đục màu có các enzyme và khoáng chất tốt cho sức khỏe. [14]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Vệ sinh vết thương cho chóVệ sinh vết thương cho chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Trấn an tinh thần cho chóTrấn an tinh thần cho chó
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Quảng cáo
  1. http://www.whole-dog-journal.com/issues/15_01/features/Pet-Uses-Of-Apple-Cider-Vinegar_20435-1.html
  2. http://www.earthclinic.com/pets/acvfordogs.html
  3. Richard W. Nelson and C. Guellermo Coutu, Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher: Mosby.
  4. Richard W. Nelson and C. Guellermo Coutu, Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher: Mosby.
  5. http://www.whole-dog-journal.com/issues/15_01/features/Pet-Uses-Of-Apple-Cider-Vinegar_20435-1.html

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y tại Royal College of Veterinary Surgeons
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 3.631 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 3.631 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo