Bài viết này đã được cùng viết bởi Mohiba Tareen, MD. Mohiba Tareen là bác sĩ chuyên khoa da liễu và người sáng lập của Tareen Dermatology có trụ sở tại Roseville, Maplewood và Faribault, Minnesota. Bác sĩ Tareen hoàn thành chương trình y khoa tại Đại học Michigan ở Ann Arbor, nơi cô được giới thiệu vào hội Alpha Omega Alpha rất có uy tín. Trong thời gian làm bác sĩ nội trú khoa da liễu tại Đại học Columbia ở thành phố New York, cô đã giành được giải thưởng Conrad Stritzler của Hội Da liễu New York và xuất hiện trên tạp chí The New England Journal of Medicine. Sau đó Tareen hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên về phẫu thuật da, laser và da liễu thẩm mỹ.
Có 20 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 18.303 lần.
Tẩy lông bằng sáp là phương pháp vừa nhanh vừa hiệu quả để loại bỏ lông trên mặt, nhưng không may là cách này cũng có thể gây ra kích ứng và phát ban. Nếu da mặt bạn bị mẩn đỏ và ngứa hoặc khô và bong tróc sau khi tẩy lông thì có lẽ là bạn đã bị viêm da. Tẩy lông bằng sáp cũng có thể dẫn đến viêm nang lông, với biểu hiện là các nốt sần sùi do lông mọc ngược hoặc nhiễm trùng nang lông. Bạn có thể chữa tình trạng phát ban khá phổ biến này bằng thuốc và các liệu pháp tại nhà, đồng thời ngăn ngừa phát ban ngay từ đầu bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa trước và sau khi dùng sáp tẩy lông. Nếu tình trạng diễn ra nghiêm trọng hoặc tái đi tái lại, bạn hãy đến bác sĩ da liễu và/hoặc đến dịch vụ chuyên nghiệp để tẩy lông mặt.
Các bước
Làm dịu phát ban do tiếp xúc
-
1Xác định xem bạn có bị viêm da tiếp xúc không. Tình trạng viêm da tiếp xúc có thể xảy ra khi da bị tổn thương hoặc kích ứng vì yếu tố nào đó, chẳng hạn như thoa sáp nóng. Bạn có thể bị mẩn đỏ, ngứa, nổi các nốt sần sùi hoặc phồng rộp nếu dùng sáp quá nóng hoặc sáp có độ đặc không thích hợp.[1]
- Nếu xảy ra hiện tượng sưng, đau hoặc cảm giác bỏng rát, bạn hãy ngừng tẩy lông bằng sáp tại nhà và cân nhắc tẩy lông ở nơi chuyên nghiệp.
-
2Chườm lạnh. Làm dịu da ngay sau khi dùng sáp tẩy lông bằng cách chườm túi đá.[2] Để duy trì kết quả lâu hơn, bạn có thể nhúng khăn mặt vào nước lạnh và đắp lên vùng da bị kích ứng từng đợt 15-30 phút. Lặp lại liệu pháp này nhiều lần trong ngày khi cần.[3]
- Không chườm nước đá lên da quá 20 phút mỗi lần. Sau khi bỏ túi đá ra, bạn cần chờ cho da ấm lên và trở lại cảm giác bình thường trước khi tiếp tục chườm.[4]
-
3
-
4Dưỡng ẩm da. Sau khi rửa mặt, bạn hãy dùng kem dưỡng ẩm nhẹ dịu, không mùi thoa lên vùng da bị kích ứng. Bạn nên tìm loại kem dưỡng ẩm không chứa phẩm màu, nước hoa, paraben và dầu. Thoa kem dưỡng ẩm lên mặt khi da còn ẩm.[8]
- Các loại kem dưỡng ẩm chứa ceramide có thể đặc biệt hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc.[9]
-
5Bôi thuốc mỡ steroid. Thử dùng các loại lotion và thuốc mỡ steroid không kê toa, chẳng hạn như kem hydrocortisone 1%, thoa 1-2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần.[10]
- Nếu thuốc mỡ không kê toa không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi ngoài da mạnh hơn hoặc thuốc corticosteroid dạng uống.[11]
-
6Thoa lotion hoặc kem calamine. Lotion calamine có công dụng làm dịu ngứa và kích ứng do viêm da tiếp xúc.[12] Bạn có thể dùng lotion calamine bao nhiêu lần tùy ý để giảm ngứa. Calamine có tác dụng một phần là nhờ làm khô vùng da bị kích ứng, do đó có thể bạn cần phải dưỡng ẩm sau khi dùng.
- Lotion calamine có hiệu quả nhất khi thoa ngay sau khi rửa mặt và da còn ẩm.
- Nếu muốn, bạn có thể trộn lotion calamine với kem dưỡng ẩm để cùng lúc đạt được hai lợi ích.
-
7Tránh gãi. Những nốt mẩn đó có thể rất ngứa ngáy, nhưng quan trọng là bạn không được gãi để tránh gây kích ứng thêm cho da. Cắt ngắn móng tay và/hoặc đeo găng tay hoặc tất lên tay khi ngủ để nếu bạn có bất giác gãi trong lúc ngủ thì cũng khó.[13]
-
8Đi khám nếu có phản ứng nghiêm trọng. Nếu da phản ứng nghiêm trọng sau khi tẩy lông bằng sáp, hoặc nếu tình trạng phát ban không đáp ứng với các liệu pháp tại nhà và các loại thuốc không kê toa, có thể bạn cần phải đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ da liễu. Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu:[14]
- Phát ban gây đau dữ dội hoặc khó chịu đến mức bạn không ngủ được hoặc cản trở các hoạt động thường ngày.
- Phát ban không cải thiện trong 3 tuần.
- Phát ban lan ra ngoài vùng da vừa tẩy lông.
- Bạn bị sốt hoặc xuất hiện các vết phồng rộp có mủ.
- Phổi, mắt hoặc mũi có cảm giác bị kích ứng.
Quảng cáo
Điều trị viêm nang lông
-
1Xác định xem bạn có bị viêm nang lông hay không. Tình trạng viêm nang lông xảy ra khi các nang lông bị nhiễm trùng, hoặc khi lông mọc vào trong da thay vì trồi ra ngoài (lông mọc ngược). Có thể bạn đã bị viêm nang lông sau khi tẩy lông bằng sáp nếu:[15]
- Bạn bị nổi những nốt đỏ hoặc mụn xung quanh các nang lông ở vùng da vừa tẩy lông.
- Da đỏ, đau nhức hoặc viêm.
- Da ngứa hoặc nóng rát.
-
2Rửa sạch da. Rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước nóng (nhưng không nóng bỏng) và sữa rửa mặt diệt khuẩn nhẹ dịu. Nhớ dùng khăn mặt sạch mỗi lần rửa. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Thấm khô băng khăn sạch sau khi rửa.[16]
- Tìm loại sữa rửa mặt không chứa phẩm màu, nước hoa và paraben.
- Các loại sữa rửa mặt chứa dầu tràm trà có thể hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa viêm nang lông.[17]
-
3Dưỡng ẩm da sau khi rửa mặt. Dùng kem dưỡng ẩm nhẹ, không chứa phẩm nhuộm, nước hoa và paraben. Bạn nên chọn các loại lotion có công thức dành cho da nhạy cảm, chẳng hạn như Cetaphil hay Lubriderm.[18]
-
4
-
5Bôi thuốc mỡ kháng sinh. Điều trị vùng da bị viêm bằng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin hoặc triple-antibiotic cream. Bạn cần cẩn thận tuân theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hỏi bác sĩ về cách sử dụng.[21]
-
6Thoa lotion trị ngứa. Các loại lotion trị ngứa có thành phần yến mạch hoặc lotion calamine là các lựa chọn tốt trong việc làm dịu ngứa do viêm nang lông.[22] Tránh trị ngứa bằng kem hydrocortisone, vì sản phẩm này có thể gây nhiễm nấm.
-
7Đến gặp bác sĩ da liễu nếu bạn bị viêm nang lông nghiêm trọng. Nếu vết phát ban do viêm nang lông gây đau nhiều, lan rộng hoặc không khỏi khi chăm sóc tại nhà sau vài ngày, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể loại bỏ lông mọc ngược và/hoặc kê toa thuốc kháng sinh bôi hoặc uống nếu tình trạng viêm nang lông là do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Họ cũng có thể cho bạn uống thuốc để giảm viêm.[23]
- Nếu bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn, bạn đừng dùng khăn mặt để lau các bộ phận khác trên cơ thể, vì điều này có thể khiến nhiễm trùng lây lan.
Quảng cáo
Ngăn ngừa phát ban và kích ứng da
-
1Tẩy tế bào chết vào đêm trước khi tẩy lông bằng sáp. Việc tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trước khi tẩy lông có thể giúp ngăn ngừa lông mọc ngược và viêm nang lông.[24] Vào hôm trước khi tẩy lông bằng sáp, bạn hãy rửa mặt bằng sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ chuyên dành cho da mặt. Đừng chà mạnh – bạn chỉ nên dùng đầu ngón tay hoặc khăn mặt sạch mát-xa nhẹ nhàng trên mặt với chuyển động vòng tròn.
-
2Dùng vật dụng sạch mỗi khi tẩy lông bằng sáp. Việc dùng lại các dụng cụ tẩy lông hoặc không thực hiện các biện pháp vệ sinh đúng mức có thể làm lây lan nấm, vi khuẩn và thậm chí cả virus vốn có thể gây phát ban. Luôn rửa tay và mặt trước khi tẩy lông bằng sáp, và đừng bao giờ dùng lại vật dụng thoa sáp hai lần. Nếu tẩy lông ở salon, bạn cần đảm bảo kỹ thuật viên phải đeo găng tay và dùng các dụng cụ vô trùng được bảo quản đúng cách.[25]
-
3Chườm lạnh ngay sau khi tẩy lông bằng sáp. Ngay sau khi dùng sáp tẩy lông, bạn hãy chườm túi đá hoặc túi chườm lạnh lên vùng da vừa tẩy lông trong 15-20 phút để giúp làm dịu da. Việc làm mát da cũng giúp khép các lỗ chân lông và nang lông, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.[26]
- Sản phẩm gel lô hội làm mát da sau khi tẩy lông bằng sáp cũng có thể xoa dịu da bị kích ứng, ngăn ngừa nổi mẩn đỏ và mọc mụn.[27]
-
4Tránh chạm vào vùng da vừa tẩy lông. Mặc dù bạn rất dễ bị cám dỗ sờ tay lên làn da mịn màng vừa tẩy lông xong, nhưng sờ nhiều quá cũng có thể gây kích ứng da và đưa vi khuẩn lên da. Bạn đừng chạm vào da mặt trừ khi cần thiết (ví dụ như khi rửa mặt hoặc thoa kem dưỡng ẩm) trong vài ngày trước khi da hồi phục.[28]
-
5Dùng kem dưỡng ẩm không chứa dầu. Trước và sau khi tẩy lông, bạn hãy dùng kem dưỡng da dịu nhẹ không chứa phẩm màu, nước hoa và dầu. Các thành phần này có thể gây kích ứng da và làm tắc lỗ chân lông. Thay vào đó, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như lô hội hoặc nước cây phỉ.[29]
-
6Tránh tập thể dục thể thao ngay trước và sau khi tẩy lông. Mồ hôi tiết ra quá nhiều có thể làm tắc lỗ chân lông, kích ứng da và gây nổi mụn. Nếu cần phải tập luyện, bạn nên tập trước khi tẩy lông hoặc đợi vài ngày cho da phục hồi sau khi dùng sáp tẩy lông.[30]
-
7Thử dùng các phương pháp tẩy lông khác thay vì dùng sáp. Nếu việc tẩy lông bằng sáp thường xuyên khiến bạn bị phát ban hoặc nổi mụn, có lẽ bạn nên cân nhắc dùng phương pháp khác. Hãy thử thoa kem tẩy lông an toàn cho da mặt hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để biết bạn có thích hợp cho phương pháp triệt lông bằng laser không.[31]
- Triệt lông bằng laser không phải là lựa chọn tốt để tạo hình chân mày. Bạn nên dùng kem tẩy lông chuyên dành cho lông mày hoặc dùng cách khác, chẳng hạn như nhổ lông.
Quảng cáo
Những thứ bạn cần
- Túi chườm lạnh hoặc túi đá
- Muối nở
- Sữa rửa mặt yến mạch
- Kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa dầu
- Thuốc mỡ steroid không kê toa
- Lotion calamine
- Khăn sạch
- Nước ấm
- Sữa rửa mặt diệt khuẩn nhẹ dịu
- Muối ăn
- Thuốc mỡ kháng sinh không kê toa
- Lotion trị ngứa yến mạch
- Vật dụng thoa sáp sạch
- Thuốc (do bác sĩ kê toa hoặc khuyên dùng)
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/symptoms-causes/dxc-20338762
- ↑ http://www.oprah.com/style/how-to-prevent-breakouts-after-waxing
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/manage/ptc-20338784
- ↑ https://www.marshfieldclinic.org/sports-wrap/ice-or-heat
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/manage/ptc-20338784
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25607551
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/manage/ptc-20262951
- ↑ https://www.drugs.com/cg/contact-dermatitis-aftercare-instructions.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11722487
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/manage/ptc-20338784
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/diagnosis-treatment/treatment/txc-20338772
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/manage/ptc-20338784
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/manage/ptc-20338784
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/symptoms-causes/dxc-20338762
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/symptoms/con-20025909
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025909
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1091037-treatment
- ↑ http://lagunaskincenter.com/articles/folliculitis/
- ↑ http://healthcenter.indiana.edu/answers/folliculitis.shtml
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025909
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025909
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20025909
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/basics/treatment/con-20025909
- ↑ https://www.allure.com/story/tips-for-the-best-waxing-experience
- ↑ http://www.lydiasarfati.com/waxing-practice-sanitation-prevent-infection.php
- ↑ https://www.allure.com/story/tips-for-the-best-waxing-experience
- ↑ https://www.liveabout.com/how-can-i-calm-sensitive-red-skin-after-waxing-1717174
- ↑ http://www.byrdie.com/after-waxing-tips
- ↑ http://www.byrdie.com/after-waxing-tips
- ↑ http://www.byrdie.com/after-waxing-tips
- ↑ http://www.oprah.com/style/how-to-prevent-breakouts-after-waxing