Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chứng nấc cụt (hay ách nghịch) ở trẻ sơ sinh có thể khiến phụ huynh hoang mang, nhưng thật ra hoàn toàn lành mạnh. WikiHow hôm nay sẽ cho bạn những lời khuyên để chữa nấc cụt và làm cho bé cảm thấy khá hơn một cách nhanh chóng!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thay đổi thói quen bú

  1. 1
    Cố gắng cho trẻ bú mẹ. Nấc cụt xảy ra khi cơ hoành bị kích thích.[1] Khi trẻ bú một lượng nhỏ sữa mẹ chảy chậm, cơ hoành sẽ có thời gian nghỉ ngơi để chuyển từ những đợt co thắt không theo quy luật trở lại với sự vận động bình thường của nó.
  2. 2
    Nếu cơn nấc xảy ra bên trong cơn thể, thử cho con bạn ăn thứ gì đó. Xin nhắc lại, về cơ bản, hành vi nuốt có thể giúp điều hòa cơ hoành đang trong tình trạng không ổn định. Một vài món lý tưởng mà bạn có thể cho bé ăn là:
    • Sốt táo
    • Ngũ cốc gạo ăn dặm
    • Chuối nghiền
  3. 3
    Nếu con bạn đủ lớn, hãy cho trẻ uống nước. Nhiều người tán thành việc uống nước từ "tư thế không đúng đắn" (ví dụ như chổng mông hay hơi ngả người ra sau), nhưng cả hai rõ ràng là khó khăn và nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tốt nhất là đưa cho bé một bình nước (với núm vú) hay thậm chí là một bình tập uống nếu trẻ đủ lớn.
  4. 4
    Làm dòng sữa chậm lại. Khi bé nuốt vào quá nhiều sữa và quá nhanh, dạ dày sẽ căng phồng, gây ra những đợt nấc trên cơ hoành. Thử cho bé bú hai lần, mỗi lần một nửa, thay vì cho bé bú nhiều trong một lần.[2] Bằng cách đó, em bé sẽ nuốt vào ít sữa hơn mỗi lần, hy vọng có thể ngăn được chứng nấc cụt ngay từ đầu.
  5. 5
    Ngừng lại và vỗ lưng cho bé ợ giữa lúc bú. Một cách khác để làm chậm dòng sữa khi đưa vào cơ thể trẻ là cho bé “giải lao giữa giờ” trong mỗi lần cho bú. Khi chuẩn bị chuyển bé từ bầu sữa này sang bầu sữa kia, bạn nên tạm dừng và vuốt lưng cho bé ợ trước khi tiếp tục cho bú với bên còn lại. Nếu bạn cho em bé bú bình, tạm ngưng để làm cho bé ợ sau khi đã bú được nửa bình. Em bé sẽ có thể tiêu hóa một chút sữa, hạn chế tình trạng quá no và bắt đầu nấc.[3]
  6. 6
    Cho bé ngồi thẳng trong lúc bú. Dạ dày của trẻ có thể bị căng phồng do nuốt quá nhiều không khí trong lúc bú. Đôi khi việc thay đổi tư thế có thể khắc phục được vấn đề này. Cho bé ngồi thẳng lên (từ 30 đến 45 độ) trong lúc bú để không khí ít có khả năng len lỏi vào trong dạ dày và khiến cơ hoành phải can thiệp.
  7. 7
    Bạn cần đảm bảo cho bé ngậm ti đúng cách. Nếu miệng không ngậm chặt núm vú, em bé có thể nuốt phải không khí trong lúc bú. Bạn có nghe thấy nhiều tiếng nuốt nhanh, ừng ực trong khi con bú? Nếu có, chỉnh sửa lại cách mà bé ngậm để miệng trẻ và bầu sữa được kín.
  8. 8
    Bú bình là một cách giảm lượng không khí nuốt vào. Giữ bình theo góc 45 độ để không khí không len được vào cuối chai, hạn chế việc bé nuốt phải không khí. Bạn cũng có thể mua loại bình được thiết kế giảm lượng không khí lọt vào bình.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Áp dụng các “mẹo” dân gian

  1. 1
    Dùng một ít đường. Bắt nguồn như một “mẹo” của các bà mẹ “bỉm sữa”, nhưng một số bác sỹ mới thật sự đứng sau câu chuyện này.[5] [6] Hãy làm cho đường dính lên đầu vú giả hay ngón tay của bạn. Chỉ cần làm ướt ngón tay/đầu vú giả và ấn vào trong chén đường. Sau đó, cho trẻ ngậm trong vài phút, cơn nấc sẽ dần hết.[7] Quan niệm này (cho đến nay, rất không khoa học) cho rằng nỗ lực nuốt đường dạng hạt sẽ gây ngắt quãng và khiến cơ hoành trở lại bình thường, ngoài ra không còn cách lý giải nào hơn.
    • Lưu ý: thử cho một ít đường vào phía dưới lưỡi con bạn và khuyến khích bé nuốt thật nhanh, trước khi đường tan ra.
    • Một cách khác để làm điều này là nhúng đầu vú giả vào đường và cho vào miệng trẻ.
  2. 2
    Mát-xa lưng trẻ. Động tác xoa lưng nhẹ nhàng sẽ thả lỏng các cơ, góp phần giúp cơ hoành thoải mái hơn. Xoa lưng bé với những chuyển động lên xuống, di chuyển bàn tay từ thắt lưng lên đến vai, trong lúc bé ở tư thế thẳng đứng. Kỹ thuật này có thể mất vài phút mới hiệu quả.
  3. 3
    Vỗ lưng trẻ. Điều này sẽ giúp bé ợ ra được lượng khí thừa trong cơ thể. Thông thường em bé sẽ nấc một tiếng lớn cuối cùng trước khi chấm dứt đợt nấc.[8]
  4. 4
    Thử cho bé dùng siro trị chứng đau bụng quặn (gripe water). Mặc dù không có bằng chứng về y tế nào cho thấy thuốc này hiệu quả trong việc trị nấc, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn dùng loại siro này để làm dịu sự khó chịu trong ruột của con.
    • Pha loãng một ít siro trị đau bụng với nước và bơm vào ống nhỏ giọt. Lưu ý rằng con của bạn có thể bị dị ứng với một trong những thành phần của thuốc đau bụng, bao gồm cồn, gừng, cây thì là, hạt thì là, vân vân.[9]
  5. 5
    Giữ trẻ ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng. Cố gắng giữ bé đứng thẳng nếu có thể, hay cầm tay và giúp bé đứng. Con bạn có thể bị trào ngược sau khi ăn. Trong trường hợp này, bác sỹ khuyên rằng cha mẹ nên duy trì tư thế thẳng đứng cho trẻ trong 30 phút sau khi ăn.
  6. 6
    Làm trẻ phân tâm. Việc làm bé phân tâm bằng trò chơi hay đồ chơi không chỉ giúp bé vui vẻ khi đang bị nấc mà còn có thể chấm dứt con nấc.
    • Chơi ú òa.
    • Đưa cho bé một cái trống lắc.
    • Đưa cho bé đồ chơi nhai.
  7. 7
    Đừng thử bất cứ phương pháp nào khác. Mặc dù những cách sau đây đều là các “mẹo” dân gian phổ biến, nhưng chúng thật sự có thể vô tình làm tổn thương bé, vì thế tốt nhất là bạn nên tránh.[10] Các “mẹo” ấy bao gồm:
    • Làm bé giật mình (hiệu quả với người lớn nhưng thường không hiệu quả với trẻ em)
    • Ấn xuống thóp đầu của trẻ
    • Ấn vào cầu mắt bé
    • Kéo lưỡi trẻ
    • Đánh vào lưng bé.
  8. 8
    Nếu không có cách nào thành công, chỉ cần chờ đợi. Tuy nấc cụt rất phiền toái, nhưng hầu hết cơn nấc không phải là một dấu hiệu cho thấy có điều gì nghiêm trọng. Nếu con bạn bị nấc nhiều giờ hay nhiều ngày, bạn nên đưa trẻ đi khám. Nhưng đối với đa số các bậc cha mẹ, sự kiên nhẫn đơn thuần và không can thiệp thường là những gì bác sỹ yêu cầu.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chẩn đoán nếu bé mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  1. 1
    Chẩn đoán các triệu chứng bệnh lý khác. Một số cơn nấc là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một bệnh thường gặp khi trẻ nhỏ bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, gây đau và nấc cụt. Nếu con bạn dường như nấc cụt rất thường xuyên, đây có thể là nguyên nhân. Sau đây là một số triệu chứng cần dè chừng:
    • Quấy khóc do đau bụng
    • Đau dạ dày
    • Thường xuyên nôn
  2. 2
    Trao đổi với bác sỹ nhi khoa. Nếu bạn lo lắng rằng con mình có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hãy đến gặp bác sỹ nhi khoa để trao đổi về các phương pháp điều trị. Trong nhiều trường hợp tạm thời, bác sỹ có thể khuyên bạn nên để bệnh tự khỏi.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cơn nấc của bé sẽ tự khỏi.
  • Em bé mới sinh có thể cảm thấy khó chịu khi bị nấc. Thử cho trẻ bú hay đung đưa cho đến khi bé yêu thoải mái. Điều này có thể giúp các cơ được thư giãn.
  • Nói chuyện với bé: khi cả hai trò chuyện, bé sẽ bị phân tâm và cơn nấc sẽ tự khỏi.

Cảnh báo

  • Không nên hù dọa hay làm bé khóc. Mặc dù có thể khiến trẻ hết nấc cụt, nhưng điều đó sẽ không hay về lâu về dài.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗiKhiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗi
Trở thành một đứa trẻ ngoanTrở thành một đứa trẻ ngoan
Dạy trẻ em xem đồng hồDạy trẻ em xem đồng hồ
Dọn ra ở riêng khi 16 tuổiDọn ra ở riêng khi 16 tuổi
Rèn luyện Kỷ luật cho TrẻRèn luyện Kỷ luật cho Trẻ
Sinh Con traiSinh Con trai
Kiên nhẫn với trẻ nhỏKiên nhẫn với trẻ nhỏ
Dạy trẻ tập điDạy trẻ tập đi
Khiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thươngKhiến một Đứa trẻ Cảm thấy Được yêu thương
Ngăn trẻ vị thành niên ăn trộmNgăn trẻ vị thành niên ăn trộm
Đối xử với trẻ ương ngạnhĐối xử với trẻ ương ngạnh
Giúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻGiúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻ
Đổi sữa công thức cho béĐổi sữa công thức cho bé
Nhận diện Trẻ có Tài năng Bẩm sinhNhận diện Trẻ có Tài năng Bẩm sinh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.253 lần.
Chuyên mục: Con cái
Trang này đã được đọc 4.253 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo