Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đau gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ đơn giản như uống quá nhiều rượu đến các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư gan. Dựa vào điều này, bạn nên thử áp dụng các giải pháp đơn giản trước tại nhà. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm hoặc tăng lên, bạn nên tìm biện pháp điều trị y tế. Các phương pháp chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn bớt đau gan.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Chữa đau gan mức độ nhẹ tại nhà

  1. 1
    Uống nhiều nước ấm. Trong một số trường hợp, bạn có thể giảm đau gan bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước ấm có thể giúp gan hoạt động tốt hơn vì nó loại bỏ các độc tố hiệu quả hơn. Uống nhiều nước là liệu pháp đặc biệt hữu ích trong trường hợp đau gan do uống rượu, vì đau gan do uống rượu thường có nguyên nhân từ tình trạng mất nước.[1]
    • Bạn nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Nếu bạn bị đau gan mà không có thói quen uống nhiều nước, hãy lấy mức này làm mục tiêu.[2]
  2. 2
    Giảm áp lực lên gan. Nếu cảm thấy đau ở gan, thường thì bạn có thể giảm đau đôi chút bằng cách thay đổi tư thế. Nằm xuống hoặc giãn duỗi cơ thể là cách để giảm bớt áp lực ép lên gan, từ đó giúp giảm đau.[3]
    • Đây chỉ là liệu pháp tạm thời để đối phó với cơn đau.
  3. 3
    Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán và thức ăn béo ngậy. Các thức ăn này có thể khiến gan đau hơn vì chúng buộc gan phải làm việc nhiều hơn bình thường. Một trong các chức năng của gan là xử lý chất béo, do đó việc nạp thêm chất này có thể khiến gan viêm nhiều hơn.[4]
    • Mặt khác, một số thực phẩm rất tốt cho chức năng của gan bao gồm hoa quả họ cam quýt và rau họ cải như cải mầm Brussel. Mặc dù bạn không thể giảm đau ngay lập tức khi ăn các thức ăn này, nhưng chúng có lợi cho sức khỏe của gan về lâu dài.[5]
  4. 4
    Giảm lượng đường tiêu thụ. Lượng đường ăn vào quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề ở gan, chẳng hạn như gan nhiễm mỡ. Trong thời gian điều trị gan hoặc giảm đau gan, bạn nên tránh các thức ăn có đường hoặc carbohydrate tinh chế. Các thực phẩm này bao gồm nước ngọt, bánh ngọt, kem và sốt đóng chai.[6]
  5. 5
    Không uống thuốc giảm đau không kê toa. Có thể phản xạ đầu tiên của bạn là uống thuốc giảm đau khi bị đau, nhưng đó không phải là ý hay nếu bạn bị đau gan. Các thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen và ibuprofen có thể làm hại gan chứ không hỗ trợ gan vì nó tăng gánh nặng cho gan.[7]
    • Acetaminophen được biết là có thể gây hại gan khi uống quá nhiều. Nếu cần phải uống, bạn nhớ sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo.hoặc uống ít hơn.[8]
  6. 6
    Giảm các thức uống chứa cồn. Nếu bạn bị đau gan do uống quá nhiều bia rượu thì việc ngừng uống có thể giúp hết đau. Điều này sẽ cho phép gan hồi phục sau khi phải làm việc quá mức và khôi phục chức năng bình thường của gan.
    • Bạn có nguy cơ mắc các bệnh gan do rượu nếu uống nhiều hơn 44 ml chất cồn mỗi ngày.[9]
    • Một số vấn đề ở gan do rượu gây ra có thể chữa khỏi chỉ bằng cách ngừng uống. Ví dụ, gan nhiễm mỡ và viêm có thể khỏi trong vòng 6 tuần không uống rượu. Tuy nhiên, các bệnh gan nghiêm trọng hơn có nguyên nhân từ rượu, chẳng hạn như xơ gan, sẽ không thể khỏi chỉ bằng cách kiêng rượu.[10]
  7. 7
    Thử các phương thuốc tự nhiên tại nhà. Có một số phương thuốc giúp giảm đau gan nhưng chưa được khoa học chứng minh là có hiệu quả. Các phương thuốc này có thể không gây hại nếu được sử dụng đúng hướng dẫn nhưng không đảm bảo là có tác dụng.[11]
    • Bạn có thể thử sử dụng thực phẩm chức năng từ thiên nhiên được cho là tốt cho sức khỏe của gan. Các sản phẩm này có sự kết hợp của cây kế sữa (milk thistle), rễ bồ công anh (dandelion root) và ngũ vị tử (schizandra), cùng với vitamin B, C, và E.[12]
    • Nếu có bệnh gan hoặc vấn đề khác liên quan đến gan đã được chẩn đoán, bạn không nên sử dụng bất cứ phương thuốc tự nhiên nào mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Tìm các biện pháp điều trị y tế để chữa đau gan

  1. 1
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng đau vẫn tiếp diễn. Ngay cả khi chỉ đau gan ở mức độ nhẹ, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đau dai dẳng không khỏi. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các triệu chứng bệnh và thăm khám lâm sàng, thường bao gồm kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn và sờ gan để kiểm tra tình trạng viêm.
    • Phụ nữ trên 40 tuổi nên nhờ bác sĩ kiểm tra bệnh túi mật. Phụ nữ thừa cân có nguy cơ cao hơn.
    • Đi cấp cứu nếu bạn bị đau nghiêm trọng kèm với buồn nôn, chóng mặt hoặc xuất hiện ảo giác. Các dấu hiệu này có thể báo động về tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng.[13]
  2. 2
    Xét nghiệm gan. Nếu nghi ngờ bạn có vấn đề ở gan, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm gan. Các xét nghiệm này có thể kết hợp việc kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm hình ảnh gan.[14]
    • Nếu các xét nghiệm sơ bộ cho thấy gan có vấn đề, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết gan để kiểm tra các tế bào gan.
  3. 3
    Thảo luận về biện pháp kiểm soát đau. Nếu bị đau gan dai dẳng, bạn cần trao đổi với bác sĩ về cách chữa khỏi hoặc hạn chế đau trong tương lai. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau an toàn cho gan và cho bạn lời khuyên về cách hạn chế đau qua việc thay đổi lối sống.[15]
    • Có thể bạn cần phải kết hợp việc sử dụng thuốc và điểu chỉnh lối sống, chẳng hạn như giảm cân hoặc áp dụng chế độ ăn đặc biệt để điều trị đau gan.
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn uống thuốc giảm đau không kê toa. Bạn nhớ phải tuân theo liều lượng khuyến nghị, vì việc sử dụng quá liều có thể gây hại cho gan.
  4. 4
    Điều trị bệnh lý liên quan. Nếu bạn bị đau gan do một bệnh lý nào đó, việc điều trị bệnh hiệu quả có thể giúp giảm đau. Hãy tuân theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị và báo cho bác sĩ biết về những thay đổi về tình trạng sức khoẻ của bạn.
    • Các phương pháp điều trị y tế sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân gây đau. Nếu mắc bệnh ít nghiêm trọng như gan nhiễm mỡ không do rượu, bạn có thể điều trị bằng cách áp dụng chế độ ăn lành mạnh hơn và giảm cholesterol. Các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư gan đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp điều trị mạnh hơn và xâm lấn, chẳng hạn như ghép gan.[16]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Xác định tình trạng đau gan

  1. 1
    Nhận biết cảm giác đau ở bụng trên. Gan nằm ở bụng trên, bên dưới phổi và trên dạ dày. Tình trạng đau ở khu vực này có thể xuất phát từ gan.[17]
  2. 2
    Nhận biết cảm giác đau âm ỉ ở bụng phải. Gan nằm ở bên phải cơ thể, do đó bạn sẽ bị đau nhiều hơn ở bên phải. Nếu cảm giác đau lan rộng hơn, nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ quan khác.[18]
  3. 3
    Nghĩ đến khả năng đau gan nếu bạn có bệnh liên quan. Có nhiều bệnh lý thường gây đau gan. Nếu bạn đau bụng và có một trong các bệnh sau, có thể nguyên nhân đau là do gan:[19]
    • Viêm gan
    • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
    • Bệnh túi mật
    • Xơ gan
    • Hội chứng Reye
    • Thừa sắt
    • Ung thư gan
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Raj Vuppalanchi, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa gan
Bài viết này có đồng tác giả là Raj Vuppalanchi, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.353 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.353 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo