Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ.
Bài viết này đã được xem 118.995 lần.
Các vết phồng rộp trên bàn chân có thể xuất hiện do bị giày cọ vào và da quá ẩm ướt. Thông thường, các vết phồng rộp trên da không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà bằng kem kháng sinh và băng gạc. Lưu ý rằng mặc dù tốt nhất là nên để cho các vết rộp tự khỏi, nhưng các vết phồng rộp nặng có thể cần được chọc vỡ bằng dụng cụ thích hợp và làm vệ sinh đúng cách.
Các bước
Giảm đau và ngăn ngừa biến chứng
-
1Băng các vết phồng rộp. Các vết rộp trên bàn chân cần được che lại để giảm ma sát và phòng tránh nhiễm trùng. Bạn hãy che phủ vết thương bằng gạc mềm hoặc băng lỏng. Nếu vết rôp quá đau, bạn có thể cắt một lỗ hở ở giữa miếng gạc như hình bánh donut và đắp lên để tránh ép trực tiếp lên vết thương.[1]
- Nếu vết rộp chỉ là phần da bị kích ứng, bạn có thể chỉ cần băng lại và để yên. Nó sẽ khô đi và lành sau vài ngày.[2]
- Bạn cần thay băng mỗi ngày. Luôn rửa tay trước khi chạm vào băng và vùng da xung quanh vết rộp
-
2Thoa thuốc mỡ kháng sinh hoặc sáp dầu (kem Vaseline). Thuốc mỡ kháng sinh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh tại hiệu thuốc và thoa lên vết rộp theo hướng dẫn, nhất là trước khi đi giày hoặc tất. Bạn cũng có thể chỉ dùng sáp dầu thay cho thuốc mỡ.[3]
- Nhớ rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết phồng rộp.
-
3Thử thoa phấn và kem để giảm ma sát. Ma sát có thể khiến vết phồng rộp trầm trọng hơn và đau hơn. Để giảm ma sát trên vết rộp, bạn có thể đến hiệu thuốc tìm mua một loại phấn chuyên dành cho bàn chân. Rắc phấn vào tất trước khi đi giày để giảm đau.[4]
- Không phải loại phấn nào cũng phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu thấy loại phấn nào đó gây kích ứng, bạn nên ngưng sử dụng ngay.
-
4Chăm sóc bàn chân trong thời gian vết phồng rộp chưa lành. Bạn cần chăm sóc bàn chân thật cẩn thận trong thời gian các vết rộp đang bình phục. Đi thêm một đôi tất nữa và mang giày rộng khi vết rộp chưa lành. Một lớp đệm nữa sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bước đi và có thể giúp vết thương mau lành hơn.[5]
- Bạn cũng cần hết sức tránh đụng vào bàn chân trong khi vết thương chưa hồi phục.
- Thử thay tất mỗi ngày 2 lần để giúp giảm nguy cơ phồng rộp. Tất có chất liệu cotton thường tốt hơn tất polyester.
-
5Bảo vệ vết phồng rộp đã vỡ khỏi bị nhiễm trùng. Trừ khi vết rộp gây đau dữ dội, tốt nhất là bạn không nên tự dẫn lưu dịch, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy để cho lớp da bên trên vết rộp tự bong ra và tránh chạm vào để ngăn ngừa vết rộp bị vỡ sớm.[6]
- Dùng miếng dán moleskin để bảo vệ vết phồng rộp nếu nó bị chạm vào khi bạn đi lại.
Quảng cáo
Dẫn lưu vết phồng rộp
-
1Rửa tay. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự làm vỡ vết phồng rộp nếu nó gây đau dữ dội, nhưng chỉ nên thực hiện việc này nếu vết thương trở nên đau không chịu nổi. Trước khi làm vỡ vết rộp, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước. Không bao giờ chạm vào vết rộp khi tay còn bẩn.[7]
- Chỉ dẫn lưu dịch nếu vết phồng rộp có diện tích rộng và chứa đầy dịch. Nếu chỉ là vết rộp nhỏ hoặc nhẹ, bạn nên để yên cho nó tự lành.
-
2Làm sạch vết phồng. Trước khi làm vỡ vết rộp, bạn cần rửa sạch vùng da xung quanh bằng nước, không nên dùng cồn, ô xy già hoặc i ốt vì chúng có thể làm chậm quá trình hồi phục.
-
3Khử trùng kim. Bạn có thể dùng kim khâu để chọc vỡ vết phồng rộp, nhưng phải khử trùng kim trước để phòng ngừa nhiễm trùng. Mua cồn tẩy rửa ở hiệu thuốc để lau kim.[8] Dốc một ít cồn trong chai vào bông gòn hoặc dùng miếng bông có tẩm cồn để khử trùng kim.
- Một cách khác để khử trùng kim là hơ bên trên ngọn lửa trần cho đến khi chiếc kim nóng đỏ. Dùng dụng cụ nào đó để gắp kim vì kim sẽ rất nóng.
-
4Chọc vỡ vết phồng rộp. Nhẹ tay châm chiếc kim vào vết rộp. Châm nhiều lần gần rìa của vết rộp. Chờ cho dịch bên trong chảy ra tự nhiên và để nguyên mảnh da bên trên.[9]
- Đừng bóc mảnh da trên vết rộp. Bạn chỉ nên châm kim vào vết rộp để dẫn lưu dịch, sau đó băng lại. Mảnh da này cuối cùng sẽ khô và tự bong ra.[10]
-
5Bôi thuốc mỡ. Bôi thuốc mỡ lên vết phồng rộp sau khi đã dẫn lưu dịch. Bạn có thể dùng kem Vaseline hoặc Plastibase có bán ở các hiệu thuốc. Dùng miếng bông gòn sạch bôi thuốc mỡ lên vết thương.[11]
- Một số loại thuốc mỡ có thể gây kích ứng. Bạn cần ngưng sử dụng loại thuốc mỡ đó nếu thấy có dấu hiệu phát ban.
-
6Băng vết phồng rộp. Đắp một miếng gạc hoặc băng lên vết rộp. Bước này nhằm bảo vệ vết thương trong thời gian bình phục. Thay băng gạc mỗi ngày 2 lần và bôi thuốc mỡ mỗi lần thay băng.[12]
- Nhớ rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết phồng rộp.
Quảng cáo
Tìm trợ giúp y tế
-
1Đến bác sĩ nếu xuất hiện các biến chứng. Hầu hết các vết phồng rộp sẽ tự lành. Tuy nhiên, khi biến chứng đã xảy ra thì bạn buộc phải đi khám. Nếu nhận thấy bất cứ biến chứng nào sau đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ:[13]
- Vết rộp đau, đỏ và nóng hoặc xuất hiện các vệt đỏ
- Mủ vàng hoặc xanh
- Vết rộp tái đi tái lại một chỗ
- Sốt
- Bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn tự miễn, HIV hoặc phương pháp hoá trị liệu có thể khiến tình trạng vết phồng rộp nhanh chóng xấu đi, gây nhiễm trùng huyết và viêm mô bào.
-
2Loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn. Hầu hết các vết phồng rộp đều lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vết rộp có nguyên nhân từ các bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh thủy đậu, sẽ cần được điều trị theo cách khác. Dựa vào các triệu chứng khác của bạn, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh tiềm ẩn trước khi xử lý vết phồng rộp. Nếu bạn có bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất cách điều trị.[14]
-
3Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dựa vào nguyên nhân gây ra vết phồng rộp, bác sĩ sẽ lập một phác đồ điều trị cho bạn. Hãy tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ và hỏi cho rõ những điêu bạn còn thắc mắc trước khi rời phòng khám.[15]Quảng cáo
Phòng ngừa các vết phồng rộp
-
1Tránh đi những đôi giày có thể gây rộp chân. Nếu các vết phồng rộp xuất hiện sau khi bạn đi kiểu giày mới hoặc đôi giày của bạn quá khó chịu, hãy bỏ đôi giày đó đi. Mua đôi giày nào vừa vặn và có đủ không gian cho bàn chân cử động thoải mái. Đi giày đúng cỡ và thoải mái là cách phòng ngừa rộp da.
- Bạn cũng nên chọn kiểu giày phù hợp với hoạt động. Ví dụ, bạn nên đi giày chuyên dành để chạy khi tập chạy.
- Cố gắng tìm nguyên nhân gây ra các cử động bất thường khiến vết phồng rộp xuất hiện. Ví dụ, nguyên nhân này có thể là do một nếp gấp trong tất hoặc giày không đúng cỡ.[16]
-
2Dán miếng dán moleskin hoặc đệm lót vào giày. Dán một miếng moleskin nhỏ hoặc miếng đệm vào trong giày, đặc biệt là ở dưới lòng bàn chân hoặc những vị trí giày chà xát vào bàn chân. Các sản phẩm này giúp làm êm chân, giảm ma sát và kích ứng vốn là các yếu tố gây phồng rộp.[17]
-
3Đi tất hút ẩm. Độ ẩm có thể gây ra các vết phồng hoặc khiến các vết phồng có sẵn trầm trọng hơn. Bạn nên mua loại tất có đặc tính hút ẩm. Chúng sẽ hút mồ hôi ở bàn chân và giảm nguy cơ hình thành các vết phồng rộp và các tổn thương khác.[18]Quảng cáo
Lời khuyên
- Tránh đi bộ một thời gian khi chân đang bị phồng rộp – vết thương vẫn còn đau và chưa lành, do đó nếu muốn chơi thể thao trở lại, bạn cần đảm bảo vết thương đã hoàn toàn hồi phục. Đừng chơi thể thao nếu vết phồng rộp không đau nhưng vẫn chưa lành! Bạn có thể tự làm mình đau và gây ra vết rộp mới.
Cảnh báo
- Không dùng diêm để khử trùng dụng cụ mà bạn sẽ chọc vào vết rộp.
- Đi khám bệnh nếu bạn bị sốt, vết rộp không lành, có vẻ tiến triển xấu hơn hoặc nhiễm trùng, vết rộp đỏ nhiều, nóng và có mủ.
Tham khảo
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ Catherine Cheung, DPM. Podiatrist. Personal interview. 12 May 2020.
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/5-ways-to-avoid-blisters-and-the-best-ways-treat-them/
- ↑ Catherine Cheung, DPM. Podiatrist. Personal interview. 12 May 2020.
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ Catherine Cheung, DPM. Podiatrist. Personal interview. 12 May 2020.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Blisters/Pages/Treatment.aspx
- ↑ Catherine Cheung, DPM. Podiatrist. Personal interview. 12 May 2020.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691