Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mũi là một bộ phận nhạy cảm trong cơ thể, do đó một vết cắt nhỏ trong mũi cũng có thể khó điều trị, đôi khi còn gây đau đớn. Việc chăm sóc vết thương trong mũi đúng cách có thể giúp bạn mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị chảy máu không cầm được, vết thương không lành hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Rửa vết thương

  1. 1
    Rửa tay. Đảm bảo bàn tay phải sạch để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở.[1] Rửa tay dưới vòi nước sạch và kỳ cọ bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây (hát bài "Happy Birthday" hai lần).[2] Sau đó, rửa kỹ lại và lau khô tay bằng khăn sạch.
  2. 2
    Ấn nhẹ để cầm máu. Nếu vết thương chảy máu và nằm sát cánh mũi, bạn có thể lấy một vật liệu sạch ấn nhẹ cho đến khi máu ngừng chảy. Không nín thở và không nhét vật gì vào lỗ mũi. Nếu vết thương không thấy rõ hoặc không nằm gần cánh mũi, bạn hãy dùng phương pháp sơ cứu sau đây để cầm máu:[3]
    • Ngồi thẳng lưng và nghiêng về phía trước. Giữ nguyên tư thế này để giảm áp suất trong các mạch máu ở mũi và tránh nuốt phải máu.
    • Bóp chặt mũi giữa ngón cái và ngón trỏ và giữ như vậy khoảng 10 phút. Thở qua miệng trong suốt thời gian này. Thả tay ra sau 10 phút.
    • Nếu mũi vẫn chảy máu, hãy lặp lại quá trình này. Nếu máu vẫn chảy sau 20 phút, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
    • Giữ mát trong suốt quá trình cầm máu bằng cách dùng khăn lạnh lau mặt hoặc mút đá viên.[4]
  3. 3
    Cẩn thận gắp bỏ các mảnh vụn trong vết thương. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, bạn có thể dùng nhíp vô trùng để gắp các mảnh vụn kẹt trong vết thương. Cẩn thận khi dùng nhíp để tránh khiến vết thương nặng hơn hoặc làm đứt da.[5]
  4. 4
    Dùng dụng cụ sạch để rửa vết thương. Nếu bạn cảm thấy như có gì đó còn kẹt trong vết cắt, hoặc nếu cần làm sạch các mẩu da, mô hoặc các cục máu đông, hãy khử trùng tất cả các dụng cụ mà bạn định dùng. Nếu không có điều kiện khử trùng, bạn cần đảm bảo các dụng cụ càng sạch càng tốt.[6] Cách khử trùng dụng cụ như sau:
    • Rửa tay thật kỹ bằng nước và xà phòng.
    • Rửa thật kỹ tất cả các dụng cụ bằng nước và xà phòng, chẳng hạn như nhíp, sau đó xả nước thật sạch.
    • Cho các dụng cụ vào nồi hoặc xoong và đổ ngập nước.
    • Đậy vung và đun sôi nước, tiếp tục đun sôi trong 15 phút và không mở vung.
    • Nhấc nồi ra khỏi bếp, vẫn đậy vung và chờ cho nguội.
    • Chắt hết nước trong nồi mà không chạm vào các dụng cụ. Nếu chưa dùng các dụng cụ trong nồi, bạn cứ để nguyên trong nồi đã chắt nước và vẫn đậy vung.
    • Cẩn thận lấy dụng cụ ra khi chuẩn bị dùng. Tránh chạm vào các bộ phận của dụng cụ sẽ tiếp xúc với vết thương; chỉ được chạm vào tay cầm.
  5. 5
    Chọn sản phẩm rửa vết thương. Thông thường, rửa bằng nước và xà phòng là cách tốt nhất để làm sạch vết cắt hoặc các vết thương nhỏ trên da. Đối với những vùng da mỏng manh và nhạy cảm hơn, đôi khi bạn cần dùng cả sản phẩm tẩy rửa và chất diệt khuẩn.
    • Một sản phẩm thông dụng vừa là xà phòng tẩy rửa vừa chống nhiễm trùng gọi là chlorhexidine. Sản phẩm này có bán không cần toa ở hầu hết các hiệu thuốc. Bạn cần pha thật loãng dung dịch này trước khi dùng trên các vùng có màng nhầy, chẳng hạn như bên trong mũi.
    • Đọc kỹ nhãn sản phẩm. Không dùng bất cứ sản phẩm nào không được dùng bên trong mũi.
  6. 6
    Rửa sạch mô xung quanh vết thương. Có thể bạn phải dùng tăm bông hoặc gạc cuộn tròn để với tới vết thương và rửa sạch. Nhúng đầu tăm bông hoặc một đầu gạc vào nước sạch và xà phòng nhẹ dịu hoặc một lượng nhỏ chlorhexidine để rửa vết thương. Rửa lại bằng nước và dụng cụ sạch để loại bỏ toàn bộ xà phòng.[7]
    • Dùng nhíp sạch hoặc nhíp vô trùng kẹp miếng gạc để dễ rửa vết thương.
  7. 7
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương nằm ở vị trí khó với tới. Nếu vết cắt nằm ở vị trí khó nhìn thấy hoặc khó với tới, bạn có thể gặp khó khăn khi xử lý. Vết thương có thể bị tổn thương thêm hoặc bị nhiễm khuẩn nếu vết cắt ở sâu bên trên mũi. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu thay vì tự xử lý vết cắt.[8]
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Điều trị vết thương

  1. 1
    Rửa tay trước khi chăm sóc vết thương. Vết thương hở là cửa ngõ cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu. Bạn hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi chạm vào vết thương.[9]
  2. 2
    Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm bên trong mũi. Các loại kem và thuốc mỡ kháng sinh hoặc chống nhiễm trùng được bào chế để điều trị các vết cắt nông và vết xước, nhưng chúng có thể không thích hợp cho các vết thương nặng hơn nằm sâu trong mũi. Bạn nên hỏi bác sĩ xem các sản phẩm này có an toàn cho các vết thương trong mũi không. Các sản phẩm này có bán không cần toa tại các hiệu thuốc.[10]
    • Nếu được bác sĩ đồng ý, bạn có thể chấm một lượng nhỏ kem hoặc thuốc mỡ chống nhiễm trùng vào đầu tăm bông hoặc miếng gạc nhỏ và cẩn thận bôi xung quanh vết cắt.
  3. 3
    Tránh dùng ngón tay chạm vào vết thương. Nếu phải dùng tay để bôi thuốc, bạn phải nhớ rửa tay thật sạch.[11]
  4. 4
    Không cậy vết thương. Không chạm vào vết thương khi đã bôi thuốc xong. Đừng dùng tay cậy vảy. Nếu bạn cậy vết thương, nó có thể lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.[12]
    • Nhẹ nhàng lau sạch và thoa kem dưỡng ẩm an toàn cho mũi cũng là một cách để ngăn ngừa vết thương đóng vảy to và gây khó chịu. Cân nhắc dùng thuốc mỡ chống nhiễm khuẩn hoặc một chút kem Vaseline để giữ ẩm cho vết thương.
    • Bước này sẽ giúp cho vẩy đóng trên vết cắt nhỏ hơn, mềm hơn và giúp cho vết thương tự khỏi.
    • Thử dùng dầu Nasya nhỏ vào mũi ban đêm để làm dịu và giúp vết thương mau lành hơn. Bạn có thể mua dầu Nasya ở phòng khám của các thầy thuốc y học cổ truyền Ayurveda hoặc ở cửa hàng bán thuốc tự nhiên và thực phẩm bổ sung.
  5. 5
    Tiếp tục bôi thuốc nếu cần. Tuỳ vào vị trí, độ dài và độ sâu của vết cắt, bạn có thể phải bôi thuốc hàng ngày hoặc vài ngày một lần. Cẩn thận kẻo vết thương bị nhiễm trùng.[13]
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Xử lý các trường hợp nặng

  1. 1
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn không cầm được máu dễ dàng. Tình trạng chảy máu dai dẳng có thể báo hiệu có xương bị gãy, vết cắt sâu hoặc một bệnh lý nặng hơn. Chảy máu liên tục quá 15 -20 phút là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng hơn.[14]
  2. 2
    Đến gặp bác sĩ nếu vết thương không bắt đầu lành trong vòng vài ngày. Một số tổn thương trong lỗ mũi có thể cần phải điều trị bằng thuốc. Mũi là bộ phận nhạy cảm có nhiều mạch máu, dịch lỏng (như dịch nhầy) và dịch tiết từ xoang – tất cả đều chứa vi khuẩn. Một số tổn thương trong mũi cần được bác sĩ điều trị, thậm chí bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như bác sĩ tai mũi họng.[15]
    • Trong một số trường hợp, vết thương trông có vẻ hồi phục tốt nhưng lại tái phát trong vài tuần hoặc vài tháng. Có thể bạn cần phải hỏi bác sĩ về thuốc kháng sinh và các thủ thuật y khoa có thể ngăn ngừa vết thương tái phát.[16]
  3. 3
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương có liên quan đến động vật. Nếu vết cắt là do động vật hoặc do một vật bẩn có cạnh lởm chởm gây ra, bạn phải đảm bảo vết thương được làm sạch và điều trị đúng cách. Tình trạng nhiễm trùng càng được phát hiện sớm thì càng điều trị dễ dàng và an toàn hơn.[17]
    • Đi khám càng sớm càng tốt nếu vết thương ở mũi là do một nhân tố có nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân.
  4. 4
    Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng. Bất kể nguyên nhân gây ra vết thương là gì, bạn cần lập tức tìm sự chăm sóc y tế khi có nhiễm trùng. Hãy chú ý các trệu chứng nhiễm trùng sau đây:[18]
    • Vết thương không thuyên giảm trong vài ngày hoặc bắt đầu trở nặng
    • Vùng có vết thương bắt đầu sưng và nóng
    • Có dịch tiết đặc hoặc mủ chảy ra từ vết thương và có mùi khó chịu
    • Sốt
  5. 5
    Hỏi bác sĩ về thuốc điều trị nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôi. Tùy vào phương pháp điều trị, vết cắt có thể lành trong 1-2 tuần từ khi bắt đầu dùng kháng sinh.[19]
  6. 6
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị loét trong mũi mà không rõ nguyên nhân. Nếu bạn có vết loét hoặc vết thương trong mũi mà không chắc là do điều gì gây ra, bạn hãy hẹn bác sĩ đến khám. Các vết loét trong mũi hoặc chảy máu mũi có thể là một triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như:[20]
    • Viêm xoang hoặc cảm lạnh
    • Dị ứng
    • Rối loạn đông máu hoặc chảy máu nhiều do một số loại thuốc
    • Vẹo vách ngăn mũi
    • Một chứng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn trong mũi, chẳng hạn như nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (một loại vi khuẩn kháng kháng sinh)
    • Trong các trường hợp hiếm, các vết loét trong mũi có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng như ung thư mũi, lupus hoặc HIV/AIDS.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Các vết thương dai dẳng kéo dài nhiều tuần, thậm chí lâu hơn có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế.
  • Không chạm vào vết thương. Việc này có thể khiến vết thương lâu lành và tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Các biểu hiện như đau, sưng hoặc bầm tím có thể là dấu hiệu cho thấy xương bị gãy chứ không chỉ là vết cắt. Nếu có các triệu chứng này, bạn hãy đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.
  • Các đợt chảy máu mũi tái di tái lại hoặc kéo dài có thể cần phải trải qua các thủ thuật y tế. Vết cắt có thể sâu hơn hoặc dài hơn bạn tưởng.
  • Nếu vết cắt ở quá xa bên trên hốc mũi nên không nhìn thấy hoặc không dễ chạm tới, bạn hãy đến bác sĩ để được xử lý.
  • Chế độ ăn giàu hoa quả và rau tươi có thể giúp vết thương mau lành.
  • Tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Người trưởng thành cần được tiêm nhắc lại 1 mũi sau mỗi 10 năm.

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 14.902 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 14.902 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo