Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Một số liệu pháp dân gian chữa dư chứng say rượu gây khó chịu đến mức cứ như là trò chơi khăm bạn bè vậy. Có lẽ là vì thời xưa người ta không có cách nào hay hơn, thậm chí còn chẳng có hiệu thuốc nữa. Thật may mắn là có nhiều liệu pháp nhẹ nhàng thực sự có thể giúp bạn thấy khá hơn và chữa được cảm giác buồn nôn vào buổi sáng và chứng khó tiêu.

Sau đây là 10 liệu pháp hiệu quả để chữa đau bụng sau khi uống rượu.

1

Sử dụng các thức uống làm dịu dạ dày

  1. Nước, nước dùng, nước uống thể thao hoặc trà gừng có thể hữu ích. Cảm giác buồn nôn và hơi đau bụng sau một đêm uống rượu thường do niêm mạc dạ dày bị kích ứng và có quá nhiều axit trong dạ dày.[1] Các thức uống sau đây sẽ giúp dạ dày của bạn trở lại trạng thái bình thường:
    • Nước lọc thường là đủ để có tác dụng mà không cần thứ gì khác. Bạn hãy uống từng ngụm nhỏ chậm rãi tuỳ thích.
    • Nước dùng rau củ hoặc nước uống thể thao isotonic giúp trị nhiều vấn đề cùng lúc bằng cách bù lại một số muối cho cơ thể.
    • Trà gừng là một liệu pháp dân gian có bằng chứng khoa học ủng hộ, mặc dù cũng có người không may bị phản ứng ngược lại.[2]
    Quảng cáo
3

Uống nước có ga hoặc các thức uống có đường chỉ khi cần trị buồn nôn và trào ngược dạ dày thực quản

  1. Các thức uống này có thể trị buồn nôn, mặc dù cũng có thể khiến bạn đau bụng hơn. Nước có ga thường là liệu pháp tại nhà mà nhiều người sử dụng để chữa buồn nôn và trào ngược dạ dày thực quản, nhưng nó cũng có thể khiến chứng khó tiêu và đau dạ dày nặng thêm. Tương tự, lượng đường trong nước quả hoặc nước soda có thể giúp làm dịu dạ dày và các triệu dư chứng say rượu khác, nhưng tốt nhất là bạn nên tránh uống khi đang đau bụng.[4]
    • Nước có ga, đặc biệt là soda, có thể có hàm lượng axit cao. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là thức uống này lại có chút hiệu quả trong việc chữa trào ngược dạ dày thực quản và aixt dạ dày ở hầu hết mọi người.[5] Một số người có phản ứng xấu, thế nên ban đầu bạn nên uống từng ngụm nhỏ và nghe xem thế nào.
    • Tránh caffeine và các sản phẩm từ sữa. Các thức uống này có thể làm trầm trọng hơn cơn đau dạ dày và cảm giác buồn nôn sau đêm uống rượu.[6]
    Quảng cáo
4

Uống thuốc không kê toa để trị chứng ợ nóng hoặc khó tiêu

  1. Thuốc kháng axit hoặc ức chế axit có thể giúp giảm đau nhanh chóng và có thể sử dụng an toàn để trị các triệu chứng kéo dài vài ngày.[7] Cũng như mọi loại thuốc khác, bạn đừng uống cùng lúc hơn một loại thuốc trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Sau đây là một hướng dẫn nhanh:
    • Thuốc kháng axit có bán rộng rãi và có tác dụng khá tốt. Các thuốc có chứa natri bicarbonat (như Alka-Seltzer) kém hiệu quả hơn nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.[8]
    • Thuốc kháng histamin H2 (còn gọi là thuốc chẹn axit) là lựa chọn rất tốt. Hỏi dược sĩ hoặc tìm các thuốc gốc có tên như cimetidine, ranitidine, nizatidine, hoặc famotidine.[9]
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như omeprazole rất hiệu quả để trị các triệu chứng kéo dài nhiều ngày nhưng không công hiệu lắm trong việc giảm đau nhanh.[10]
    • Nếu các thuốc này không giúp giảm đau dạ dày hoặc các triệu chứng không khỏi sau vài ngày, bạn hãy đến bác sĩ.
5

Thử dùng muối nở nếu bạn không có thuốc

  1. Muối nở có tính kháng axit không công hiệu lắm nhưng dễ tìm. Nếu bạn không đến hiệu thuốc được, hãy thử tìm giải pháp trong căn bếp ở nhà. Tuy không có hiệu quả cao như hầu hết các thuốc kháng axit khác, nhưng muối nở cũng có chút tác dụng trị ợ nóng hoặc khó tiêu do tình trạng tăng axit dạ dày.[11] Pha nửa thìa cà phê (3 mL) muối nở với nửa cốc (120 mL) nước.[12]
    • Muối nở chỉ được khuyên dùng như liệu pháp tại nhà trong thời gian ngắn. Liệu pháp này không an toàn với những người cần phải áp dụng chế độ ăn kiêng ít natri và có thể cản trở khả năng hấp thu các thuốc kê toa khác.
    Quảng cáo
6

Uống viên vitamin B6

  1. Vitamin B6 có thể giúp ích, nhưng tốt nhất là phải uống vào đêm hôm trước. Một nghiên cứu cho thấy, những người uống vitamin B6 qua một đêm uống rượu đã tránh được một nửa các triệu chứng của dư chứng say rượu.[13] Đây không phải là phương thuốc thần kỳ nếu bạn đã sang buổi sáng đáng tiếc hôm sau, nhưng nó cũng giúp ích đôi chút.[14] Thường thì bạn sẽ bù lại được dưỡng chất bị mất đi do rượu.[15]
7

Chọn thuốc acetaminophen thay vì thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

  1. Aspirin và ibuprofen có thể gây kích ứng dạ dày. Nhiều người quay sang dùng các thuốc giảm đau này để giúp giảm đau đầu như búa bổ sau hôm uống rượu. Nhưng nếu bạn bị đau dạ dày thì nên tránh các thuốc gây kích ứng như aspirin, ibuprofen, naproxen và các thuốc NSAID khác. Thuốc acetaminophen (còn được biết với tên gọi paracetamol hoặc Tylenol) sử dụng ở liều thấp là lựa chọn tốt hơn khi dạ dày đang bị đau.[18]
    • Cảnh báo: acetaminophen có thể làm hại gan, cũng như rượu vậy. Nếu bạn thường xuyên uống say và hôm sau có cảm giác khó chịu thì đây không phải là giải pháp tốt. Hãy hỏi bác sĩ về các cách điều trị có thể bảo vệ dạ dày và giúp cho thuốc NSAID an toàn hơn.[19]
    Quảng cáo
8

Tránh các thức ăn kích thích nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày

  1. Một chế độ ăn cho người viêm dạ dày có thể điều trị chứng đau dạ dày và đầy hơi dai dẳng. Rượu có thể gây viêm dạ dày cấp, một tình trạng viêm đau ở niêm mạc dạ dày. Cảm giác đau cồn cào hoặc nóng rát trong dạ dày, đầy hơi hoặc chướng bụng và hiện tượng các triệu chứng đỡ hơn hoặc nặng hơn sau khi ăn đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày.[20] Việc thay đổi chế độ ăn có thể giúp ích:[21]
    • Trung thành với các thức ăn dễ tiêu như thịt nạc, cơm, khoai tây và rau củ hấp trong vài ngày.
    • Các thức ăn kích thích đau hoặc khó tiêu có thể khác nhau tuỳ từng người, nhưng bạn nên tránh thức ăn cay, béo và chua cũng như caffeine và rượu.
    • Cố gắng tránh các bữa ăn no, và đừng nằm vài tiếng sau khi ăn.
9

Đi khám bệnh nếu bị đau dạ dày nặng hoặc kéo dài

  1. Tinh trạng đau kéo dài một tuần hoặc hơn cần được điều trị y tế. Đôi khi, rượu (đi cùng với stres và các yếu tố khác) có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày đến mức gây loét hoặc khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị nhiễm khuẩn H. pylori. Bác sĩ có thể chẩn đoán và kê toa thuốc kháng sinh hoặc các thuốc khác nếu cần.[22]
    Quảng cáo
10

Đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng viêm tuỵ nghiêm trọng

  1. Tình trạng đau dữ dội ở vùng bụng giữa và sốt là các dấu hiệu nguy hiểm. Việc uống nhiều rượu có liên quan đến bệnh viêm tuỵ, và bệnh có thể biểu hiện ở mức độ từ vài ngày đau nhẹ đến mức đe doạ tính mạng.[24]  Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau bụng nghiêm trọng như các mô tả sau:[25]
    • Đau (và đôi khi mềm hoặc sưng) ở vùng giữa bụng, cơn đau tăng lên khi nâng cao lưng
    • Cơn đau nặng hơn khi nằm thẳng người hoặc ăn thức ăn nhiều chất béo[26] (tư thế gập người, nằm nghiêng hoặc cuộn người lại có thể giúp bạn đỡ đau)[27]
    • Đau bụng kèm sốt, vàng mắt (hoặc các dấu hiệu vàng da khác) và/hoặc tim đập nhanh

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

David Schechter, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y học gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi David Schechter, MD. David Schechter là bác sĩ sống tại Thành phố Culver, California. Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm bác sĩ gia đình và bác sĩ y học thể thao, Schechter chuyên về y học tâm trí-cơ thể, y học phòng ngừa và điều trị đau mãn tính. Schechter nhận bằng tiến sĩ y khoa của Đại học New York và là bác sĩ chính tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai. Ông được các tạp chí Los Angeles Magazine và Men's Health Magazine bầu chọn là bác sĩ hàng đầu. Ông đã viết một số cuốn sách, trong đó có cuốn The MindBody Workbook. Bài viết này đã được xem 1.281 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.281 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo