Bài viết này đã được cùng viết bởi Mohiba Tareen, MD. Mohiba Tareen là bác sĩ chuyên khoa da liễu và người sáng lập của Tareen Dermatology có trụ sở tại Roseville, Maplewood và Faribault, Minnesota. Bác sĩ Tareen hoàn thành chương trình y khoa tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, nơi cô được giới thiệu vào hội Alpha Omega Alpha rất có uy tín. Trong thời gian làm bác sĩ nội trú khoa da liễu tại Đại học Columbia ở thành phố New York, cô đã giành được giải thưởng Conrad Stritzler của Hội Da liễu New York và xuất hiện trên tạp chí The New England Journal of Medicine. Sau đó Tareen hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên về phẫu thuật da, laser và da liễu thẩm mỹ.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.261 lần.
Các vết cháy nắng thường gây đau rát. Tệ hơn nữa, tổn thương do ánh nắng mặt trời trong thời thơ ấu có thể dẫn đến bệnh ung thư da sau này.[1] Da mặt đặc biệt mỏng manh và dễ tổn thương, vì vậy quan trọng là bạn cần biết cách xử lý và ngăn ngừa da mặt bị cháy nắng. Bạn hãy đọc tiếp để biết thêm về cách phát hiện, chữa trị và ngăn ngừa cháy nắng trên mặt.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Chữa trị nhanh vết cháy nắng trên mặt
-
1Ra khỏi nơi có nắng. Ngay khi da có cảm giác châm chích hoặc đỏ hồng, bạn nên vào trong nhà hoặc ít nhất vào chỗ có bóng mát. Các triệu chứng cháy nắng có thể xuất hiện sau 4-6 tiếng kể từ khi không còn phơi nắng, nhưng bạn có thể tránh được các vết cháy nắng nặng nếu ngay lập tức ra khỏi nơi có nắng.[2]
-
2Uống nước. Uống nước để bù lại nước cho da ngay khi bạn nhận ra các triệu chứng cháy nắng.[3] Các vết cháy nắng có thể gây mất nước và làm giãn mạch máu, một quá trình có thể gây mất nước và kiệt sức nhanh chóng. Bạn có thể ngăn ngừa các hậu quả của tình trạng này (như đau đầu) bằng cách cung cấp nước cho cơ thể.[4]
-
3Vỗ nước mát lên mặt. Nếu cảm thấy da mặt nóng do cháy nắng, bạn có thể làm mát bằng cách thỉnh thoảng vỗ nước mát lên mặt và dùng khăn mềm thấm nhẹ cho khô. Bạn cũng có thể đắp khăn mặt ướt và lạnh lên trán hoặc áp vào má để phân tán nhiệt.[5]
-
4Thoa lô hội hoặc kem dưỡng ẩm lên mặt. Không dùng kem dưỡng ẩm có chứa dầu mỏ, benzocaine, hoặc lidocaine. Thay vào đó, bạn nên dùng lô hội tinh khiết hoặc một loại kem dưỡng ẩm có chứa chiết xuất đậu nành hoặc lô hội.[6] Nếu da bị kích ứng hoặc sưng nhiều, bạn cũng có thể dùng các loại kem steroid bôi ngoài da không kê toa (kem hydrocortisone 1%).[7] Đọc kỹ và tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc khi sử dụng tất cả các loại thuốc không kê toa.[8]
-
5Uống thuốc ibuprofen, aspirin, hoặc acetaminophen. Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngay sau khi bạn nhận thấy dấu hiệu cháy nắng để giúp chống viêm, bớt khó chịu và giảm đau. Cẩn thận đọc và sử dụng đúng liều lượng hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc.[9]
-
6Quan sát da. Khi tác động của các vết cháy nắng đã xuất hiện, bạn hãy quan sát da để kiểm tra độ nghiêm trọng của tình trạng cháy nắng.[10] Nếu thấy có các triệu chứng như buồn nôn, lạnh, các vấn đề về thị lực, phồng rộp da trên diện tích rộng hoặc sốt, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.[11]Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Chăm sóc da mặt bị cháy nắng khi đã lành
-
1Cung cấp nước cho cơ thể. Uống nhiều nước để bù lại lượng nước trong da sau khi bị cháy nắng. Các vết cháy nắng thường gây mất nước, và điều này có thể dẫn đến đau đầu và kiệt sức. Nước có thể giúp bạn duy trì độ ẩm trong cơ thể, và nước thể thao có thể giúp bù lại các chất điện giải đã mất.[12]
-
2Dưỡng ẩm thường xuyên. Bạn cần dưỡng ẩm cho da thường xuyên hơn sau khi cháy nắng. Không dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa dầu mỏ, benzocaine, hoặc lidocaine.[13] Thay vào đó, bạn nên dùng lô hội tinh khiết hoặc kem dưỡng ẩm có chứa chiết xuất đậu nành hoặc lô hội.[14] Nếu da bị kích ứng nặng hoặc sưng nhiều, bạn cũng có thể dùng các loại kem steroid bôi ngoài da không kê toa (kem hydrocortisone 1%).[15]
-
3
-
4Tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi các triệu chứng cháy nắng thuyên giảm. Khi cần ra ngoài trời, bạn nhớ thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc 50 và tận dụng mọi nơi có bóng mát.[18]
-
5Thử dùng các liệu pháp tại nhà. Bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu trong nhà để chữa vết bỏng nắng một cách tự nhiên. Hãy thử một trong những liệu pháp sau đây để bổ sung vào các phương pháp khác khi chăm sóc da cháy nắng:[19]
- Chấm trà hoa cúc La Mã hoặc trà bạc hà ấm lên mặt. Pha một cốc trà hoa cúc La Mã và để nguội. Nhúng bông gòn vào trà và chấm lên mặt.[20]
- Làm gạc đắp mặt bằng sữa.[21] Ngâm gạc hoặc khăn mặt vào sữa lạnh và vắt bớt, sau đó đắp lên mặt. Sữa sẽ tạo một lớp bảo vệ trên da, giúp làm mát và chữa lành da.[22]
- Làm bột khoai tây đắp mặt. Cắt nhỏ và xay nhuyễn một củ khoai tây sống, sau đó nhúng bông gòn vào khoai tây xay cho đến khi bông ướt đẫm. Dùng miếng bông ngấm nước khoai tây chấm lên mặt.[23]
- Làm mặt nạ dưa chuột. Gọt vỏ và xay nhuyễn một quả dưa chuột, sau đó đắp hỗn hợp lên mặt như một loại mặt nạ. Dưa chuột xay sẽ giúp phân tán nhiệt trên da.[24]
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Ngăn ngừa các vết cháy nắng trên mặt
-
1Sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Bạn hãy bảo vệ mặt và những phần da hở bằng cách luôn luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc 50 khi ra ngoài trời. Thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra nắng và cách 90 phút thoa lại một lần. Dùng kem chống nắng không thấm nước khi đi bơi hoặc khi đổ mồ hôi nhiều.[25]
-
2Đội mũ mỗi khi ra ngoài trời. Một chiếc mũ rộng vành (10 cm) sẽ giúp bảo vệ da đầu, tai và cổ khỏi ánh nắng mặt trời.[26]
-
3Đeo kính râm. Loại kính râm có khả năng chống tia UV sẽ giúp ngăn ngừa thương tổn do nắng trên vùng da xung quanh mắt.[27]
-
4Đừng quên đôi môi! Làn môi của bạn cũng có thể bị cháy nắng, vì thế bạn nên thoa son chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30. [28]
-
5Hạn chế thời gian tiếp xúc với nắng. Nếu có thể, bạn hãy hạn chế thời gian ra ngoài trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì việc phơi nắng trong thời gian này có nhiều khả năng gây cháy nắng hơn.[29]
-
6Kiểm tra da thường xuyên. Theo dõi làn da khi bạn ra ngoài trời. Nếu da có cảm giác châm chích và đỏ hồng, có lẽ là bạn đã bị cháy nắng và nên nhanh chóng vào nơi có bóng mát.[30]
-
7Đừng chỉ dựa vào chiếc dù để bảo vệ da. Tuy rằng vật dụng này có thể giúp ngăn bớt ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nhưng cát sẽ phản xạ ánh nắng lên da, vì vậy quan trọng là bạn cần thoa kem chống nắng ngay cả khi đã che dù.[31]Quảng cáo
Lời khuyên
- Đừng quên rằng phòng chống cháy nắng sẽ dễ hơn là chữa trị, vì thế bạn nên áp dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa cháy nắng khi ở ngoài trời.[32]
- Mặc dù có thể trang điểm để che vết cháy nắng, bạn vẫn nên tránh trang điểm (kem nền, phấn, má hồng) cho đến khi da lành hẳn, đặc biệt trong trường hợp cháy nắng nặng.[33]
- Ai cũng có thể bị cháy nắng, nhưng trẻ em và những người lớn có làn da sáng màu cần phải chống nắng cẩn thận hơn (dùng kem chống nắng, mũ, trang phục, v.v…) vì những đối tượng này dễ bị cháy nắng hơn.[34]
- Luôn luôn thoa kem chống nắng khi phơi nắng để ngăn ngừa cháy nắng.
Cảnh báo
- Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, sốt và lạnh, sưng mặt hoặc đau nhiều. Bạn có thể bị sốc nhiệt.[35]
Tham khảo
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003227.htm
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/08/17/sunburn-treatment_n_5679751.html
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/skin-cancer/treating-sunburn
- ↑ http://www.medicinenet.com/10_home_remedies_for_sunburn_treatment/views.htm
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/skin-cancer/treating-sunburn
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/08/17/sunburn-treatment_n_5679751.html
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/skin-cancer/treating-sunburn
- ↑ http://www.medicinenet.com/10_home_remedies_for_sunburn_treatment/views.htm
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2014/08/17/sunburn-treatment_n_5679751.html
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/skin-cancer/treating-sunburn
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://everydayroots.com/sunburn-remedies
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/other-home-treatment-measures-for-a-first-degree-burn-or-sunburn-topic
- ↑ http://everydayroots.com/sunburn-remedies
- ↑ http://www.medicinenet.com/10_home_remedies_for_sunburn_treatment/views.htm
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/other-home-treatment-measures-for-a-first-degree-burn-or-sunburn-topic
- ↑ http://www.medicinenet.com/10_home_remedies_for_sunburn_treatment/views.htm
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/sunburn-prevention
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/sunburn-prevention
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/sunburn-prevention
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003227.htm
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/sunburn-prevention
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sunburn/five-ways-to-treat-a-sunburn
- ↑ http://www.cnn.com/2012/07/10/living/guide-to-sun-safety/
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003227.htm
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/06/26/makeup-for-sunburn_n_3502676.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003227.htm
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/sun-poisoning