Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Các vết bỏng lạnh xuất hiện trên da là do nhiệt độ cực lạnh thay vì nóng. Nếu bạn tiếp xúc với gió lạnh và ở vùng cao, hoặc tiếp xúc trực tiếp với một vật đóng băng và có các triệu chứng thì có lẽ là bạn đã bị bỏng lạnh. Bạn có thể xử lý tại nhà nếu chỉ có các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như các mảng da biến màu nhẹ, tê da, ngứa, có cảm giác châm chích hoặc đau rát nhẹ. Tuy nhiên, thường thi bạn cần được chăm sóc y tế nếu có các triệu chứng nặng hơn như phồng rộp, tê da kéo dài và/hoặc da biến màu hoặc nhiễm trùng.
Các bước
Xử lý vết bỏng nhẹ tại nhà
-
1Tránh khỏi nguồn gây bỏng lạnh. Nếu bạn nghĩ mình bị bỏng lạnh, hãy ngay lập tức tách khỏi nguồn lạnh tiếp xúc trực tiếp với da. Nếu bạn bị bỏng lạnh do độ cao và/hoặc tiếp xúc với gió lạnh, bạn cần xuống thấp hơn và che kín da với các lớp trang phục ngay khi có thể.[1]
-
2Cởi quần áo ướt hoặc lạnh. Sau khi đã tránh khỏi nguồn gây bỏng lạnh, bạn hãy cởi hết quần áo ướt hoặc lạnh vốn có thể kéo dài thời gian tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.[2] Mục tiêu của bạn là đưa thân nhiệt trở lại bình thường càng sớm càng tốt, đặc biệt là các vùng da bị bỏng lạnh.
-
3Ngâm vùng da bỏng lạnh vào nước ấm 20 phút. Để bắt đầu điều trị bỏng lạnh, bạn hãy mở vòi nước ấm vào bồn tắm, bồn rửa hoặc đun một nồi nước cho ấm nhưng không sôi.[3] Nước phải có nhiệt độ 37 – 40 độ C.[4] Ngâm vùng da bỏng lạnh vào nước ấm trong 20 phút.
- Tránh dùng nước trên 40 độ C, vì nhiệt độ quá nóng có thể khiến cho vết bỏng lạnh trở nặng hơn.
- Khi ngâm vùng da bị bỏng lạnh, bạn có thể có cảm giác như kiến bò. Điều này chứng tỏ da đang rã đông và cảm giác sẽ hồi phục.
-
4Ngừng ngâm nước ấm sau 20 phút. Sau khi ngâm 20 phút, bạn hãy ngừng ngâm vùng da bị bỏng và để trong nhiệt độ phòng thêm 20 phút nữa. Bước này giúp cho da có thời gian bắt đầu trở lại nhiệt độ bình thường.[5]
- Nếu sau khi ra khỏi nước ấm 20 phút mà thấy vết bỏng lạnh bắt đầu lành và cảm giác đau rát dịu đi, bạn có thể không cần ngâm thêm nữa.
- Nhiệt độ trong khoảng 21 độ C thường được xem là nhiệt độ phòng. Nếu không có điều kiện nghỉ ngơi trong khoảng nhiệt độ này, bạn hãy phủ nhẹ chăn lên vùng da bỏng lạnh hoặc mặc thêm quần áo.
-
5Ngâm nước ấm lần nữa nếu da vẫn còn lạnh. Sau 20 phút ở trong nhiệt độ phòng mà các triệu chứng bỏng lạnh vẫn không giảm, bạn nên ngâm lại nước ấm lần nữa.
- Sau khi ngâm 20 phút trong nước ấm lần thứ hai, bạn ra khỏi nước và chờ thêm 20 phút nữa trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
- Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau lần thứ hai ngâm nước ấm và 20 phút nghỉ sau khi ngâm, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
-
6Chườm gạc ấm trong khoảng 20 phút. Nếu các triệu chứng bắt đầu giảm sau 1-2 lần ngâm nước ấm nhưng da vẫn còn tê hoặc lạnh, bạn có thể chườm gạc ấm vào vùng da bỏng lạnh. Áp gạc lên da khoảng 20 phút.[6] Để làm gạc ấm, bạn có thể dùng túi chườm nước nóng hoặc để khăn bông dưới vòi nước nóng cho đến khi khăn ấm lên.
- Nếu cảm thấy đau rát khi chườm gạc ấm, bạn có thể nhẹ nhàng để vùng da bị bỏng lạnh bên dưới chiếc chăn ấm.
-
7Lấy gạc ra để cho da trở lại nhiệt độ bình thường. Sau khi chườm gạc ấm lên vết bỏng lạnh 20 phút, bạn hãy bỏ gạc ra và để cho da nghỉ ngơi trong nhiệt độ phòng đến khi vùng bỏng lạnh trở về thân nhiệt bình thường.[7]
-
8Thoa kem lô hội nếu vùng da bỏng lạnh không bị rách hoặc nứt nẻ. Thoa nhiều kem lô hội lên bề mặt da mỗi ngày 3 lần.[8] Cách này có thể làm dịu vết bỏng và rút ngắn thời gian hồi phục nhờ tác dụng giữ ẩm cho da.
- Lô hội cũng có thể giúp cho da tái tạo các tế bào mới nhanh hơn.[9]
-
9Phủ nhẹ gạc y tế lên vết bỏng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc bị kích ứng thêm, bạn có thể dùng gạc y tế và băng dính để che phủ vết bỏng.[10] Nhớ đừng băng vết bỏng quá chặt – bạn phải để cho da được thở.
- Để giữ sạch vết thương, bạn cần thay gạc sau mỗi 48 giờ.[11] Khi thay gạc, bạn có thể rửa vết bỏng nhẹ nhàng bằng nước ở nhiệt độ phòng cho sạch và thoa lại lô hội nếu cần.
- Che phủ vùng da bỏng lạnh cho đến khi vết thương gần như lành hẳn và đã bớt đau.
- Các vết bỏng nhẹ thường sẽ lành hẳn trong vòng 2 tuần.[12]
Quảng cáo
Tìm sự chăm sóc y tế cho vết bỏng lạnh nghiêm trọng
-
1Đến gặp bác sĩ để điều trị nếu bạn có các triệu chứng bỏng lạnh nghiêm trọng. Kiểm tra vết thương xem có các triệu chứng nặng không. Đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng. Các triệu chứng nặng thường gặp bao gồm: nứt da hoặc phồng rộp, da vẫn có màu trrắng, xám hoặc vàng ngay cả sau khi da đã ấm lên và/hoặc có cảm giác tê, lạnh cực độ hoặc cứng cả sau khi đã ấm.
- Trong trường hợp rất nghiêm trọng, có thể bạn không sử dụng được các cơ bắp ở vùng bị bỏng lạnh.[13]
- Bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm rỉ mủ hoặc dịch xanh, sốt và/hoặc đau nhiều hơn.[14]
- Mặc dù các vết bỏng nhẹ cũng có thể gây nứt da hoặc phồng rộp, nhưng nói chung thì đây là biểu hiện của vết bỏng nặng. Ngay cả khi chỉ bị bỏng nhẹ, nhưng da bị nứt và/hoặc phồng rộp có thể gây khó khăn cho việc làm sạch và chăm sóc vết thương. Bạn nên tìm sự chăm sóc y tế nếu có vết thương hở, bất kể nguyên nhân hoặc mức độ nghiêm trọng của vết bỏng.[15]
-
2Đi cấp cứu nếu bạn bị tổn thương do bỏng lạnh. Nếu da chuyển màu đen hoặc xanh, hoặc nếu bạn bị đau dữ dội lan vào sâu trong cơ thể, có thể bạn đã bị tổn thương do bỏng lạnh và phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Sự khác biệt giữa bỏng lạnh và tổn thương do bỏng lạnh thường rất nhỏ. Trong khi bỏng lạnh thông thường chỉ xảy ra trên bề mặt da, tổn thương do bỏng lạnh gây tổn thương cả da và các mô bên dưới.[16]
- Mặc dù cả hai trường hợp bỏng lạnh đều có thể khiến da biến màu trắng, đỏ hoặc vàng nhạt, nhưng chỉ có tổn thương do bỏng lạnh mới khiến cho da biến thành xanh hoặc đen.[17]
- Không làm ấm lại các mô bị bỏng lạnh nếu có khả năng bị đông lạnh lại trước khi được chăm sóc y tế.
- Không chà xát lên vùng da bị tổn thương do bỏng lạnh, vì các mô có thể sẽ bị tổn thương nặng hơn.
-
3Điều trị y tế để xử lý các triệu chứng nhất định. Phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng và việc bạn có bị tổn thương do bỏng lạnh hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách làm ấm da trong nước ấm 20 phút.[18] Bác sĩ cũng có thể cung cấp thuốc uống giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng và có thể là truyền thuốc qua tĩnh mạch để phục hồi dòng máu lưu thông đến vùng bị tổn thương.[19]
- Nếu cả da và mô đều bị tổn thương, bác sĩ có thể phải làm thủ thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ vùng bị bỏng.[20]
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp x-quang, chụp hình xương hoặc MRI để xác định mức độ tổn thương.
- Một vết bỏng lạnh nặng có thể phải mất vài tuần đến vài tháng mới lành. Nếu bạn còn bị tổn thương do bỏng lạnh, có thể vùng bị tổn thương sẽ không bao giờ hồi phục hoàn toàn.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Để giảm đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa, ví dụ như ibuprofen.[21]
- Ibuprofen và aspirin cũng có thể giúp giảm sưng do bỏng lạnh mức độ nghiêm trọng.
- Bạn có thể phòng chống bỏng lạnh bằng cách mặc trang phục che kín da và đủ dày để chống gió và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.[22]
- Nếu bị thương do nhiệt độ lạnh không ở nhiệt độ đóng băng, bạn cũng nên tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Cảnh báo
- Bệnh uốn ván đôi khi là biến chứng của tổn thương do bỏng lạnh.
- Túi chườm đá là một trong các nguyên nhận gây bỏng lạnh thường gặp nhất. Để tránh bị bỏng lạnh khi chườm đá, bạn hãy lót khăn giữa da và túi đá.[23]
- Mặc dù ai cũng có thể bị bỏng lạnh, nhưng những người tham gia các hoạt động thể thao mùa đông, người hút thuốc lá, người đang dùng thuốc ức chế beta hoặc có các bệnh lý thần kinh làm giảm khả năng cảm nhận đau hoặc lạnh thường có nguy cơ bị bỏng lạnh cao hơn.[24]
- Trẻ nhỏ và người già cũng thường có nguy cơ bị bỏng lạnh nhiều hơn vì cơ thể họ thường không có khả năng điều hoà nhiệt độ.[25]
Tham khảo
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn#treatment
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn#treatment
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn#treatment
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://healthfully.com/home-ice-pack-burn-skin-6171509.html
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn#treatment
- ↑ https://healthfully.com/home-ice-pack-burn-skin-6171509.html
- ↑ https://healthfully.com/home-ice-pack-burn-skin-6171509.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC428524/
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/frostbite/symptoms-causes/syc-20372656
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/frostbite/diagnosis-treatment/drc-20372661
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/frostbite/diagnosis-treatment/drc-20372661
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/frostbite/diagnosis-treatment/drc-20372661
- ↑ https://www.healthline.com/health/ice-burn#treatment
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/322606.php