Bài viết này đã được cùng viết bởi Stephanie Anders. Stephanie Anders là chủ sở hữu và thợ xỏ khuyên chính tại Royal Heritage Tattoo and Piercing, một tiệm xỏ khuyên và xăm hình tại Los Angeles, California. Stephanie có hơn 10 năm kinh nghiệm và danh mục khách hàng của cô bao gồm những ngôi sao như Jennifer Aniston, Jessica Alba, Cameron Diaz, Nicole Richie, Gwyneth Paltrow và Sharon Osbourne.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 190.096 lần.
Nếu vừa mới xỏ khuyên mà nhìn thấy một cục sưng xuất hiện ở vùng sụn thì có lẽ bạn sẽ thấy lo lắng. Nhưng bạn đừng sợ, thực ra các chúng là các u hạt và khá phổ biến. U hạt thường tự khỏi, nhưng bạn có thể thực hiện một số việc để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Để giúp bạn trong vấn đề này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi thường gặp về cách chữa lành các cục sưng do xỏ khuyên sụn.
Các bước
Bạn có thể điều trị u hạt tại nhà bằng cách nào?
-
1Chườm gạc nhúng nước ấm lên chỗ sưng mỗi ngày một lần. U hạt có thể hình thành khi dịch bị ứ bên dưới da. Bạn có thể lấy một miếng bông gòn, gạc hoặc vải sạch nhúng nước ấm và áp lên chỗ sưng. Giữ yên như vậy vài phút để làm dịu và giúp cho dịch đang ứ đọng có thể thoát đi.[1]
-
2Thử thay trang sức khác. Một số trang sức làm bằng hợp kim có chứa nickel vốn có thể gây phản ứng dị ứng gọi là viêm da tiếp xúc và trông như vết sưng do xỏ khuyên.[2] Bạn hãy thử đổi sang trang sức làm bằng các chất liệu khác xem có đỡ không.
- Có thể bạn còn không biết một số trang sức có chứa nickel trong đó!
- Nếu bị dị ứng với kim loại, có thể bạn còn bị ngứa và mẩn đỏ xung quanh lỗ xỏ khuyên.
Quảng cáo
Khi nào bạn nên đến bác sĩ để chữa vết sưng do xỏ khuyên?
-
1Đến gặp bác sĩ nếu u hạt có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu lỗ xỏ khuyên bị sưng và đau dữ dội hay nếu có máu hoặc mủ rỉ ra từ lỗ xỏ khuyên, có thể là vết thương đã bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác, do đó bạn phải nhanh chóng đi khám để xử lý vết thương.[5]
- Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh uống và kem kháng sinh bôi tại chỗ để điều trị nhiễm trùng.
-
2Tìm sự chăm sóc y tế trong các trường hợp nặng để ngăn ngừa biến chứng. Nếu có nhiều cục sưng xuất hiện trên vùng sụn rộng, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám để đảm bảo bạn không có bệnh tiềm ẩn nào và có thể kê toa thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét hoặc các loại thuốc khác dùng để ngăn ngừa các phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.[6]
- Các nghiên cứu cho thấy thuốc trị sốt rét có thể có hiệu quả với một số người bị u hạt.[7]
Quảng cáo
Làm sao để ngăn ngừa cục sưng ở lỗ xỏ khuyên?
-
1Chọn trang sức vừa vặn. Trang sức lỏng lẻo hoặc không đúng cỡ có thể chuyển động trong lỗ xỏ khuyên, gây kích ứng sụn và hình thành cục sưng. Bạn cần đeo trang sức vừa khít với lỗ xỏ khuyên sao cho không xê dịch để tránh làm tổn thương vùng sụn xung quanh.
- Nếu bạn không chắc nên chọn loại trang sức nào, hãy hỏi thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp. Họ sẽ rất vui lòng giúp bạn chọn loại trang sức tốt nhất cho lỗ xỏ khuyên sụn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đeo hoa tai có chốt hình cánh bướm vì nó dễ gây ra cục sưng.
-
2Tránh để khuyên bị va quẹt hoặc mắc vào những thứ khác. Khi bị vướng mắc hoặc va quẹt, trang sức sẽ xê dịch và có thể dẫn đến u hạt. Hãy hết sức chú ý và bảo vệ lỗ xỏ khuyên. Dù có cám dỗ đến mấy, bạn cũng nên cố gắng đừng nghịch trang sức hoặc đụng chạm vào nó để giảm rủi ro hình thành vết sưng.
- Buộc mái tóc dài ra sau lưng khi có thể (nhất là khi ngủ) để tóc khỏi vướng vào trang sức đeo ở lỗ xỏ khuyên.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu lỗ xỏ khuyên còn mới, hãy nhớ rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước mỗi ngày ít nhất 2 lần để phòng chống nhiễm trùng.[10]
Tham khảo
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/infected-piercings/
- ↑ https://jkms.org/search.php?where=aview&id=10.3346/jkms.2008.23.2.315&code=0063JKMS&vmode=PUBREADER
- ↑ https://www.aad.org/public/diseases/a-z/granuloma-annulare-treatment
- ↑ https://www.health.harvard.edu/a_to_z/keloids-a-to-z
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/infected-piercings/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/granuloma-annulare/diagnosis-treatment/drc-20351323
- ↑ https://www.aad.org/public/diseases/a-z/granuloma-annulare-treatment
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001464.htm
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/infected-piercings/