Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 5.049 lần.
Chứng phù mỡ (đôi khi gọi là hội chứng tích mỡ gây đau đớn) là bệnh khiến mỡ tích tụ ở phần dưới cơ thể. Căn bệnh này thường chỉ xuất hiện ở nữ giới, nhưng cũng có một số trường hợp hiếm gặp ở nam giới.[1] Người mắc chứng phù mỡ cảm thấy không thể giảm cân ở phần dưới cơ thể dù có thể giảm mỡ ở phần trên. Chân có thể dễ bị bầm tím và đau khi chạm vào.
Các bước
Chẩn đoán
-
1Đến bác sĩ khám. Cách duy nhất để chẩn đoán chứng phù mỡ là đến bác sĩ khám. Nếu không chuyên về lĩnh vực này, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia giúp kiểm tra tình trạng và xác định xem đó là chứng phù mỡ hay một dạng rối loạn về mỡ tương tự.
- Triệu chứng của chứng phù mỡ khiến một vài người thấy xấu hổ khi trao đổi với bác sĩ. Bạn nên nhớ rằng không có gì phải xấu hổ, và nếu đó là chứng phù mỡ thì phát hiện càng sớm càng dễ điều trị.
-
2Hiểu rõ các giai đoạn của chứng phù mỡ. Giống như nhiều tình trạng rối loạn và nhiều căn bệnh khác, chứng phù mỡ thường dễ điều trị hơn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Có 4 giai đoạn của chứng phù mỡ:[2]
- Ở giai đoạn 1, da sẽ vẫn mịn và bị sưng trong ngày nhưng sẽ hết sưng khi bạn nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, bệnh có thể đáp ứng tốt với việc điều trị.
- Ở giai đoạn 2, trên da có thể có các vết lõm và xuất hiện cục u mỡ. Bạn có thể bị chàm (viêm da) hoặc nhiễm trùng da gọi là viêm quầng. Dấu hiệu sưng có thể vẫn xuất hiện nhưng không hết hoàn toàn, ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi và nâng cao chân. Ở giai đoạn này, cơ thể vẫn đáp ứng tốt với việc điều trị.
- Ở giai đoạn 3, mô liên kết có thể cứng lại. Ở giai đoạn này, dấu hiệu sưng không giảm ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi hay nâng cao chân. Da cũng có thể chảy xệ. Rối loạn ở giai đoạn này vẫn có thể điều trị được nhưng cơ thể sẽ ít đáp ứng với nhiều phương pháp điều trị.
- Ở giai đoạn 4, bạn sẽ gặp các triệu chứng ở giai đoạn 3 nhưng nặng hơn. Ở giai đoạn này, một số chuyên gia gọi là phù bạch huyết lipo. Giống như giai đoạn 3, bạn vẫn nên thử điều trị nhưng cơ thể có thể không đáp ứng với một số phương pháp điều trị.
-
3Biết bác sĩ sẽ kiểm tra những gì. Cách chẩn đoán chứng phù mỡ tốt nhất là kiểm tra bên ngoài vị trí bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể sờ tìm các cục u là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng rối loạn này. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có bị đau không và mô tả khi nào/liệu dấu hiệu sưng tăng hoặc giảm.[3]
- Hiện tại chưa có xét nghiệm máu nào giúp bác sĩ xác định chứng phù mỡ.
Quảng cáo
Hiểu rõ triệu chứng
-
1Quan sát dấu hiệu sưng ở chân. Đây là triệu chứng thường gặp và rõ ràng nhất của chứng phù mỡ. Dấu hiệu sưng thường ở cả hai chân, có thể bao gồm ở hông và mông. Sưng có thể tăng dần hoặc có sự khác biệt rõ rệt giữa thân trên và thân dưới.[4]
- Ví dụ, một số người mắc người phù mỡ có phần trên hông rất thon thả nhưng phần dưới hông lớn gây mất cân đối.
-
2Lưu ý rằng bàn chân thường vẫn giữ nguyên kích cỡ “bình thường”. Dấu hiệu sưng có thể không xuất hiện ở bàn chân và dừng lại ở ngay mắt cá chân, khiến đôi chân giống như một cây cột.[5]
- Lưu ý rằng triệu chứng không phải lúc nào cũng giống nhau. Toàn bộ đôi chân có thể không sưng hoặc chỉ sưng từ trên mắt cá chân lên đến hông. Một số người chỉ bị một túi mỡ nhỏ ngay phía trên từng mắt cá chân.
-
3Nhận biết rằng bắp tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Mặc dù hầu hết người bệnh đều gặp triệu chứng ở phần thân dưới nhưng triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở bắp tay. Mỡ ở bắp tay giống như ở đôi chân, nghĩa là mỡ có thể tích tụ bằng nhau ở cả hai cánh tay.[6]
- Nhìn bên ngoài có thể thấy mỡ tích tụ thành một đoạn dài và đột ngột dừng lại ở khuỷu tay hoặc cổ tay.
-
4Kiểm tra xem da có lạnh khi chạm vào không. Người mắc chứng phù mỡ cho biết vùng da bị ảnh hưởng có cảm giác lạnh khi chạm vào. Da cũng có thể mềm và nhũn giống bột nhào bánh.[7]
- Bên cạnh đó, bạn có thể thấy đau khi chạm vào và vị trí bị ảnh hưởng rất dễ bầm tím.
Quảng cáo
Hiểu rõ nguyên nhân
-
1Lưu ý rằng nguyên nhân chưa được xác định rõ. Mặc dù có một vài yếu tố đáng nghi nhưng các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân chính xác gây ra chứng phù mỡ. Không may là việc không rõ nguyên nhân khiến căn bệnh này khó điều trị.
- Cung cấp cho bác sĩ thông tin về sức khỏe và thông tin di truyền nhiều nhất có thể sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tiềm ẩn và đưa ra phương án điều trị.[8]
-
2Tìm hiểu về các liên kết di truyền tiềm ẩn. Trong nhiều trường hợp, yếu tố di truyền có thể góp phần gây ra rối loạn này. Nguyên nhân là do người mắc chứng phù mỡ đôi khi có thành viên trong gia đình cũng đang phải đối đầu với rối loạn này.[9]
- Ví dụ, nếu bạn mắc chứng phù mỡ thì không thể loại trừ việc bố hoặc mẹ bạn cũng đang mắc rối loạn này.[10]
-
3Xem xét sự thay đổi về hormone. Một số bác sĩ tin rằng chứng phù mỡ có liên quan đến hormone. Nguyên nhân là do rối loạn xuất hiện hầu như chỉ ở nữ giới và thường trong giai đoạn thay đổi hormone như thời kỳ dậy thì, trong thai kỳ hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.[11]
- Mặc dù có vẻ không quan trọng, nhưng việc xác định nguyên nhân có thể giúp ích cho bác sĩ trong việc xác định phương án điều trị phù hợp.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Lưu ý rằng nếu mắc chứng phù mỡ, bạn có thể dễ bị suy tĩnh mạch, đau đầu gối và béo phì.[12] Hỏi bác sĩ xem bạn có thể làm gì để ngăn chặn các tác động phụ này.
Cảnh báo
- Cần hiểu rõ rằng chứng phù mỡ không giống như bị béo phì. Nếu mắc chứng phù mỡ, bạn nên nhớ rằng mình không làm gì sai. Đó không phải lỗi của bạn.[13]
Tham khảo
- ↑ http://www.curelipedema.org/
- ↑ http://fatdisorders.org/fat-disorders/lipedema-lipoedema-description
- ↑ http://fatdisorders.org/fat-disorders/lipedema-lipoedema-description
- ↑ http://www.lipoedema.co.uk/about-lipoedema/symptoms/
- ↑ http://www.lipoedema.co.uk/about-lipoedema/symptoms/
- ↑ http://fatdisorders.org/fat-disorders/lipedema-lipoedema-description
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/lipoedema/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://fatdisorders.org/fat-disorders/lipedema-lipoedema-description
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3309375/