Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em.
Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 54.835 lần.
Vết thương ở môi có thể gây ra đau đớn. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là khi bụi bẩn và hơi nước bên ngoài xâm nhập vào vết thương khi chưa được làm sạch. Bài viết này sẽ giải thích cách cầm máu nhanh chóng và điều trị vết thương để phòng tránh nhiễm trùng hay để lại sẹo.
Các bước
Khử trùng Vết thương
-
1Rửa sạch tay. Trước khi điều trị bất kỳ vết thương nào, bạn cần đảm bảo tay đã sạch để tránh làm nhiễm trùng vết thương bởi vi khuẩn bám trên da. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng chống khuẩn. Bạn có thể sử dụng dung dịch sát trùng sau khi rửa tay.[1]
- Dùng găng tay nhựa vinyl nếu có. Có thể dùng găng tay cao su để thay thế, nhưng cần đảm bảo môi không bị dị ứng với cao su. Điều quan trọng chính là không để tay và vết thương tiếp xúc trực tiếp tránh nhiễm trùng.[2]
-
2Tránh làm nhiễm trùng vết thương. Không thở, ho hay hắt hơi gần vị trí vết thương.[3]
-
3Nghiêng đầu người cần điều trị về phía trước. Nếu môi vẫn chảy máu thì cần cho người bị thương ngồi thẳng, hướng về phía trước và hạ thấp cằm. Bằng cách rút máu về phía trước, không để máu dính vào miệng, bạn đã ngăn không để người bệnh nuốt máu vì có thể gây nôn mửa hoặc nghẹt thở.[4]
-
4
-
5Xác nhận xem người đó đã tiêm vắc-xin chưa. Nếu là vết thương do kim loại hay vật dụng nhiễm bẩn, người bị thương có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván.[8]
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm chủng uốn ván lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, và tiêm lại lúc 15-18 tháng tuổi, cuối cùng tiêm liều cao hơn lúc 4-6 tuổi.[9]
- Nếu người bị thương có vết thương bị nhiễm bẩn, họ nên chắc chắn đã tiêm mũi tăng cường trong vòng 5 năm trở lại đây. Nếu không thì nên tiêm ngay.[10]
- Trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên nên tiêm mũi tăng cường ở thời điểm 11-18 tuổi.[11]
- Người trưởng thành nên tiêm mũi tăng cường phòng ngừa uốn ván định kỳ 10 năm một lần.[12]
-
6Rửa sạch miệng. Yêu cầu người bị thương tháo bỏ trang sức xung quanh vết thương nếu có, bao gồm khuyên lưỡi hay khuyên môi. Đồng thời nhả hết thực phẩm hay kẹo cao su trong miệng khi bị thương.[13]
-
7Rửa vết thương. Bước này vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ để lại sẹo.[14]
- Nếu có vật thể mắc trong vết thương — hạt bụi hoặc cát bẩn — hãy loại bỏ chúng bằng cách để người đó tự rửa vết thương dưới vòi nước cho đến khi sạch bụi bẩn.[15]
- Nếu người bị thương không tiện làm vậy, bạn có thể lấy một ly nước và dội qua vết thương. Tiếp tục dội nước cho đến khi làm sạch vết thương hoàn toàn.
- Dùng tăm bông nhúng vào ôxy già để rửa sạch sâu vết thương. Cần đảm bảo người bị thương không vô tình nuốt phải ôxy già.[16]
Quảng cáo
Cầm Máu
-
1Tác dụng lực. Tốt nhất nên để người bị thương tự ấn lên môi mình, bạn có thể trợ giúp họ, hãy nhớ đeo găng tay cao su sạch.[17]
- Dùng khăn sạch hoặc miếng gạc hay băng ép, nhẹ nhàng ấn và giữ vết thương trong 15 phút. Nếu khăn, miếng gạc hay băng ép thấm đầy máu, hãy gỡ bỏ miếng cũ thay bằng một miếng mới.[18]
-
2Kiểm tra vết thương sau 15 phút. Vết thương có thể đã ngừng hoặc bớt chảy máu sau 45 phút, nếu vẫn chảy nhiều máu sau 15 phút đầu tiên bạn nên đến cơ sở y tế.[19]
- Miệng—bao gồm nướu, lưỡi và môi — có nhiều mạch máu và nguồn cung cấp máu chính, vậy nên bị thương ở miệng có thể chảy nhiều máu hơn những vùng khác trên cơ thể.[20]
- Tác dụng lực vào phía trong: răng, hàm hoặc nướu.
- Nếu người bị thương thấy khó chịu, đặt miếng gạc hoặc miếng vải sạch kẹp giữa răng và môi, sau đó tiếp tục tác dụng lực. [21]
-
3Liên hệ với chuyên gia y tế nếu cần. Nếu không cầm được máu sau 15 phút hay người bị thương khó thở hay nuốt, hoặc họ bị rụng răng hay răng ở vị trí không đúng, hay bạn không thể loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vụn, hay bạn lo lắng họ bị thương ở mặt, thì bạn nên liên lạc với bác sĩ để kiểm tra có cần khâu vết thương hay điều trị chuyên nghiệp không. Hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt vì vết thương để hở và chảy máu càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Nếu bạn có thắc mắc gì thì nên liên hệ với bác sĩ.
- Nếu vết cắt sâu vào môi, bạn cần tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức.[22] Nếu vết cắt ở phần đỏ của môi và vùng quanh môi vẫn bình thường (qua viền môi), người bị thương nên đến gặp bác sĩ để khâu vết thương. Khâu vết thương sẽ làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và đảm bảo vết thương được chữa trị theo cách thẩm mỹ nhất.
- Bác sĩ khuyến cáo khâu vết thương nếu vết cắt sâu và hở miệng, tức là bạn có thể đặt ngón tay ở hai bên vết thương mà nhẹ nhàng mở vết thương với lực nhẹ.[23]
- Bác sĩ cũng khuyến cáo khâu vết thương nếu vạt da dễ dàng được khâu.[24]
- Vết rách sâu cần được khâu thì không nên để quá 8 giờ đồng hồ, cần được chữa trị sớm.[25]
Quảng cáo
Chữa trị Vết thương
-
1Hiểu sự mong đợi. Vết cắt nhỏ trong miệng thường được chữa khỏi trong vòng 3-4 ngày, vết thương nghiêm trọng hay vết cắt sâu sẽ mất nhiều thời gian hơn, đặt biệt là vết cắt ở phần môi cử động nhiều khi ăn và uống.[26]
- Nếu người bị thương đã tới gặp bác sĩ, họ nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết thương, bao gồm cả việc uống kháng sinh.
-
2
-
3Cân nhắc việc sử dụng sản phẩm sát khuẩn chuyên dụng hoặc thiên nhiên. Sau khi cầm máu, bạn cần bắt đầu điều trị vết thương để nó lành lại. Có một số bất đồng trong giới y học về việc thuốc sát khuẩn là cần thiết hay không, đặc biệt là với các loại kem được sử dụng quá mức.[29] Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng chúng có lợi cho việc điều trị nếu sử dụng chính xác và phù hợp.
- Nếu bạn dùng kem sát khuẩn chuyên dụng, bạn có thể mua ở hiệu thuốc hay cửa hàng tiện lợi. Nếu có thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem sản phẩm nào phù hợp nhất với bạn. Đảm bảo sử dụng sản phẩm đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Ngoài ra, bạn có thể thoa mật ong hoặc đường hạt vào vết thương. Đường sẽ hút nước khỏi vết thương, ngăn chặn vi khuẩn bằng cách hút ẩm khỏi môi trường sinh sôi của chúng. Mật ong cũng là một chất sát khuẩn.[30] Nghiên cứu chỉ ra rằng thoa đường và mật ong lên vết thương trước khi băng bó có thể làm giảm đau đớn và phòng ngừa nhiễm trùng.[31]
-
4Giới hạn phạm vi chuyển động của miệng.[32] Nếu người bị thương mở miệng quá lớn khi ngáp, cười lớn, hay cắn miếng thức ăn lớn, điều này có thể làm họ khó chịu hay thậm chí làm vết thương há miệng. Trong trường hợp vết thương há miệng, người đó một lần nữa đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng và phải điều trị vết thương lại từ đầu.
-
5Ăn thực phẩm lỏng.[33] Người bị thương càng hạn chế nhai thì vết thương càng ít có nguy cơ bị há miệng. Họ nên uống nhiều nước để cấp nước cho các mô; điều này cũng ngăn vết thương bị há miệng.
- Tránh không cho vết thương tiếp xúc với muối, cam quyết vì sẽ gây ra đau đớn.[34]
- Tránh ngăn thức ăn cứng, giòn, góc cạnh như khoai tây chiên hay bánh tortilla.
- Rửa vết thương bằng nước ấm sau khi ăn để rửa sạch các mẩu thức ăn còn sót lại.[35]
- Liên hệ với bác sĩ nếu người bị thương gặp khó khăn khi ăn uống do vết cắt.
-
6Báo cáo dấu hiệu nhiễm trùng với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù bạn đã làm hết sức để phòng ngừa nhiễm trùng và vết thương nặng hơn, nhưng đôi khi mọi thứ không diễn ra như mong muốn. Liên hệ với chuyên gia y tế ngay lập tức nếu quan sát thấy các triệu chứng sau:Quảng cáo
Lời khuyên
- Uống thật nhiều nước để cấp đủ nước cho cơ thể
Cảnh báo
- Không chạm vào vết cắt trừ lúc chăm sóc vết thương vì nó sẽ làm bạn đau và còn có khả năng nhiễm trùng do bụi bẩn và vi khuẩn.
- Các tác nhân gây bệnh đường máu sẽ dễ dàng lây lan nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Luôn đeo găng tay cao su và rửa tay trước khi điều trị vết thương cho ai đó.
- Nếu tình trạng vết thương xấu đi, cần đến ngay cơ sở y tế.
- Đến cơ sở y tế nếu vết cắt là do các loài động vật như chó hoặc mèo cắn vì vết thương loại này dễ bị nhiễm trùng.
Tham khảo
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/First_aid_basics?open
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/First_aid_basics?open
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/First_aid_basics?open
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/stopping_a_nosebleed-health/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_and_treatments_in_adults_and_children/page4_em.htm#mouth_wound_treatment
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_and_treatments_in_adults_and_children/page4_em.htm#mouth_wound_treatment
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_and_treatments_in_adults_and_children/page4_em.htm#mouth_wound_treatment
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_and_treatments_in_adults_and_children/page4_em.htm#mouth_wound_treatment
- ↑ http://www.cdc.gov/features/tetanus/
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000615.htm
- ↑ http://www.cdc.gov/features/tetanus/
- ↑ http://www.cdc.gov/features/tetanus/
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_how_to_stop_bleeding-health/article_em.htm
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02836
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02836
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_how_to_stop_bleeding-health/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_how_to_stop_bleeding-health/article_em.htm
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_how_to_stop_bleeding-health/article_em.htm
- ↑ http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02836
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/mouth_wounds_how_to_stop_bleeding-health/article_em.htm
- ↑ http://www.everydayhealth.com/kids-health/stitches.aspx
- ↑ http://www.everydayhealth.com/kids-health/stitches.aspx
- ↑ http://www.everydayhealth.com/kids-health/stitches.aspx
- ↑ http://www.uofmhealth.org/health-library/sig240490
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/mouth-injury/
- ↑ http://www.simplestepsdental.com/SS/ihtSS/r.==/st.32219/t.32774/pr.3.html
- ↑ https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4483
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20051094
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3609166/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17708384
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/mouth-injury/
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/mouth-injury/
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/mouth-injury/
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN
- ↑ http://www.uofmmedicalcenter.org/healthlibrary/Article/116249EN