Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mặc dù trầy xước ở đầu gối chỉ là vết thương tương đối nhẹ, nhưng bạn vẫn cần thực hiện các bước để vết thương hồi phục càng nhanh và càng an toàn càng tốt.[1] Chỉ với một vài nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể rửa và chăm sóc vết thương. Thực hiện đúng các bước, và bạn sẽ bình phục thật nhanh.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đánh giá tình hình

  1. 1
    Kiểm tra vết thương. Phần lớn trường hợp trầy xước đầu gối chỉ là vấn đề nhỏ và có thể điều trị ở nhà – nhưng bạn nên kiểm tra vết thương để cho chắc chắn. Vết thương được coi là nhẹ và có thể điều trị mà không cần chăm sóc y tế nếu:[2]
    • Vết thương không sâu đến mức nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương.
    • Không chảy nhiều máu.
    • Mép vết thương không rách nát và hở thịt.
    • Nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào như trên, bạn cần liên lạc với bác sĩ.
    • Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm trở lại đây, hãy gặp bác sĩ để tiêm nhắc lại.
    • Nếu bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại đây, và thứ gây ra vết thương rất bẩn hoặc nhọn (khiến cho vết thương bị sâu thau vì rộng), hãy gặp bác sĩ để tiêm nhắc lại uốn ván.
  2. 2
    Rửa tay trước khi xử lý vết thương.[3] Chắc hẳn bạn không muốn bị nhiễm trùng khi xử lý đầu gối bị trầy xước, do đó hãy rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước trước khi bắt đầu chăm sóc vết thương. Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể đi găng tay dùng một lần trước khi bắt đầu rửa đầu gối bị thương.
  3. 3
    Cầm máu nếu cần. Nếu đầu gối bị chảy máu, bạn cần cầm máu bằng cách ép lên vết thương.
    • Nếu có bụi đất hoặc mảnh vụn dính vào chỗ đầu gối bị chảy máu, bạn cần rửa sạch trước khi cố gắng cầm máu. Hoặc bạn có thể rửa vết thương sau khi cầm máu.
    • Dùng vải sạch hoặc gạc đặt lên vết thương và ép lại trong vài phút để cầm máu.
    • Thay vải hoặc gạc nếu máu đã thấm đẫm.
    • Nếu máu vẫn không ngừng chảy sau 10 phút, bạn hãy liên lạc với bác sĩ vì có thể vết thương cần phải được khâu lại.[4] [5] [6]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Rửa và băng vết thương

  1. 1
    Xả nước lên vết thương. Cho nước mát chảy qua đầu gối bị thương, hoặc giội nước lên đó. Rửa trong thời gian đủ lâu sao cho nước chảy lên toàn bộ vùng da tổn thương và rửa sạch mọi bụi đất và/hoặc mảnh vụn.[7] [8]
  2. 2
    Rửa sạch vết thương. Dùng xà phòng diệt khuẩn và nước để rửa sạch vùng xung quanh vết thương, nhưng không để xà phòng dính vào vết thương vì có thể gây xót.[9] [10] Động tác này sẽ giúp rửa sạch vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Nước ô-xy già và cồn i-ốt thường được dùng để sát trùng các vết thương ngoài da như đầu gối bị trầy xước.[11] Tuy nhiên, nước ô-xy già và cồn i-ốt thực ra gây tổn thương cho các tế bào sống, vì vậy các chuyên gia y tế hiện nay khuyên không nên dùng nước ô-xy già và cồn i-ốt bôi lên vết thương.[12] [13] [14]
  3. 3
    Loại bỏ mọi mảnh vụn. Nếu có bất cứ thứ gì kẹt trong vết thương như đất, cát, các mảnh vụn, v.v…, bạn hãy dùng nhíp để lấy các vật chất đó ra một cách cẩn thận. Đầu tiên cần rửa sạch và sát trùng nhíp bằng cách dùng bông gòn hoặc gạc thấm cồn isopropyl chà lên nhíp.[15] [16] Rửa với nước mát khi các mảnh vụn đã được lấy ra.
  4. 4
    Nhẹ nhàng thấm khô. Khi đã xả và rửa sạch đầu gối bị trầy xước, nhẹ nhàng dùng vải hoặc khăn sạch để thấm khô vùng da tổn thương. Chấm nhẹ thay vì lau sẽ giúp bạn tránh bị đau không đáng có.
  5. 5
    Bôi kem kháng sinh, đặc biệt nếu vết thương bị bẩn. Điều này có thể giảm nhiễm trùng trong qua trình hồi phục.[18] [19]
    • Có nhiều loại kem và thuốc mỡ kháng sinh có chứa các hoạt chất hoặc hợp chất khác nhau (như bacitracin, neomycin, và polymyxin).[20] Luôn tuân theo hướng dẫn đi kèm với sản phẩm về liều lượng và cách sử dụng.
    • Một số kem có kết hợp chất giảm đau nhẹ.
    • Một số thuốc mỡ hoặc kem có thể gây dị ứng ở một số người. Nếu nhận thấy các vết đỏ, ngứa, sưng, v.v… sau khi dùng một trong các sản phẩm này, bạn cần ngừng sử dụng và thử sản phẩm khác với một hoạt chất khác.
  6. 6
    Băng vết thương. Đảm bảo che kín đầu gối bằng băng gạc để bảo vệ vết thương khỏi bụi bặm, nhiễm trùng và bị kích ứng do quần áo trong thời gian lành lại. Bạn có thể dùng băng dính hoặc gạc vô trùng và cố định bằng băng dính hoặc băng co giãn.[21] [22]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chăm sóc vết thương trong quá trình hồi phục

  1. 1
    Thay băng mới khi cần. Thay băng đầu gối hàng ngày hoặc nhiều lần hơn nếu bị ướt hoặc bẩn.[23] [24] Rửa sạch vết thương như trước.
    • Nghiên cứu cho thấy rằng gỡ băng dính với động tác nhanh có thể giúp đỡ đau hơn làm chậm. Điều này một phần còn tùy thuộc vào bản chất của vết thương.[25] [26]
    • Xoa dầu vào hai đầu băng và đợi một lúc có thể giúp việc tháo băng đỡ đau hơn.
  2. 2
    Bôi lại kem kháng sinh mỗi ngày.[27] Mặc dù chỉ một mình việc này không đẩy nhanh quá trình hồi phục, nhưng nó giúp chống nhiễm trùng. Kem kháng sinh cũng giúp giữ ẩm cho vết thương trong thời gian vết thương lành lại, qua đó ngăn ngừa đóng vảy và hình thành sẹo có thể xảy ra nếu vết thương bị khô. Nói chung, bạn có thể bôi kem một hoặc hai lần mỗi ngày. Kiểm tra hướng dẫn của sản phẩm để biết liều lượng sử dụng.[28]
  3. 3
    Chú ý xem quá trình vết thương lành lại diễn ra như thế nào. Việc đầu gối trầy xước lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, mức stress, có hút thuốc hay không, có căn bệnh nào không, v.v… Hơn nữa, kem kháng sinh sẽ chỉ giúp đẩy lùi nhiễm trùng mà không thực sự giúp vết thương mau lành hơn. Nếu vết thương có vẻ chậm lành một cách bất thường, bạn hãy nhờ chuyên viên y tế kiểm tra, vì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ một căn bệnh nào đó.[29]
  4. 4
    Liên lạc với bác sĩ nếu tình hình có vẻ xấu đi. Bạn sẽ cần chăm sóc chuyên môn nếu:[30] [31] [32]
    • Khớp đầu gối ngừng hoạt động.
    • Đầu gối có cảm giác tê.
    • Vết thương chảy máu không ngừng.
    • Còn bụi đất hoặc dị vật trong vết thương mà không lấy ra được.
    • Chỗ bị thương bị viêm hoặc sưng.
    • Có những vệt đỏ tỏa ra từ vết thương.
    • Vết thương chảy mủ.
    • Sốt trên 38° C
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Nước
  • Xà phòng diệt khuẩn
  • Nhíp
  • Khăn hoặc vải sạch
  • Kem kháng sinh
  • Băng gạc

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Chăm sóc vết dao đâm
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Quảng cáo
  1. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  2. http://www.med.wisc.edu/news-events/hydrogen-peroxide-provides-clues-to-immunity-wound-healing-tumor-biology/32917
  3. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  4. https://www.amherst.edu/alumni/learn/bookclub/pastfeatures/dontcrossyoureyes/excerpt
  5. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  6. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  7. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  8. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  9. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  10. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  11. http://umm.edu/health/medical/drug-notes/notes/antibacterial-combination-on-the-skin
  12. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  13. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  14. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  15. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20028307
  17. https://www.mja.com.au/journal/2009/191/11/fast-versus-slow-bandaid-removal-randomised-trial
  18. http://studentaffairs.centralstate.edu/documents/Student_Self-Care_Guide_001.pdf
  19. http://www.healthcenter.vt.edu/assets/docs/WoundCare.pdf
  20. http://goaskalice.columbia.edu/how-do-wounds-cuts-scrapes-lacerations-heal
  21. http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
  22. http://health.williams.edu/files/StudentOnline/SkinInjuries_SO.html
  23. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711

Về bài wikiHow này

Ronn Callada, RN, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên viên điều dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ronn Callada, RN, MS. Ronn Callada, ANP, RN là chuyên viên điều dưỡng của Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York. Ông đã nhận bằng MS của Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Stony Brook năm 2013. Bài viết này đã được xem 101.245 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 101.245 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo