Bài viết này đã được cùng viết bởi Elisabeth Weiss. Elisabeth Weiss là chuyên gia huấn luyện chó và chủ sở hữu của Dog Relations NYC, một công ty huấn luyện chó tại New York, New York. Elisabeth sử dụng kỹ thuật huấn luyện khoa học, không ép buộc và dựa trên việc khen thưởng. Elisabeth cung cấp dịch vụ huấn luyện hành vi, thái độ ở chó con, nhận thức về cơ thể và ngăn chặn chấn thương, chế độ ăn, tập luyện và dinh dưỡng ở chó. Công việc của cô đã đăng trên tạp chí New York và kênh podcast Dog Save the People. Cô huấn luyện chó cho bộ phim “Heart of a Dog” của Laurie Anderson nói về hành trình của Elisabeth với chú chó Lolabelle của Laurie Anderson và Lou Reed và niềm đam mê chơi keyboard của cô đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống sau khi được chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Bài viết này đã được xem 4.590 lần.
Sau khi điều trị vết thương hoặc phẫu thuật ở phòng khám thú y, chó thường sẽ có các vết khâu trên người. Trong thời gian này, bạn sẽ cần chăm sóc cẩn thận để chó có thể nhanh chóng hồi phục. Bạn cần nắm được những điều chó được và không được làm, đồng thời biết cách nhận biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời liên hệ với bác sĩ thú y. Nhìn chung, vết thương hoặc vết khâu sau phẫu thuật của chó sẽ lành hẳn sau 10 đến 14 ngày, bạn sẽ cần theo dõi chó trong khoảng thời gian đó hoặc cho đến khi bác sĩ xác nhận nó đã hồi phục hoàn toàn.
Các bước
Chăm sóc vết khâu
-
1Ngăn chó cắn hoặc liếm vết khâu. Sau khi thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê hết tác dụng, có thể chó sẽ bắt đầu cắn hoặc liếm vết khâu. Điều này không chỉ khiến da của nó bị tổn thương mà còn có thể gây nhiễm trùng. Bạn có thể quát để ngăn chặn hành vi này ngay từ đầu hoặc cho chó dùng rọ mõm.[1]
- Nếu cần thiết, bạn có thể cho chó đeo vòng chống liếm cho đến khi vết khâu lành hẳn. Bạn cần cho chó đeo vòng chống liếm liên tục, nếu thường xuyên tháo ra và đeo vào thì rất có thể chó sẽ bắt đầu phản kháng.[2] Bạn có thể sẽ cần để nguyên chiếc vòng trên cổ chó tới hai tuần.
- Bạn cũng có thể cho chó đeo đai nẹp cổ để nó không thể ngoái đầu lại. Thiết bị này sẽ hữu ích khi vòng chống liếm khiến chó khó chịu.
-
2Cố gắng không để chó gãi vết khâu. Vết thương sẽ trở nên ngứa ngáy khi bắt đầu lành lại, điều này khiến chó luôn muốn cào vào đó. Để ngăn chặn hành vi này, bạn có thể cho chó đeo vòng chống liếm hoặc băng vết khâu lại bằng băng hoặc gạc. Hãy theo dõi chó thường xuyên để đảm bảo nó không cào vào vết khâu.[3]
- Bạn cũng có thể cho chó đi giày hoặc bọc bàn chân của chó lại để nó không thể làm tổn thương vết khâu.
- Khi gãi, chó có thể sẽ làm rách các mũi khâu và làm hở vết thương. Bụi bẩn và vi khuẩn từ móng chân của chó có thể sẽ khiến vết thương nhiễm trùng.
- Hành vi gãi và cọ sát cũng có thể gây sưng tấy. Vết thương sưng quá to có thể sẽ làm bục các mũi khâu.
-
3Giữ vết thương và các mũi khâu sạch sẽ. Bạn cần giữ cho chó không bị bẩn hoặc khiến vết khâu bị bẩn bằng cách không cho chó tự ra ngoài hoặc để chó chơi đùa ở những nơi lầy lội hay nhiều cây cối. Nếu bị bẩn, vết thương của nó có thể bị nhiễm trùng hoặc nhiều biến chứng khác.[4]
- Không bôi các loại thuốc mỡ, kem, thuốc sát trùng hoặc bất kỳ thứ gì lên vết thương của chó mà không có sự cho phép của bác sĩ thú y. Bạn cũng không nên dùng các loại dung dịch, chẳng hạn như nước oxy già hoặc cồn cho chó vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
- Bạn nên thay băng vết thương cho chó theo yêu cầu của bác sĩ.
- Nhớ giữ ổ của chó sạch sẽ. Bạn hãy lót một chiếc chăn hoặc khăn sạch cho chó nằm mỗi tối và thay mới dù chúng chỉ hơi bẩn.
-
4Giữ vết thương và các mũi khâu luôn khô ráo. Bạn không nên tắm cho chó khi vết thương của nó vẫn đang trong quá trình lành lại. Nếu vết thương bị ướt, độ ẩm có thể kích thích vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm trùng. Thêm vào đó, độ ẩm sẽ làm mềm da, khiến chức năng bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng của da giảm sút đáng kể.
- Để giữ vết khâu và băng vết khâu khô ráo khi chó đi ra ngoài, bạn hãy bọc một chiếc túi bóng hoặc miếng quấn bằng nhựa quanh vết thương và bỏ chúng ra ngay khi chó vào nhà.[5]
-
5Đánh giá vết thương. Nếu không băng vết thương, bạn hãy quan sát các mũi khâu vài lần một ngày để nhận biết các thay đổi hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Việc này vô cùng quan trọng trong quá trình vết thương của chó lành lại.[6] Vết thương đang lành lại cần trông sạch sẽ và liền miệng. Vùng da quanh vết thương có thể hơi tím và vết thương sẽ hơi đỏ hơn xung quanh.[7]
- Vết thương có thể hơi phồng lên một chút và rỉ ra một ít máu hoặc dịch lẫn máu. Tuy nhiên, nếu phát hiện sưng tấy bất thường, dịch rỉ ra nhiều, liên tục hoặc có màu vàng xanh thì bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y.
- Hãy để ý các dấu hiệu da chó bị sưng, tấy, có mùi khó chịu, ra dịch, kích ứng hoặc xuất hiện tổn thương mới.[8]
-
6Che vết thương lại. Nếu không thể ngăn chó liếm hay chạm vào vết khâu, bạn có thể che nó lại. Nếu vết khâu nằm ở phần thân trên, bạn hãy mặc cho chó một chiếc áo phông bằng cotton để đảm bảo thoáng khí. Chiếc áo cần vừa vặn, không quá rộng hoặc quá chật và bạn có thể buộc phần dưới lại để áo không tuột lên phía trên.[9]
- Điều này sẽ hữu ích khi bạn nuôi nhiều chó trong nhà và không thể cách ly chúng.
- Bạn cũng có thể băng vết khâu bằng băng gạc, đặc biệt là khi chó bị thương ở chân.
- Nếu chó dùng chân sau để gãi vết thương, bạn có thể đeo cho chó một chiếc tất ôm chặt lấy bàn chân để móng chân của nó không thể làm rách vết khâu.[10]
Quảng cáo
Kiểm soát hành vi của chó
-
1Sắp xếp lịch phẫu thuật khi bạn có thời gian ở nhà. Trừ trường hợp khẩn cấp, bạn hãy cố gắng đặt lịch phẫu thuật khi có thể ở nhà chăm sóc chó. Bạn sẽ cần quan sát các triệu chứng bất thường, cho chó nghỉ ngơi điều độ và vỗ về an ủi nó.
- Trong thời gian này, bạn không nên mời khách đến chơi nhà. Hãy giữ không gian trong nhà yên tĩnh để chó có thể nghỉ ngơi.
-
2Tránh cho chó vận động quá sức. Khi chó phải khâu, bạn cần hạn chế các hoạt động thể chất của nó. Vận động quá mạnh có thể sẽ khiến chỗ phẫu thuật bị sưng tấy, do vậy hãy hạn chế việc chó chạy lên chạy xuống cầu thang, nhảy lên để mừng hoặc tham gia vào các hoạt động khác. Chó có thể sẽ khiến chỗ phẫu thuật bị căng ra và bị viêm, từ đó dẫn đến sưng tấy, đau đớn và khó chịu.[11]
- Hãy xích chó khoảng 7 đến 14 ngày sau khi bị thương hoặc sau phẫu thuật. Điều này giúp chó tránh vận động quá nhiều và hạn chế gây ảnh hưởng đến vết thương.[12]
- Điều này có thể khá khó khăn khi ở nhà. Nếu không thể giữ chó bình tĩnh, bạn có thể sẽ cần dùng cũi để hạn chế mức độ vận động của nó.
- Dùng thanh chắn để ngăn chó đi lên cầu thang. Bất cứ khi nào phải để chó ở một mình, bạn hãy dựng thanh chắn lên để hạn chế việc chó chạy lung tung hoặc nhảy lên đồ đạc.
-
3Giữ khoảng cách với các chú chó khác. Những chú chó khác, bao gồm cả chó nuôi trong nhà, cũng có thể gây nguy hiểm cho chó khi vết khâu của nó chưa lành. Chúng có thể sẽ liếm vào vết thương của chó, vậy nên bạn hãy giữ chó cách ly cho đến khi vết thương lành hẳn.[13]
- Có thể bạn sẽ cần nhốt chó vào cũi để cách ly nó với các con vật khác.
-
4Liên hệ với bác sĩ thú y khi gặp các vấn đề khiến bạn lo lắng. Sức khỏe của chú chó lúc này cần được quan tâm đặc biệt. Nếu bạn để ý thấy chó chảy quá nhiều máu, vết thương sưng tấy hoặc chảy dịch bất thường, chó bắt đầu sốt, mệt mỏi, nôn, hoặc có các dấu hiệu sức khỏe bất thường khác thì hãy liên hệ với bác sĩ thú y.
- Nếu có điều gì không chắc, bạn cũng nên gọi điện hoặc gửi ảnh của chó cho bác sĩ, họ sẽ giúp bạn xác định xem vết thương của chó có đang tiến triển tốt hay không.[14]
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.vetwest.com.au/pet-library/caring-for-your-pet-after-surgery
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/care-of-surgical-incisions-in-dogs/3768
- ↑ http://www.pets4homes.co.uk/pet-advice/aftercare-for-a-dog-who-has-had-stitches.html
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/care-of-surgical-incisions-in-dogs/3768
- ↑ http://www.vetwest.com.au/pet-library/caring-for-your-pet-after-surgery
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/care-of-surgical-incisions-in-dogs/3768
- ↑ http://www.pets4homes.co.uk/pet-advice/aftercare-for-a-dog-who-has-had-stitches.html
- ↑ http://www.vetwest.com.au/pet-library/caring-for-your-pet-after-surgery
- ↑ http://www.vetwest.com.au/pet-library/caring-for-your-pet-after-surgery
- ↑ http://www.peteducation.com/article.cfm?c=2+2116&aid=3025
- ↑ http://www.pets4homes.co.uk/pet-advice/aftercare-for-a-dog-who-has-had-stitches.html
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/care-of-surgical-incisions-in-dogs/3768
- ↑ http://www.assisianimalhealth.com/blog/2013/04/helping-your-dog-recover-after-surgery-10-best-things-you-can-do/
- ↑ http://www.vetwest.com.au/pet-library/caring-for-your-pet-after-surgery