Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em.
Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.057 lần.
A-mi-đan là các hạch bạch huyết nằm ở phía sau cổ họng. Viêm họng, đôi khi khá đau, là kết quả của tình trạng viêm và kích ứng a-mi-đan. Nguyên nhân gây ra có thể là chứng chảy dịch mũi sau do dị ứng, các loại virus như virus cúm hoặc cảm thường, hay các bệnh nhiễm khuẩn như liên cầu khuẩn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, có một số liệu pháp y khoa và tự nhiên để xoa dịu và chữa đau họng cũng như các phương pháp tốt nhất để giúp bạn sớm hồi phục.
Các bước
Uống thuốc
-
1Dùng thuốc kháng viêm không kê toa. Các loại thuốc như aspirin, Aleve (naproxen sodium), Advil hoặc Motrin (đều chứa ibuprofen) sẽ giúp giảm viêm và đau. Các thuốc này cũng giúp hạ sốt nếu bạn bị sốt kèm theo đau họng.[1]
- CẢNH BÁO: Không cho trẻ em uống aspirin. Aspirin có thể gây hội chứng Reye – một tình trạng tổn thương đột ngột ở não và các vấn đề về gan – ở trẻ bị bệnh thủy đậu hoặc cúm.[2]
-
2Thử dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa. Acetaminophen không giúp giảm viêm nhưng có thể giảm các chứng đau liên quan đến viêm a-mi-đan. Người lớn không nên uống quá 3 gram acetaminophen mỗi ngày. Xem nhãn hộp thuốc hoặc hỏi bác sĩ để biết liều lượng an toàn cho trẻ em.[3]
-
3Uống một thìa xi-rô ho. Ngay cả khi bạn không bị ho, xi-rô ho sẽ bao bọc cổ họng bằng các chất giảm đau có tác dụng xoa dịu.[4] Nếu bạn không muốn dùng xi-rô thì mật ong cũng sẽ bao bọc cổ họng và giúp bạn giảm đau.
-
4Thử dùng thuốc kháng histamine. Có nhiều loại thuốc kháng histamine – thuốc giúp giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ức chế các thụ thể histamine. Thuốc kháng histamine có thể trị các triệu chứng của bệnh nếu bạn bị viêm a-mi-đan có nguyên nhân là chứng chảy dịch mũi sau do dị ứng.[5]
-
5Uống thuốc kháng sinh trị viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm họng liên cầu khuẩn (bệnh nhiễm khuẩn) là nguyên nhân gây ra khoảng 5% đến 15% trường hợp viêm họng ở người lớn và phổ biến hơn ở trẻ em từ 5-15 tuổi. Viêm họng liên cầu khuẩn thường kèm sổ mũi, nhưng không như bệnh cảm vốn cũng gây đau họng nặng và a-mi-đan sưng to, bệnh thường kèm theo chảy mủ, sưng hạch ở cổ, đau đầu và sốt (trên 38 độ C). Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viêm họng liên cầu khuẩn qua xét nghiệm phết họng. Bệnh sẽ thuyên giảm trong vài ngày khi được điều trị kháng sinh.[6]
- Luôn dùng hết liệu trình điều trị thuốc kháng sinh, ngay cả khi bạn đã cảm thấy khỏe hơn trước khi uống hết thuốc. Điều này sẽ giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Quảng cáo
Sử dụng các liệu pháp tự nhiên
-
1
-
2
-
3
-
4Ăn một thìa mật ong. Mật ong sẽ bao bọc và làm dịu cổ họng, hơn nữa mật ong cũng có chất kháng khuẩn. Bạn cũng có thể thêm mật ong vào các thức uống ấm để tăng hương vị và hiệu quả của chúng.[15]
- Cảnh báo: Không cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong, vì mật ong có thể chứa các bào tử gây chứng ngộ độc thịt ở trẻ em, một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.[16]
-
5Uống các chất lỏng ấm. Trà chanh hoặc trà pha mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng.[17] Ngoài ra, bạn có thể thử dùng một trong những thức uống ấm sau đây:
- Trà hoa cúc La Mã – Cúc La Mã có chứa các chất kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên giúp xoa dịu cổ họng.[18]
- Giấm táo – Giấm có tác dụng diệt vi trùng và làm dịu cổ họng. Hòa 1 thìa canh giấm táo, 1 thìa canh mật ong với một cốc nước ấm. Dung dịch này có mùi vị khá mạnh; bạn có thể súc miệng và nhổ đi nếu không muốn nuốt.[19]
- Rễ marshmallow, rễ cam thảo hoặc vỏ cây du – các thảo mộc này đều là các chất làm dịu chứng viêm, giúp giảm tình trạng viêm ở các màng nhầy như a-mi-đan bằng cách bao bọc cổ họng với một lớp màng bảo vệ.[20] Bạn có thể mua các nguyên liệu này dưới dạng trà hoặc tự pha chế. Rót 1 cốc nước sôi vào một thìa rễ hoặc vỏ thảo mộc và ủ 30-60 phút, sau đó lọc và uống.[21]
- Gừng – Trong gừng có chứa các chất kháng viêm và kháng khuẩn. Lấy một củ gừng dài khoảng 5 cm, gọt vỏ, thái thành từng lát và giã nhỏ. Cho gừng giã nhỏ vào 2 cốc nước sôi và đun sôi 3-5 phút. Uống khi nước vừa nguội.[22]
-
6Nấu súp gà. Natri trong súp có đặc tính kháng viêm. Súp gà cũng là một nguồn giàu chất dinh dưỡng, giúp bạn chống lại căn bệnh gây viêm a-mi-đan.[23]
-
7Ăn một viên kem. Bạn cần chất dinh dưỡng để đẩy lùi bệnh, và nếu cổ họng đau đến mức không ăn được thì kem là một giải pháp. Món ăn này dễ nuốt và độ lạnh sẽ giúp làm dịu cổ họng.[24]
-
8Ngậm tỏi. Trong tỏi có allicin, một hợp chất có tác dụng diệt khuẩn và cũng có đặc tính kháng virus.[25] Vì vậy, mặc dù không có lợi cho hơi thở, nhưng tỏi có thể tiêu diệt các mầm bệnh gây viêm a-mi-đan.
-
9Nhai đinh hương. Trong đinh hương có eugenol, một chất giảm đau và kháng khuẩn tự nhiên. Cho một hoặc vài nhánh đinh hương vào miệng mút cho đến khi mềm và nhai như kẹo cao su. Đinh hương có thể nuốt được.[26]Quảng cáo
Cân nhắc các liệu pháp khác
-
1Nghỉ ngơi. Ít có liệu pháp nào hiệu quả hơn nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục. Việc ngủ không đủ giấc hoặc tiếp tục đi làm hay đi học khi bị ốm sẽ khiến bệnh nặng thêm.[27]
-
2Sử dụng máy tạo ẩm phun hơi mát trong khi ngủ. Điều này sẽ giúp làm ẩm và xoa dịu cổ họng, đồng thời làm loãng chất nhầy vốn gây khó chịu.[28]
-
3Tạo hơi ẩm trong phòng tắm. Mở vòi hoa sen để hơi nước bốc lên đầy phòng tắm và ngồi trong hơi nước 5-10 phút. Hơi nước ấm và ẩm sẽ giúp làm dịu cổ họng.
-
4Gọi cho bác sĩ nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn 24-48 tiếng. Liên hệ với bác sĩ sớm hơn nếu bạn hoặc con bạn bị sưng hạch, sốt (trên 38 độc C) và đau họng nặng[29] hoặc nếu bạn ở gần người bị viêm họng liên cầu khuẩn và bị đau họng.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn và bệnh diễn tiến xấu hoặc không thuyên giảm sau 2 ngày điều trị kháng sinh, hoặc nếu xuất hiện các triệu chứng mới như phát ban, sưng khớp, lượng nước tiểu giảm hoặc nước tiểu có màu đậm, đau ngực hoặc khó thở.
-
5Cân nhắc cắt a-mi-đan cho trẻ em nếu trẻ thường xuyên bị viêm a-mi-đan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn. Trẻ em có a-mi-đan to dễ bị viêm họng và viêm tai hơn. Nếu trẻ thường viêm a-mi-đan – 7 lần trở lên trong một năm, hoặc mỗi năm 5 lần trở lên trong 2 năm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về thủ thuật cắt a-mi-đan – một thủ thuật ngoại trú ít rủi ro để cắt bỏ a-mi-đan.[30]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20640098_2,00.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001565.htm
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002123.htm
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20640098_5,00.html
- ↑ http://www.med.umich.edu/1info/FHP/practiceguides/pharyngitis/Pharyngitis.pdf
- ↑ http://newsinhealth.nih.gov/issue/mar2013/feature2
- ↑ http://newsinhealth.nih.gov/issue/mar2013/feature2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000639.htm
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://newsinhealth.nih.gov/issue/mar2013/feature2
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001392.htm
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000639.htm
- ↑ http://newsinhealth.nih.gov/issue/mar2013/feature2
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001384.htm
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000639.htm
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC200788/
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20640098_8,00.html
- ↑ http://www.med.umich.edu/1info/FHP/practiceguides/pharyngitis/Pharyngitis.pdf
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3024156/
- ↑ http://everydayroots.com/sore-throat-remedies
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000639.htm
- ↑ http://newsinhealth.nih.gov/issue/mar2013/feature2
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003013.htm