Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sò điệp là một món ăn bổ dưỡng, thường được phục vụ trong các nhà hàng sang trọng nhưng bạn có thể chế biến ở nhà dễ dàng. Sò điệp đông lạnh là một lựa chọn rẻ hơn, nhưng nếu chế biến đúng cách thì vẫn giữ được hương vị tươi ngon. Sau khi rã đông, bạn có thể chế biến món ăn từ sò điệp bằng cách áp chảo hay nướng!

Nguyên liệu

  • 680g sò điệp còn vỏ
  • Muối và tiêu
  • 1 thìa canh (15ml) dầu ôliu
  • 1 thìa cà phê (5ml) nước cốt chanh (tùy chọn)

Thành phẩm là 4 phần ăn

  • 680g sò điệp còn vỏ
  • ½ cốc (120ml) bơ nấu chảy
  • 1 thìa canh (5g) tỏi băm nhỏ
  • ¾ cốc (70g) vụn bánh mì trắng
  • ½ thìa cà phê (2,5g) muối
  • ¼ thìa cà phê (0,5g) tiêu
  • 2 thìa cà phê (2,5g) ngò tây tươi cắt nhỏ
  • 1 quả chanh
  • 1 thìa canh (15ml) rượu trắng (tùy chọn)
  • ½ thìa cà phê (2,5g) xạ hương chanh (lemon thyme) (tùy chọn)

Thành phẩm là 3 phần ăn

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Rã đông sò điệp

  1. 1
    Rửa sạch sò điệp nếu nó được trữ đông nguyên vỏ. Nhét lưỡi dao cắt bơ vào giữa hai nửa vỏ sò và cạy bung vỏ ra. Sau khi mở được vỏ sò, rửa thịt sò dưới vòi nước lạnh để loại bỏ cát và sạn. Dùng dao cắt rời phần thịt lớn màu trắng ra khỏi vỏ sò.[1]
    • Nếu sò đã được tách ra khỏi vỏ trước khi đông lạnh thì bỏ qua bước này.
    • Chỉ dùng nước lạnh rửa sò điệp để thịt sò không bị mềm nhão.
  2. 2
    Đặt sò điệp vào ngăn mát 24 giờ trước khi chế biến món ăn. Cho thịt sò điệp vào một cái tô lớn và dùng màng bọc thực phẩm đậy kín tô. Đặt tô vào ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 1 ngày trước khi chế biến. Ngày hôm sau, kiểm tra xem sò điệp có còn đóng băng hay cứng không. Nếu sò điệp còn cứng, tiếp tục để trong tủ lạnh thêm một giờ trước khi sử dụng.[2]
    • Nhớ dùng cái tô đủ rộng để chứa sò điệp và nước tan ra từ đá.
    • Sử dụng sò điệp trong vòng một hay hai ngày kể từ khi đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh.
  3. 3
    Cho sò điệp vào nước lạnh 1 giờ trước khi nấu để rã đông trong ngày. Rót nước lạnh vào một cái tô lớn và đặt túi sò điệp vào đó. Đảm bảo túi được đóng kín hoàn toàn để nước không ngấm vào trong. Để yên như vậy 1 giờ để túi sò điệp tăng dần lên nhiệt độ phòng.[3]
    • Nếu sò điệp ngậm nước thì kết cấu thịt sò sẽ bị ảnh hưởng.
    • Nếu sò điệp không được đóng gói thì bạn cho chúng vào túi khóa trước khi ngâm nước.
  4. 4
    Rã đông sò điệp trong lò vi sóng nếu bạn cần dùng ngay. Cho sò điệp vào hộp dùng được trong lò vi sóng và dùng khăn giấy đậy lại để tránh cho nước bắn ra và để nhiệt phân bố đều hơn. Sử dụng chế độ rã đông của lò vi sóng và cho lò chạy mỗi lần 30 giây cho đến khi sò điệp rã đông hoàn toàn.[4]
    • Đặt lò vi sóng ở 30% công suất nếu không có chế độ rã đông.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Làm món sò điệp áp chảo

  1. 1
    Thấm khô sò điệp bằng khăn giấy sạch. Thấm khô con sò để chúng không bị co ngót và chín trước khi áp chảo. Gấp đôi một tờ khăn giấy và lau từng bên của con sò. Đặt sò điệp lên một cái đĩa mới và tránh để chúng bị ướt trở lại.[5]
    • Việc lau khô sò điệp cũng giúp chúng có màu vàng nâu sau khi áp chảo.
  2. 2
    Rắc muối và tiêu lên từng con sò. Lấy một nhúm muối tiêu và rắc lên trên các con sò để tăng hương vị. Xoa đều muối tiêu lên thịt sò để gia vị ngấm vào.[6]
  3. 3
    Rót dầu ôliu vào chảo và chỉnh bếp ở mức nhiệt trung bình-cao. Rót đều 1 thìa canh (15ml) dầu ô-liu lên mặt chảo và chờ đến khi dầu nóng. Dầu đủ nóng khi bạn búng một giọt nước vào đó và nó bốc hơi ngay.[7]
    • Hoặc bạn có thể dùng bơ thay cho dầu ô-liu.
  4. 4
    Cho sò điệp vào chảo và đặt chúng tách rời nhau. Dùng kẹp gắp từng con sò cho vào chảo. Đảm bảo khi cho sò vào chảo thì nó phải kêu xèo xèo. Tiếp tục cho các con khác vào chảo nhưng tránh nhồi nhét quá nhiều.[8]
    • Nếu cần thì bạn có thể nấu thành nhiều mẻ nhỏ.
  5. 5
    Áp chảo mỗi bên mặt sò 2-3 phút. Đừng dịch chuyển con sò trong lúc đang nấu để nó chuyển sang màu vàng nâu. Khi đã đủ thời gian lật mặt thì bạn có thể dễ dàng dùng kẹp nhấc nó lên khỏi chảo. Áp chảo mặt còn lại thêm 2 phút cho đến khi thịt sò sờ thấy cứng, sau đó gắp ra khỏi chảo.[9]
    • Đừng áp chảo sò điệp quá lửa, nếu không nó sẽ rất cứng và dai.
    • Sử dụng nhiệt kế nhà bếp để kiểm tra xem nhiệt độ bên trong đã đạt 63 độ C chưa.
  6. 6
    Dùng sò điệp ngay sau khi lấy ra khỏi chảo. Phục vụ mỗi khẩu phần từ 4-5 con sò điệp trên đĩa ấm. Để tăng hương vị, bạn nên vắt vài giọt nước cốt chanh lên thịt sò.[10]
    • Bạn nên áp chảo món sò điệp cuối cùng trước bữa tối để nó vẫn còn ấm khi ăn.
    • Cho sò điệp thừa vào hộp kín và trữ trong tủ lạnh từ 3-4 ngày.[11]
    • Làm ấm đĩa bằng lò vi sóng trong 30 giây.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Làm món sò điệp nướng

  1. 1
    Hâm nóng lò đến nhiệt độ 204 độ C. Nhớ lắp một trong các giá nướng ở vị trí giữa lò. Chờ cho lò đủ nóng trước khi bắt đầu nướng sò điệp.[12]
  2. 2
    Cho bơ đã nấu chảy và tỏi vào khay nướng. Nấu chảy bơ trong lò vi sóng 30 giây trước khi rót vào khay nướng. Trộn tỏi băm nhỏ với bơ để nó trải đều trên đáy khay nướng.[13]
    • Để tăng hương vị, bạn có thể thêm 1 thìa canh (15ml) rượu trắng vào khay.
  3. 3
    Sắp xếp sò điệp vào khay. Đặt các con sò nằm cạnh nhau trên toàn bề mặt khay. Đảm bảo mỗi con sò nằm trong hỗn hợp bơ tan chảy và tỏi để chúng ngấm gia vị.[14]
  4. 4
    Trộn vụn bánh mì, muối, tiêu và ngò tây trước khi rắc lên sò điệp. Trộn đều các thành phần trong một cái tô lớn. Lấy một nhúm hỗn hợp vụn bánh mì và rắc một lớp mỏng lên trên từng con sò.[15]
    • Trộn thêm ½ thìa cà phê (2,5g) xạ hương chanh nếu bạn muốn sò điệp có vị cam chanh và thảo mộc.
  5. 5
    Nướng sò điệp trong 18-20 phút. Đặt khay lên trên giá nướng ở giữa lò và bắt đầu nướng. Đừng mở cửa lò trong khi nướng để tránh bị thoát nhiệt. Lấy sò điệp ra sau khoảng 20 phút khi vụn bánh mì chuyển sang màu nâu.[16]
    • Kiểm tra nhiệt độ bên trong sò điệp để đảm bảo nhiệt độ tối thiểu là 63 độ C. Nếu chưa đạt, bạn cần phải nướng thêm.
  6. 6
    Dùng sò điệp khi còn nóng. Phục vụ 4-5 con sò cho mỗi khẩu phần. Cho sò điệp vào một chiếc đĩa ấm để nhiệt độ không giảm nhiều khi ăn. Vắt nước cốt chanh lên sò điệp đã nướng để thêm chút axít.[17]
    • Cho sò điệp thừa vào hộp kín và trữ trong tủ lạnh tối đa 4 ngày.[18]
    • Cho đĩa vào lò vi sóng 30 giây để hâm nóng trước khi phục vụ món sò điệp.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đảm bảo nhiệt độ bên trong thịt sò đạt 63 độ C.
  • Vứt bỏ những con sò điệp có mùi hôi hay nhiều nhớt.

Những thứ bạn cần

Rã đông sò điệp

  • Dao cắt bơ
  • Tủ lạnh
  • Lò vi sóng
  • Hộp dùng cho lò vi sóng

Sò điệp áp chảo

  • Thìa đong
  • Chảo
  • Bếp
  • Cái kẹp

Sò điệp nướng

  • Lò nướng
  • Khay dùng cho lò nướng
  • Thìa đong
  • Tô trộn
  • Đồ khuấy

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm cáLàm cá
Phân biệt giới tính cá bảy màuPhân biệt giới tính cá bảy màu
Nhận biết cá hồi không còn tươiNhận biết cá hồi không còn tươi
Nấu tôm không bị cong
Chế biến vẹmChế biến vẹm
Biết khi nào cá hồi được nấu chín
Chế biến HàuChế biến Hàu
Ăn món cá hồi xông khóiĂn món cá hồi xông khói
Ăn cá mòi đóng hộpĂn cá mòi đóng hộp
Chế biến tôm hùm đông lạnhChế biến tôm hùm đông lạnh
Chế biến tôm đã hấp chín
Chế biến bạch tuộcChế biến bạch tuộc
Nhận biết cá không còn tươiNhận biết cá không còn tươi
Chế biến tôm đông lạnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 8.313 lần.
Trang này đã được đọc 8.313 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo