Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007.
Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.013 lần.
Trầy xước da dường như chỉ là chuyện nhỏ, nhưng khi quần áo cọ vào da trong thời gian dài thì tình trạng trầy xước có thể trở thành vấn đề lớn hơn. Hầu hết các trường hợp phát ban (mẩn đỏ) giữa hai đùi thường do trầy xước gây ra. Vùng da có thể bị kích ứng, và nếu mồ hôi bị tắc dưới da thì phát ban có thể dẫn đến nhiễm trùng. May mắn thay, hầu hết các trường hợp phát ban đều có thể điều trị tại nhà trước khi xảy ra biến chứng.
Các bước
Chữa phát ban
-
1Chọn quần áo thoáng khí. Mặc quần áo sợi cotton và sợi tự nhiên suốt ngày. Đồ lót cũng phải có chất liệu 100% cotton. Khi tập thể dục, bạn nên mặc các chất liệu tổng hợp (như ni lông hoặc polyester) có khả năng hút ẩm và khô nhanh.[1] Quần áo bạn mặc phải luôn đem lại cảm giác thoải mái.
- Cố gắng không mặc các chất liệu vải thô, nhám hoặc không thoát ẩm (chẳng hạn như len hoặc da).
-
2Mặc quần áo rộng rãi. Phần trang phục xung quanh chân phải đủ rộng để da luôn khô ráo và thoáng khí. Không mặc quần áo chật hoặc bó sát. Trang phục quá chật sẽ cọ xát vào da và gây trầy xước.
- Hầu hết các trường hợp phát ban giữa hai đùi là do trầy xước hoặc do nhiễm nấm men. Lượng đường huyết cao hoặc không được kiểm soát ở bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể khiến nấm men phát triển mạnh.
- Trầy xước thường xảy ra dọc theo vùng đùi trong (các đường hằn quần lót thường là điểm bắt đầu và phát ban lan xuống hai đùi), háng, nách, dưới vú và dưới bụng hoặc giữa các nếp gấp của da.
- Đôi khi tình trạng mẩn đỏ cũng xảy ra ở núm vú và vùng da xung quanh núm vú (đặc biệt ở phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp này, bạn cần đem em bé đến bác sĩ để kiểm tra bệnh nhiễm nấm men ở miệng!)
- Nếu không được điều trị, vùng da trầy xước có thể bị viêm và nhiễm trùng.[2]
-
3Giữ cho da khô ráo. Tránh để cho da ẩm ướt, nhất là sau khi tắm. Bạn nên dùng khăn tắm cotton sạch thấm nhẹ lên da, vì da có thể bị kích ứng nếu bị chà xát. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp nhất để thổi cho da khô hoàn toàn. Tránh dùng nhiệt độ cao, vì điều này có thể khiến phát ban nặng hơn.[3]
- Điều quan trọng là giữ cho vùng da phát ban luôn khô ráo và không có mồ hôi. Mồ hôi chứa nhiều chất khoáng có thể khiến bạn bị phát ban nhiều hơn.
-
4Biết khi nào cần đến bác sĩ. Hầu hết các trường hợp phát ban do trầy xước có thể điều trị tại nhà mà không phải can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện trong 4-5 ngày hoặc tiến triển xấu, bạn hãy gọi cho bác sĩ để hẹn ngày khám. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn nghi ngờ vùng da phát ban bị nhiễm trùng (nếu bạn bị sốt, đau, sưng hoặc có mủ xung quanh các vết phát ban).[4]
- Việc tránh ma sát ở vùng da phát ban, giữ sạch và bôi trơn da sẽ giúp cải thiện tình trạng trong vòng 1-2 ngày. Nếu đến thời điểm này mà vẫn không bắt đầu thấy đỡ, bạn cần gọi cho bác sĩ.
-
5Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám xem có tổn thương trên vùng phát ban không. Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm nuôi cấy. Xét nghiệm này sẽ cho biết dòng vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng và loại thuốc cần dùng để điều trị. Bác sĩ có thể kê toa một hoặc vài các loại thuốc sau đây:[5]
- Thuốc diệt nấm tại chỗ (trường hợp nhiễm trùng do nấm men)
- Thuốc diệt nấm dạng uống (nếu thuốc diệt nấm dùng ngoài da không có tác dụng)
- Thuốc kháng sinh uống (trường hợp nhiễm khuẩn)
- Thuốc kháng sinh tại chỗ (trường hợp nhiễm khuẩn)
- Giấm trắng và nước (pha theo tỷ lệ 1:1) bôi nhẹ lên vùng da phát ban đã rửa kỹ, sau đó thoa thuốc trị phát ban, nấm da đùi hoặc nấm men nếu cần thiết.
Quảng cáo
Giảm ngứa
-
1Rửa sạch vùng da phát ban. Vì vùng da phát ban sẽ nhạy cảm và có thể đổ mồ hôi, bạn cần rửa da bằng xà phòng nhẹ dịu, không mùi. Rửa bằng nước ấm hoặc nước mát, và nhớ rửa sạch xà phòng. Dư lượng xà phòng còn trên da có thể khiến da bị kích ứng thêm.[6]
- Cân nhắc dùng xà phòng gốc thực vật. Bạn nên tìm xà phòng làm từ dầu thực vật (như dầu ô liu, dầu cọ, hoặc dầu đậu nành) glycerin thực vật hoặc bơ thực vật (như bơ dừa hoặc bơ hạt mỡ).
- Nhớ tắm ngay sau khi đổ mồ hôi nhiều để vùng da phát ban không bị ẩm ướt.
-
2Thoa phấn rôm. Khi da đã sạch và khô, bạn có thể thoa phấn rôm để ngăn ngừa độ ẩm tích tụ giữa các vùng da. Chọn phấn rôm em bé không mùi, nhưng nhớ kiểm tra xem trong thành phần có bột talc không (bột talc chỉ nên dùng thật ít).[7]
- Nếu trong phấn rôm có bột talc, bạn chỉ nên dùng hạn chế. Một số nghiên cứu cho rằng bột talc có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
- Tránh dùng tinh bột ngô, vì bột ngô có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng da.[8]
-
3Dùng dầu bôi trơn da. Bạn nên làm trơn da chân để các bề mặt da không chà xát vào nhau. Dùng các chất bôi trơn tự nhiên như dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu, mỡ lông cừu hoặc dầu hoa cúc xu xi. Đảm bảo da phải sạch và khô trước khi thoa dầu. Cân nhắc đắp gạc lên vùng da phát ban để bảo vệ da.[9]
- Thoa dầu bôi trơn ít nhất mỗi ngày 2 lần hoặc hơn nếu bạn thấy vùng phát ban vẫn chà xát vào nhau hoặc vào quần áo.
-
4Thêm tinh dầu vào chất bôi trơn. Mặc dù bôi trơn da là điều quan trọng, nhưng bạn cũng có thể dùng tinh dầu thảo mộc có tác dụng chữa lành. Bạn có thể thêm vào chút mật ong y tế để tận dụng đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của mật ong.[10] Để sử dụng thảo mộc, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt trong số các loại dầu dưới đây vào 4 thìa canh dầu bôi trơn:
- Dầu hoa cúc xu xi (Calendula oil): Dầu của loài hoa này có thể chữa lành các vết thương trên da và đóng vai trò như chất kháng viêm.[11] [12]
- St John’s wort: thường được dùng để đều trị chứng trầm cảm và lo âu, nhưng St John’s wort từ lâu đã được dùng để chữa lành da bị kích ứng. Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng St John's wort.[13]
- Dầu kim sa (Arnica oil): Cần phải có thêm nghiên cứu để hiểu rõ về các tác dụng chữa bệnh của loại dầu thảo mộc lấy từ hoa này.[14] Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng dầu kim sa.[15]
- Dầu cúc vạn diệp (Yarrow oil): đây là loại tinh dầu chiết xuất từ cây cúc vạn diệp có tác dụng kháng viêm và giúp chữa lành.[16]
- Dầu neem: có đặc tính kháng viêm và chữa lành vết thương. Dầu neem cũng được dùng để trị bỏng cho trẻ em rất công hiệu.[17]
-
5Thử hỗn hợp trên da. Vì da của bạn đã sẵn nhạy cảm, bạn nên xác định xem hỗn hợp dầu thảo mộc có gây dị ứng không. Nhúng miếng bông gòn vào hỗn hợp và chấm một lượng nhỏ vào mặt trong khuỷu tay.[18] Dùng băng che lại và chờ 10-15 phút. Nếu không thấy có phản ứng (như mẩn đỏ, cảm giác nhoi nhói hoặc ngứa), bạn có thể dùng hỗn hợp này trong cả này. Cố gắng thoa hỗn hợp ít nhất 3-4 lần để vùng da phát ban luôn được chăm sóc.
- Các hỗn hợp thảo mộc này không nên dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
-
6Ngâm bồn tắm bột yến mạch. Đổ 1-2 cốc yến mạch cán nhỏ vào một chiếc tất da ni lông dài đến đầu gối. Thắt nút chiếc tất sao cho bột yến mạch không bị đổ ra và buộc vào vòi nước của bồn tắm. Mở nước ấm chảy qua bột yến mạch và tích đầy bồn tắm. Ngâm 15-20 phút và thấm khô da. Bạn nên ngâm như vậy mỗi ngày một lần.[19]
- Ngâm bồn tắm làm dịu da sẽ rất hữu ích nếu vùng da trầy xước có diện tích rộng.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Các vận động viên và người béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ cao bị trầy xước. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân để ngăn ngừa tình trạng trầy xước gây phát ban. Nếu là vận động viên, bạn nên cố gắng giữ cho da khô ráo trong và sau khi tập luyện.
Tham khảo
- ↑ https://www.rei.com/learn/expert-advice/travel-clothing.html
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p833.html
- ↑ Mistiaen P, Poot E, Hickox S, Jochems C, Wagner C. Preventing and treating intertrigo in the large skin folds of adults: a literature overview. Dermatol Nurs. 2004;16:43–6,49–57.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/basics/symptoms/con-20033908
- ↑ http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p833.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/basics/lifestyle-home-remedies/con-20033908
- ↑ http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/othercarcinogens/athome/talcum-powder-and-cancer
- ↑ Guitart J, Woodley DT. Intertrigo: a practical approach. Compr Ther. 1994;20:402–9.
- ↑ http://www.naturalremedies.org/chafing/
- ↑ Jull, A. B. (2015). Honey as a topical treatment for wounds. Cochrane Database Of Systematic Reviews, (6)
- ↑ Broadhurst, C. L. (1998). Marigold--The Little Flower That Could ... Heal Wounds, That Is. Better Nutrition, 60(11), 26.
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3931201/
- ↑ Murray, M. T., & Pizzorno, J. E. (2013). Textbook of Natural Medicine. St. Louis, Mo: Churchill Livingstone.
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11558636
- ↑ Rakel, D. (2012). Integrative Medicine. Philadelphia, PA: Saunders.
- ↑ Duncan, N. (2009). Alternative medicine cabinet. Tough scrapes: easy, natural treatments for helping wounds heal. Natural Solutions, (118), 55.
- ↑ Mainetti, S., & Carnevali, F. (2013). An experience with paediatric burn wounds treated with a plant-derived wound therapeutic. Journal Of Wound Care, 22(12), 681.
- ↑ http://puremassageoils.com/conducting-an-essential-oil-skin-patch-test/
- ↑ Duncan, N. (2009). Alternative medicine cabinet. Tough scrapes: easy, natural treatments for helping wounds heal. Natural Solutions, (118), 55.