Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dù là do chấn thương khi chơi thể thao hay do tai nạn trong nhà thì nứt móng chân đều gây đau đớn. Nứt móng chân hay bật móng chân là sự xuất hiện vết nứt trên móng rời khỏi giường móng hoặc mất toàn bộ móng. Rất may mắn là nhiều trường hợp nứt móng chân đều có thể điều trị tại nhà bằng cách làm vệ sinh đúng cách và chăm sóc sau điều trị, miễn là bạn nhận biết được dấu hiệu cần đến bác sĩ khám.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị chấn thương tại nhà

  1. 1
    Xử lý phần móng chân còn lại. Một số trường hợp nứt móng chân là vết nứt nhỏ, để lại hầu hết phần móng dính liền, một số trường hợp khác có thể bị bật toàn bộ móng. Sau chấn thương, bạn cần chăm sóc phần móng còn lại đúng cách để giúp chữa lành móng. Dù còn sót lại gì thì bạn cũng cần để yên. Nếu một phần móng rời ra, bạn có thể nhẹ nhàng dùng dụng cụ bấm móng sạch để bấm sát biểu bì hoặc sát phần móng còn sót lại hết mức có thể. Cắt dọc theo đường nứt.[1]
    • Giũa bất kỳ phần móng nào còn sót lại cho trơn nhẵn. Bước này giúp móng khỏi mắc vào vớ (tất) hoặc ga gối trên giường.
    • Nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ nếu bạn cẩn thận hoặc gặp khó khăn. Trẻ nhỏ có thể cần được người lớn giúp chăm sóc móng nứt.
    • Nếu có đeo nhẫn ngón chân, bạn nhớ tháo nhẫn trước khi xử lý móng nứt. Bạn có thể dùng xà phòng và nước để bôi trơn nếu thấy khó tháo, hoặc nhờ nhân viên y tế nếu không tháo được.
  2. 2
    Cầm máu (nếu có). Án miếng vải sạch hoặc băng gạc trực tiếp lên vị trí bị chảy máu.[2] Ấn khoảng 10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy. Tư thế nằm xuống và đặt gối bên dưới để nâng chân lên cũng giúp máu chảy chậm hơn.
    • Nếu máu không chảy chậm lại sau khi ấn 15 phút, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế.
  3. 3
    Làm vệ sinh vết thương kỹ lưỡng. Rửa móng chân bằng nước xà phòng ấm và khăn. Nếu quanh vết thương bị bẩn, bạn nên nhẹ nhàng chà sạch bụi bẩn. Chà sạch máu khô hoặc mảnh vụn còn sót lại sau chấn thương. Đừng ngại nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ. Làm vệ sinh vết thương sạch hết mức có thể để ngăn nhiễm trùng.
    • Nhẹ nhàng dùng khăn sạch thấm khô vết thương. Không chà vết thương để tránh gây chảy máu thêm.
  4. 4
    Thoa thuốc mỡ kháng sinh. Sau khi móng sạch và khô, bạn có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin, Polysporin hoặc bất kỳ loại thuốc mỡ "triple antibiotic" (gồm 3 dạng thuốc mỡ bacitraxin, neomycin và polymyxin B) nào lên vết thương. Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh ở hầu hết các hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc.[3]
    • Thuốc kháng sinh cũng thường có dạng kem. Cần đảm bảo mua đúng thuốc mỡ kháng sinh để băng gạc khỏi dính vào vết thương.
    • Nếu da còn nguyên và không có vết cắt hoặc trầy xước, bạn có thể thoa một ít sáp dưỡng ẩm thay cho thuốc mỡ kháng sinh.
  5. 5
    Quấn móng chân.[4] Mua băng gạc khử trùng hoặc băng quấn không dính và băng dính y tế. Đặt băng gạc hoặc băng quấn lên móng chân bị thương (cắt cho miếng băng gạc vừa vặn nếu cần) rồi quấn vài vòng để cố định miếng băng gạc. Chừa lại phần băng gạc ở đầu móng để nhẹ nhàng gấp lên trên móng, tạo thành một chiếc “mũ” để sau này dễ dàng gỡ ra. Quấn trên đỉnh móng hai lần tạo thành dấu chéo (giống như chữ “X”). Dùng hai miếng băng dính y tế để dán cố định miếng băng gạc lên móng chân.
    • Bạn có thể mua băng quấn không dính hoặc đảm bảo thoa thuốc mỡ kháng sinh hoặc sáp dưỡng ẩm trước khi quấn móng chân. Cẩn thận khi tháo băng để không kéo theo cả móng chân hoặc vết thương. Nếu băng gạc dính vào móng, bạn nên ngâm vào nước ấm vài phút cho dễ gỡ.[5]
    • Không quấn chặt đến mức khiến móng chân chuyển màu đỏ, tím hoặc mất cảm giác. Băng quấn phải cố định và sát vào móng chân nhưng không chặt đến mức gây khó chịu.
  6. 6
    Thay băng gạc hàng ngày. Hàng ngày, bạn cần nhẹ nhàng gỡ băng gạc ra và rửa ngón chân bằng nước xà phòng ấm. Thoa lại thuốc mỡ kháng sinh rồi quấn băng gạc mới.[6] Nên lặp lại khoảng 7-10 ngày cho đến khi giường móng (phần thịt mềm, nhạy cảm dưới móng) cứng lại.[7]
    • Tốt nhất là nên quấn băng gạc mới quanh móng chân mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ bảo vệ móng bị thương khỏi mắc vào ga gối trên giường hoặc đụng vào thứ gì khác trong khi bạn ngủ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Giảm cảm giác khó chịu

  1. 1
    Chườm đá thường xuyên trong ngày đầu tiên. Trong ngày đầu tiên sau chấn thương, bạn nên chườm đá từng đợt 20 phút, 2 tiếng một lần để giảm sưng và giảm đau.[8] Cho đá viên vào túi nilông rồi quấn trong khăn trước khi chườm lên móng chân để không bị quá lạnh.
    • Sau ngày đầu tiên, bạn có thể chườm đá viên 20 phút, 3-4 lần mỗi ngày.
  2. 2
    Nâng cao bàn chân. Nếu móng chân đau nhói, bạn nên nằm xuống và đặt gối bên dưới để nâng bàn chân lên cao hơn tim.[9] Cách này giúp giảm sưng đáng kể. Áp dụng trong vòng 48 tiếng đầu tiên sau chấn thương.[10]
  3. 3
    Uống thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc Ibuprofen và Naproxen sẽ giúp giảm sưng và giảm đau. Acetaminophen không giúp giảm sưng nhưng sẽ giúp giảm đau. Bạn có thể mua các thuốc này ở hiệu thuốc mà không cần đơn. Chỉ uống thuốc theo hướng dẫn trên bao bì.
    • Nếu mắc bệnh tim, có vấn đề về thận, huyết áp cao hoặc từng bị loét dạ dày, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các thuốc này. [11]
  4. 4
    Mang giày hở ngón hoặc giày rộng trong vài tuần. Giày chật sẽ gây áp lực khó chịu lên móng chân bị thương. Mang giày hở ngón hoặc giày rộng để giúp giảm áp lực và tăng tốc độ phục hồi. Thực hiện điều này trong suốt thời gian cần thiết để được thoải mái.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đến bác sĩ khám khi cần thiết

  1. 1
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu móng có dấu hiệu nhiễm trùng. Dù chăm sóc chấn thương tốt như thế nào thì bạn cũng có thể bị nhiễm trùng. Nếu móng chân nhiễm trùng, bạn sẽ thấy các vệt đỏ kéo dài trên móng chân, bàn chân hoặc cẳng chân. Bạn có thể bị sốt 38 độ C hoặc cao hơn. Mủ (dịch đặc, màu trắng hoặc có màu chảy ra từ móng) là một dấu hiệu khác của nhiễm trùng. Đến bác sĩ khám nếu có bất kỳ dấu hiệu nào vì nhiễm trùng có thể là vấn đề nghiêm trọng.[12]
    • Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu móng chân bị nhiễm trùng. Uống thuốc theo hướng dẫn và đến khi khỏi nhiễm trùng.
  2. 2
    Đến bác sĩ khám nếu các hiện tượng đau, đỏ và sưng trở nặng. Bạn cần đi khám nếu cơn đau dữ dội đến mức ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày, đau không cải thiện trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc giảm đau hoặc cơn đau càng ngày càng nặng. Nếu dấu hiệu sưng trở nặng hoặc không cải thiện sau khi uống thuốc, chườm đá và nâng cao bàn chân, bạn cần tìm sự giúp đỡ. [13]
    • Hỏi bác sĩ những câu như "Móng chân của tôi thấy đau hơn hôm qua mà dùng thuốc Tylenol không có tác dụng, như vậy có sao không?" hoặc "Dấu hiệu sưng thế nào được xem là bình thường?"
  3. 3
    Tiến hành kiểm tra nếu móng chân chuyển màu đen và xanh. Đôi khi, chấn thương do tác động đè nén lên móng chân (ví dụ như do vật nặng rơi lên móng) có thể gây tụ huyết dưới móng hay xuất huyết dưới móng. Tình trạng này tạo ra các túi máu nhỏ dưới móng và có thể gây khó chịu do áp lực. Trông chúng giống như mảng bầm xanh đậm, đen hoặc bầm tím dưới móng. Nếu có diện tích nhỏ hơn 1/4 kích thước móng, vết bầm sẽ tự khỏi. Ngược lại, bạn nên đến bác sĩ khám vì có thể cần dẫn lưu dịch từ bên dưới móng để bạn khỏi bị đau và chấn thương thêm.[14] Đừng cố tự dẫn lưu dịch hoặc nhờ người khác giúp mà nên đến bác sĩ khám.
    • Bác sĩ sẽ khoan một lỗ rất nhỏ trên móng cho máu chảy ra. Thủ thuật này không gây đau và việc dẫn lưu máu sẽ giúp giảm áp lực để móng chân bớt đau hơn.
  4. 4
    Đến bác sĩ khám nếu có thương tổn thấy rõ quanh móng nứt. Móng có mọc lại bình thường hay không là phụ thuộc vào việc giường móng có bị thương tổn hay không. Nếu lo lắng về hình thức của móng khi mọc lại, bạn nên trao đổi với bác sĩ về quy trình tiểu phẫu trên giường móng. Nếu có thương tổn rõ rệt ở mô quanh móng, ví dụ như vết rách, bạn nên đến bác sĩ khám. Nếu giường móng hoặc mầm móng bị thương tổn nghiêm trọng, móng có thể không mọc trở lại hoặc trông hơi lạ một chút. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn sửa chữa được.
    • Có thể mất 6-12 tháng thì móng chân mới mọc lại hoàn toàn. [15]
  5. 5
    Nhờ giúp đỡ nếu không thể làm vệ sinh vết thương. Nếu mất hơn 15 phút chà rửa vết thương mà bụi bẩn và mảnh vụn vẫn còn thì bạn nên tìm sự trợ giúp y tế. Việc làm vệ sinh vết thương thật sạch là rất quan trọng để ngăn nhiễm trùng, do đó bạn nên nhờ người giúp đỡ nếu không thể tự làm.[16]
    • Tùy mức độ chấn thương ở móng chân mà bạn cũng có thể cần tiêm phòng uốn ván hay tiêm nhắc ngừa uốn ván. Nếu vết nứt bị bẩn và thời điểm bị thương đã quá 5 năm kể từ lần cuối tiêm nhắc lại, hoặc vết nứt sạch và đã quá 10 năm kể từ lần cuối tiêm nhắc lại, bạn sẽ cần tiêm phòng uốn ván.[17]
  6. 6
    Chụp X-quang nếu ngón chân không thể di chuyển hoặc trông khác thường. Nhiều chấn thương gây bật móng chân cũng có thể gây gãy xương. Kiểm tra móng chân bị chấn thương để xem xương có gập và duỗi hết mức không. Nếu không hoặc nếu xương nhô ra một góc khác thường thì có thể là xương bị vỡ. Tìm sự chăm sóc khẩn cấp để được chụp X-quang và điều trị đúng cách.[18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bị thương nghiêm trọng, móng chân có thể bong ra hoàn toàn trong vòng 1-2 tuần. Điều này là bình thường. Bạn hãy để móng rơi ra tự nhiên thay vì cố tình cậy bỏ móng.[19]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Mark Co, DPM
Cùng viết bởi:
Mark Co, DPM
Bài viết này có đồng tác giả là Mark Co, DPM, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 3.975 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 3.975 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo