Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Tình trạng nghẹt mũi xảy ra khi niêm mạc mũi bị viêm, thường là do cảm, cúm hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, có thể bạn còn bị chảy nước mũi do cơ thể tiết ra để chống lại căn bệnh. Điều không may là nghẹt mũi sẽ khiến bạn rất khó chịu, đôi khi còn khó thở. Điều may mắn là bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khó chịu cho mình hoặc bé yêu bằng các liệu pháp tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm sự chăm sóc y tế nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như sung huyết, chảy nước mũi, sốt, hoặc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Giảm nhẹ triệu chứng tức thì

  1. 1
    Tắm vòi sen nước nóng để nhanh chóng làm loãng chất nhầy. Hơi nước sẽ làm loãng dịch tiết ở mũi và giúp bạn dễ thở hơn. Giải pháp nhanh ở đây là đóng cửa phòng tắm, đứng dưới vòi sen nước nóng và để cho hơi nước thực hiện phép màu của nó. Hy vọng là chẳng mấy chốc bạn sẽ dễ chịu hơn.[1]
    • Bạn cũng có thể chỉ cần mở vòi sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm đóng kín cửa.
    • Thử vỗ vào xoang trán và xoang hàm trên (ở hai bên mũi và bên trên lông mày) để giúp làm long dịch nhầy, sau đó xì mũi để tống dịch nhầy ra.
    • Máy tạo ẩm phun sương mát cũng có thể giúp làm thông mũi bị nghẹt, vì vậy bạn hãy mở máy tạo ẩm trong phòng ngủ ban đêm, nếu có thể. Nhớ làm vệ sinh máy hàng tuần.[2]
  2. 2
    Sử dụng dung dịch muối dạng xịt hoặc bình rửa mũi như một giải pháp tự nhiên. Dung dịch muối xịt mũi chỉ là nước muối đựng trong chai xịt tiện dụng, vì vậy nó an toàn cho mọi người, ngay cả với phụ nữ mang thai. Nước muối sẽ rửa sạch dịch nhầy và giảm viêm trong mũi.[3]
    • Tuân theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Liều lượng thông thường là xịt 2-3 nhát, cách 2-3 giờ xịt một lần.
    • Nếu không muốn mua chai xịt mũi, bạn có thể dễ dàng pha chế tại nhà. Pha ¼ thìa cà phê (1,5 g) muối không chứa iốt với ½ cốc (120 ml) nước lọc hoặc nước cất ấm. Hút dung dịch vào bơm tiêm và nhẹ nhàng bơm một lượng nhỏ vào từng lỗ mũi.
    • Một cách khác là sử dụng bình rửa mũi để rửa xoang. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ dùng nước máy hoặc nước muối pha bằng nước máy đổ vào bình rửa mũi, vì trong nước máy có thể chứa vi khuẩn hoặc amip vốn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng. Ngoài ra, bạn cần giữ bình thật sạch bằng cách rửa kỹ sau mỗi lần sử dụng.
  3. 3
    Sử dụng miếng dán mũi để mở to lỗ mũi. Các miếng dán mỏng màu trắng này dùng để dán ngang qua sống mũi với tác dụng mở rộng lỗ mũi cho dễ thở hơn. Bạn hãy mua lấy một gói và dán một miếng lên mũi xem có đỡ hơn không.[4]
    • Sản phẩm này thường được gắn nhãn là miếng dán chống ngáy, có bán tại hiệu thuốc và một số siêu thị.
  4. 4
    Chườm ấm lên mũi để chống nghẹt mũi. Sức nóng có thể giúp bạn đỡ nghẹt mũi nhờ tác dụng mở các xoang. Nhúng khăn mặt vào nước nóng đến độ bạn có thể chịu được, nằm xuống và đắp khăn ngang sống mũi sao cho khăn phủ khắp các xoang, nhưng nhớ để hở lỗ mũi. Nhúng lại nước nóng khi khăn bắt đầu lạnh.[5]
    • Có thể bạn cần làm nóng lại khăn vài lần mới thấy được lợi ích của nó, thế nên hãy kiên nhẫn. Thử chườm trong khi đang làm việc gì đó thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc hoặc xem ti vi.

    Lời khuyên: Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vài lát gừng tươi vào nước trước khi nhúng khăn. Gừng có tác dụng giảm viêm, giúp bạn hít thở qua mũi dễ dàng hơn.

  5. 5
    Xoa dầu để làm dịu cảm giác khó chịu. Phần lớn các loại dầu xoa bóp có chứa tinh dầu bạc hà, khuynh diệp và/hoặc long não, do đó khi hít vào bạn sẽ có cảm giác dễ thở hơn. Tuy nhiên, thực ra chưa có đủ bằng chứng để khẳng định hiệu quả của các sản phẩm này trong việc làm thông xoang mũi.[6]
    • Chỉ xoa dầu lên cổ hoặc ngực.
    • Dầu xoa bóp thường không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  6. 6
    Ăn thức ăn cay để chữa nghẹt mũi tạm thời. Nếu các xoang bị nghẹt, bạn có thể cân nhắc ăn một món nào đó hơi cay hơn khẩu vị của bạn một chút. Thức ăn cay sẽ kích thích niêm mạc nhầy và làm chảy nước mũi. Nếu bạn bị nghẹt mũi nặng thì đây là giải pháp tuy chỉ tạm thời nhưng nhanh chóng.[7]
    • Uống nhiều nước khi ăn, và nhẹ nhàng xì mũi sau khi ăn xong.
    • Bạn cũng có thể thử ăn món mì nấu gà với một ít tỏi tươi băm nhỏ để tăng cường miễn dịch và thông mũi.
  7. 7
    Sử dụng thuốc làm thông mũi hoặc thuốc kháng histamine nếu bác sĩ khuyên dùng. Tùy vào nguyên nhân gây nghẹt mũi, bạn có thể thấy dễ chịu hơn với một số loại thuốc không kê toa. Nếu cho trẻ em từ 4 đến 12 tuổi uống thuốc, bạn cần chọn thuốc có công thức chuyên dành cho trẻ em. Đảm bảo hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể chọn các loại thuốc sau đây:[8]
    • Nếu bị cảm lạnh, bạn hãy chọn thuốc làm thông mũi. Thuốc thông mũi sẽ giúp giảm sưng và viêm trong khoang mũi, nhờ đó giúp bạn dễ thở hơn. Bạn có thể dùng qua đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước, hoặc sử dụng chai xịt thông mũi. Lưu ý rằng chai xịt thông mũi được khuyến cáo chỉ sử dụng trong 3 ngày liên tiếp do nguy cơ gây tác dụng ngược, trong khi thuốc thông mũi dạng uống có thể dùng đến 5-7 ngày.
    • Nếu bị dị ứng, chẳng hạn như bệnh sốt cỏ khô, bạn nên uống thuốc kháng histamine như Claritin, Zyrtec, Allegra, hoặc một loại thuốc tương tự. Thuốc kháng histamine vừa giảm nghẹt mũi vừa có tác dụng trị các triệu chứng khác, chẳng hạn như hắt xì. Lưu ý rằng một số thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Bạn nên tìm loại thuốc không gây buồn ngủ để uống vào ban ngày và không lái xe hoặc vận hành máy móc khi chưa biết thuốc kháng histamine có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể bạn.
    • Thuốc dạng xịt Flonase và Nasacort có chứa corticosteroid cũng có ích nếu bạn bị nghẹt mũi do dị ứng. Corticosteroid có tác dụng giảm viêm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày

  1. 1
    Xì mũi nhẹ nhàng. Đừng cố xì mũi nếu bạn bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hoặc dịch nhầy không thoát ra dễ dàng. Phản xạ của bạn là xì mũi cho đến khi tống được chất nhầy ra, nhưng tốt nhất là bạn đừng đụng đến khăn giấy. Chỉ xì mũi khi bị chảy nước mũi.[9]

    Lưu ý: Việc xì mũi mạnh nhiều lần có thể khiến cho niêm mạc mỏng manh trong mũi viêm nặng hơn và mũi nghẹt thêm. Thoạt nghe thì có vẻ không hợp lý, nhưng thực tế thì bạn sẽ dễ chịu hơn nếu ít dùng khăn giấy hơn.

  2. 2
    Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy. Uống nhiều chất lỏng khi đang ốm là cách để giúp làm thông mũi. Bạn nên uống nước trắng, trà thảo mộc, hoặc nước dùng, và luôn đặt sẵn chai nước hoặc ca nước trong tầm tay để nhớ uống nước.[10]
    • Các thức uống nóng vừa phải đặc biệt hữu ích trong việc làm loãng dịch nhầy.
    • Tránh các loại nước uống có đường như nước quả và nước ngọt vì chúng không chứa các dưỡng chất hoặc chất điện giải cần thiết cho cơ thể. Đường cũng có thể khiến cho hệ miễn dịch không hoạt động tốt.
    • Tránh xa caffeine, chẳng hạn như cà phê, vì nó có thể gây mất nước.
  3. 3
    Gối cao đầu khi nằm. Tư thế nằm ngửa có thể khiến cho dịch nhầy tích tụ trong khi bạn ngủ hoặc nằm nghỉ. Khi bị nghẹt mũi, bạn nên dùng vài chiếc gối để nâng cao đầu lúc ngủ, hoặc chợp mắt trên ghế ngả lưng.[11]
    • Nếu thường ngày hay nằm sấp hoặc nằm nghiêng, bạn hãy thử nằm ngửa và gối cao đầu khi bị ốm.
  4. 4
    Tránh xa các yếu tố gây kích ứng. Các yếu tố gây kích ứng như khói thuốc lá có thể làm tình trạng nghẹt mũi trầm trọng thêm. Bạn hãy tránh hút thuốc và tránh ở bên cạnh người hút thuốc. Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là dị ứng, bạn nên hết sức tránh các chất gây dị ứng phổ biến như bụi hoặc vảy lông thú cưng.[12]
    • Nếu bạn cần hỗ trợ để cai thuốc lá, hãy nói chuyện với bác sĩ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  1. 1
    Dùng dung dịch muối nhỏ mũi để làm long dịch nhầy. Cho trẻ sơ sinh nằm trên mặt phẳng và đặt chiếc khăn tắm cuộn tròn dưới vai trẻ để ngửa đầu ra sau. Nhỏ vài giọt dung dịch muối vào từng lỗ mũi của bé. Dung dịch muối sẽ làm tan dịch nhầy và thoát ra ngoài, giúp bé thở dễ dàng hơn.[13]
    • Bạn có thể tự pha dung dịch muối bằng cách pha ¼ thìa cà phê (1,5 g) muối không chứa iốt với ½ cốc (120 ml) nước lọc hoặc nước cất hơi ấm.
    • Nếu chỉ có sẵn nước máy, bạn hãy đun sôi nước và để nguội trước khi pha nước muối. Nếu bạn không làm vậy, vi khuẩn hoặc amip có thể xâm nhập vào xoang của trẻ, và trong một số hiếm trường hợp, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  2. 2
    Hút dịch nhầy để giúp trẻ dễ thở hơn. Nếu con bạn đã đủ lớn và biết xì mũi, bạn hãy bảo trẻ xì mũi nhẹ nhàng. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng bóng hút dể hút dịch nhầy trong lỗ mũi bé. Đầu tiên, hãy bóp không khí ra khỏi bóng hút, sau đó cẩn thận đưa đầu bóng hút vào một bên lỗ mũi trẻ. Thả tay ra để hút dịch nhầy, sau đó bóp dịch nhầy ra khăn giấy. Lặp lại với lỗ mũi bên kia.
    • Một cách khác, bạn có thể xoắn một góc khăn giấy và lau bên trong lỗ mũi trẻ. Không cho tăm bông vào mũi trẻ sơ sinh.
  3. 3
    Để máy tạo ẩm phun sương mát trong phòng của trẻ sơ sinh. Máy tạo ẩm có thể làm loãng dịch nhầy và giúp trẻ dễ thở hơn. Bạn hãy đặt máy tạo ẩm trong phòng ngủ của bé và mở máy vào ban đêm. Nếu có thể, bạn nên dùng nước lọc cho vào máy tạo ẩm. Nhớ làm vệ sinh máy hàng tuần để ngăn ngừa vi trùng lây lan.[14]
    • Nếu nhà không có máy tạo ẩm, bạn có thể mở vòi sen nước nóng và ngồi với trẻ trong phòng tắm (không ngồi dưới vòi sen) để hơi nước làm loãng dịch nhầy cho bé.[15]

    Cảnh báo: Tránh dùng máy tạo ẩm phun hơi nước ấm, vì nhiệt độ ấm dễ khiến cho vi khuẩn và vi trùng lây lan trong nhà hơn.

  4. 4
    Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ. Cuộn một chiếc khăn tắm đặt dưới đệm trong giường cũi của bé. Đặt đầu trẻ nằm ở phần đệm được nâng cao để dịch nhầy thoát ra thay vì bít lỗ mũi trẻ trong khi ngủ.[16]
    • Bạn cũng có thể cho trẻ nằm trong nôi để nâng cao đầu.[17]
    • Đừng bao giờ dùng gối để nâng cao đầu trẻ, vì điều này làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.[18]
  5. 5
    Không cho trẻ uống thuốc cảm. Thuốc cảm không kê toa không thích hợp cho trẻ em dưới 4 tuổi. Thực tế thì thuốc chống nghẹt mũi có liên quan đến chứng rối loạn nhịp tim và gây bứt rứt khó chịu. Bạn hãy cố gắng giúp trẻ dễ chịu hết mức có thể và gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ lo ngại nào.[19]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Biết khi nào cần được chăm sóc y tế

  1. 1
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu có biểu hiện đau xoang kèm tiết dịch nhầy vàng hoặc xanh. Dịch nhầy vàng hoặc xanh thường là dấu hiệu nhiễm trùng, tuy rằng không phải trường hợp nào cũng đúng. Bác sĩ sẽ phải loại trừ trường hợp nhiễm trùng hoặc kê toa thuốc điều trị thích hợp.[20]
    • Nhớ rằng bạn có thể bị nhiễm khuẩn do chảy nước mũi, như vậy nghĩa là hiện tượng nghẹt mũi ban đầu do dị ứng có thể chuyển sang nhiễm trùng. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể chỉ định một đợt kháng sinh để giúp bạn hồi phục nhanh hơn nhiều so với khi không uống thuốc.
    • Trong một số trường hợp hiếm, dịch tiết có thể có máu hoặc màu đỏ. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  2. 2
    Đi khám bệnh nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài quá 10 ngày. Triệu chứng nghẹt mũi thường khỏi trong vòng 1 tuần, và nếu triệu chứng này kéo dài quá 10 ngày thì có thể là bạn đã bị nhiễm trùng. Bác sĩ có thể loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như cúm, và kê toa thuốc nếu cần thiết.[21] Nếu bị nhiễm trùng, bạn có thể gặp các triệu chứng như sau:[22]
    • Sốt trên 38,5 độ C
    • Đau họng
    • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
    • Sung huyết
    • Đau đầu
    • Đau nhức mình
    • Mệt mỏi
  3. 3
    Gọi cho bác sĩ để xin lời khuyên nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi. Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi do hệ miễn dịch của trẻ chỉ mới bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng có thể nhanh chóng trở nặng đối với trẻ sơ sinh còn non tháng. May mắn là bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên về cách chăm sóc tốt nhất để giúp trẻ hồi phục.[23]
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiếp tục chăm sóc cho bé tại nhà.
    • Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, bạn hãy hẹn với bác sĩ ngay ngày hôm đó đưa bé đến khám hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu. Sốt là dấu hiệu nhiễm trùng, vì vậy tốt nhất là bạn cần biết chắc rằng trẻ không cần được điều trị gì thêm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu chỉ một bên lỗ mũi bị nghẹt, bạn hãy nằm nghiêng bên kia, có thể mũi sẽ thông.
  • Nhai kẹo cao su bạc hà, vì bạc hà có tác dụng thông xoang giúp bạn dễ thở hơn, đồng thời có thể giảm viêm.
  • Thử hít thở không khí trong lành. Nếu bạn không mắc chứng sốt cỏ khô, đôi khi điều này có thể giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Xoa dầu dừa dưới mũi để giữ ẩm cho da khô và rát do xì mũi. Dầu dừa cũng có đặc tính kháng vi sinh vật.
  • Nếu dùng dầu xoa bóp, bạn hãy đặt đệm sưởi ấm lên ngực để tinh dầu tỏa lên mũi.
  • Sử dụng nước muối. Bạn không cần đong chính xác lượng muối, chỉ cần rắc một ít muối ăn vào một cốc nước ấm là được, nhưng nhớ rằng quá nhiều muối có thể làm khô cổ họng.
  • Pha muối tắm bạc hà và khuynh diệp trong bát nước nóng bốc hơi. Trùm khăn qua đầu và bát nước, hít thở để giúp thông mũi cho đến khi nước giảm nhiệt độ.

Cảnh báo

  • Cẩn thận khi xông hơi nước, vì hơi nước sôi có thể gây bỏng nặng.
  • Nếu tự pha dung dịch muối xịt mũi hoặc dung dịch rửa mũi bằng bình rửa, bạn nhớ phải dùng nước lọc hoặc nước cất để ngăn ngừa vi khuẩn hoặc amip. Nếu phải dùng nước máy, bạn hãy đun sôi nước và để nguội trước khi pha.
  • Tránh dùng máy tạo ẩm phun hơi nước ấm, vì nó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Lưu ý rằng các thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine chống chỉ định đối với một số người.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 12.563 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 12.563 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo