Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bất kể là thỏ hoang hay chính thỏ cưng của bạn bị thương thì bạn cũng không nên tự điều trị vết thương cho chúng. Đối với thỏ hoang dã, bạn cần hạn chế tiếp xúc và đưa chúng đến chỗ bác sĩ thú y hoặc trung tâm cứu hộ động vật. Với thỏ nhà thì trong khi đến phòng khám thú y, bạn có thể giúp chúng cảm thấy an toàn và thoải mái hơn bằng việc kiểm tra vết thương, vệ sinh vết thương nông và cầm máu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Chăm sóc thỏ nhà bị thương

  1. 1
    Đưa thỏ đến phòng khám thú y. Bạn có thể tự điều trị những vết xước nhỏ và nông hoặc vết thương ở móng cho thỏ, tuy nhiên đối với những chấn thương khác thì tốt nhất là nên đưa thỏ đi khám thú y. Điều bạn cần làm là hạn chế tối đa các thương tổn, giữ cho thỏ an toàn và thoải mái trên đường đi, đồng thời nắm được giờ làm việc của phòng khám và có kế hoạch dự phòng. Nếu bác sĩ thú y bạn quen không có mặt để cấp cứu cho thỏ ngoài giờ làm việc thì bạn cần có số điện thoại của một phòng khám hoặc một bác sĩ khác.
    Pippa Elliott, MRCVS

    Pippa Elliott, MRCVS

    Bác sĩ thú y
    Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thú y và điều trị bệnh cho thú cưng. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 với bằng bác sĩ phẫu thuật thú y. Cô đã làm việc tại một phòng khám thú y tại quê nhà hơn 20 năm.
    Pippa Elliott, MRCVS
    Pippa Elliott, MRCVS
    Bác sĩ thú y

    Bác sĩ thú y Pippa Elliott khuyên rằng: "Thỏ là loài rất dễ bị căng thẳng, vậy nên việc giúp chúng cảm thấy an toàn và được bảo vệ trên đường đến phòng khám thú y là vô cùng quan trọng. Bạn hãy cho thỏ dùng lồng vận chuyển và phủ lên lồng một chiếc khăn, bóng tối sẽ giúp thỏ cảm thấy như đang ở trong hang và nó sẽ thoải mái hơn."

  2. 2
    Cẩn trọng với những dấu hiệu bị thương khó nhận biết. Nếu thỏ bị chảy máu, bị cắn hay bị giẫm phải thì bạn cần đưa nó đến chỗ bác sĩ thú y. Tuy nhiên những vết thương của thỏ không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận biết, đặc biệt là khi thỏ quá đau và cố che dấu theo bản năng. Những dấu hiệu bị thương khó nhận biết bao gồm:[1] [2]
    • Nằm nghiêng về một bên quá lâu.
    • Ngã.
    • Không thể đi trên một đường thẳng.
    • Đi khập khiễng hoặc dáng đi thay đổi.
    • Có tư thế lạ,
    • Liếm, cọ xát hoặc cào một chỗ trên cơ thể.
    • Bỏ ăn hoặc uống trong 24 giờ.
    • Không đi vệ sinh trong khoảng 8 giờ hoặc hơn.
  3. 3
    Kiểm tra và đánh giá mức độ vết thương. Bạn cần dựa vào tình trạng của vết thương để chăm sóc thỏ một cách phù hợp. Nếu vết thương không lập tức đe dọa đến tính mạng – tức là thỏ bị chảy nhiều máu, tê liệt hoặc bị sốc – thì bạn có thể kiểm tra nhanh như sau:[3]
    • Mũi và râu – Hai bên mũi và râu thỏ cần cân đối. Bạn xem mũi thỏ có bị tiết dịch và sưng không.
    • Mắt – Mắt đờ đẫn hoặc nhắm lại là dấu hiệu cho thấy thỏ bị sốc. Bạn hãy chiếu đèn pin vào mắt thỏ xem con ngươi có co lại không. Nếu lòng trắng trong mắt thỏ có màu vàng thì gan thỏ đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
    • Nướu và răng – Bạn sẽ vén môi thỏ lên để kiểm tra nướu và răng. Nướu thỏ cần có màu hồng và có độ đàn hồi tốt khi dùng ngón tay ấn vào. Nướu nhợt nhạt là dấu hiệu thỏ bị sốc. Hãy đảm bảo là thỏ không có răng nào bị gãy.
    • Đầu và cổ – Bạn hãy kiểm tra xem thỏ có bị nổi u, cục hay bị sưng không. Đầu thỏ nghiêng về một bên có thể là dấu hiệu sốc hoặc chấn thương cột sống.
    • Chân - Kiểm tra các vết đỏ, nóng hoặc sưng. Nếu không thấy các biểu hiện trên thì bạn hãy dùng hai tay nắn nhẹ chân thỏ từ trên xuống dưới và gập nhẹ các khớp; lập tức dừng lại khi thấy thỏ bị đau. Bàn chân lạnh cũng là một dấu hiệu thỏ bị sốc.
    • Thân trên – Bạn hãy vuốt dọc khung xương sườn và xương sống của thỏ để tìm chỗ bị sưng hoặc các dấu hiệu bất thường, sau đó nhẹ nhàng sờ bụng thỏ xem có bị sưng hoặc đỏ không. Nếu thỏ thở nhanh hoặc tim đập nhanh thì đó cũng là một dấu hiệu thỏ bị sốc.
  4. 4
    Nhanh chóng đưa thỏ bị sốc đến chỗ bác sĩ thú y. Thỏ có thể tử vong do sốc. Nếu mắt thỏ đờ đẫn hoặc nhắm chặt, mũi lạnh, nhịp tim và nhịp thở nhanh thì bạn cần cuốn thỏ vào một chiếc khăn sạch, đặt nó vào lồng vận chuyển, liên hệ và đưa nó đến chỗ bác sĩ thú y.[4]
    • Luôn để khăn và lồng vận chuyển ở cạnh thỏ để hạn chế di chuyển thỏ ở mức tối đa.
    • Nếu nghi ngờ thỏ bị sốc, bạn hãy giữ ấm và hạn chế khiến thỏ bị căng thẳng. Nếu có thể, hãy để một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn ở gần thỏ (để thỏ không bị bỏng) và đặt thỏ trong lồng có nắp để nó cảm thấy được bảo vệ. Cảm giác không được bảo vệ và dễ bị tấn công sẽ khiến thỏ trở nên rất căng thẳng.
  5. 5
    Cuốn thỏ vào một chiếc khăn nếu khi kiểm tra bạn không phát hiện ra vấn đề gì cụ thể. Thỏ sẽ bị mất nhiệt nhanh chóng vì căng thẳng khi bị thương. Nếu cho rằng thỏ bị thương, đặc biệt là bị đá, bị giẫm hoặc ngồi lên thì bạn hãy nhẹ nhàng cuốn thỏ vào một chiếc khăn và đưa nó đến phòng khám.
    • Hạn chế căng thẳng bằng cách tạo cho thỏ một chỗ tối và an toàn để trốn. Đã có trường hợp thỏ tử vong do căng thẳng, nên trong khi kiểm tra vết thương hoặc đợi kết quả từ bác sĩ thú y, bạn hãy giúp thỏ cảm thấy an toàn nhất có thể.
  6. 6
    Chăm sóc khi thỏ bị gãy xương. Bạn không nên cố gắng nẹp xương cho thỏ vì làm vậy có thể sẽ khiến thỏ bị thương nghiêm trọng hơn. Hãy đặt thỏ vào một chiếc hộp để nó không thể nhảy hoặc chạy lung tung. Nếu phần xương bị gãy nhô ra ngoài, bạn hãy cuốn chỗ xương nhô ra bằng gạc vô trùng trong hộp cứu thương. Nếu không có gạc vô trùng, bạn có thể dùng khăn tay mới giặt (sạch) cuốn lên chỗ gãy xương để hạn chế vết thương bị nhiễm khuẩn từ không khí. Trường hợp không có khăn hay vải sạch, bạn hãy cứ để nguyên chỗ gãy xương như vậy, nhưng cần thông báo với bác sĩ để họ quyết định xem có cần cho thỏ dùng thuốc kháng sinh hay không. Dù thế nào thì bạn cũng tuyệt đối không được đẩy phần xương nhô ra vào trong người thỏ.
    • Nếu một chân của thỏ treo lủng lẳng một cách bất thường hoặc không cử động được bình thường thì có thể thỏ bị chấn thương ở cột sống. Bạn sẽ cần cẩn thận hơn khi cuốn thỏ vào khăn và đưa nó vào lồng vận chuyển.
  7. 7
    Làm sạch vết cắt nông hoặc vết cắn. Nếu thỏ bị cắn, chỉ bị thương ngoài da và không bị sốc thì bạn có thể làm sạch vết thương trước khi đưa thỏ đến phòng khám thú y. Bạn hãy pha loãng dung dịch iodine vào nước nước ấm cho đến khi nước có màu giống như trà đá, sau đó rửa vết thương cho thỏ. Nếu không có dung dịch iodine, bạn có thể rửa vết thương cho thỏ bằng xà bông kháng khuẩn và nước ấm[5] hoặc tự pha dung dịch nước muối bằng cách cho một thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước đã đun sôi.
    • Lưu ý dùng nước ấm, nước lạnh có thể khiến thỏ bị sốc.
    • Nếu vết cắt rất nhỏ, bạn có thể làm sạch và tự bôi thuốc mỡ kháng sinh cho thỏ, sau đó kiểm tra thường xuyên để đảm bảo vết thương đang lành lại.[6]
  8. 8
    Tạo áp lực để cầm máu. Đặc biệt là khi máu từ vết thương tuôn ra nhiều và mạnh thì việc tạo áp lực để cầm máu có thể sẽ cứu mạng thỏ. Bạn hãy dùng một miếng gạc vô trùng hoặc một chiếc khăn hay mảnh vải sạch nếu không có gạc vô trùng nhẹ nhàng ấn chặt vào vết thương. Bạn đừng bỏ mảnh vải hay miếng gạc ra khi chúng bị thấm đẫm máu, hãy lấy thêm một mảnh vải/miếng gạc khác đè lên và tiếp tục giữ chặt vết thương, sau đó đưa thỏ đến chỗ bác sĩ thú y nhanh nhất có thể.[7]
    • Nếu cần lái xe đến phòng khám thú y và không có ai giúp đỡ, bạn có thể băng cố định miếng gạc cầm máu cho thỏ.
  9. 9
    Dội nước mát vào vết bỏng. Nếu thỏ bị nước sôi hoặc các chất hóa học ăn mòn da đổ vào người, bạn hãy dội nước mát lên vết bỏng trong khoảng ít nhất là 10 phút. Hãy làm việc này trước khi đưa thỏ đến chỗ bác sĩ thú y vì đây là cách hiệu quả nhất để hạn chế biến chứng của vết bỏng mới.[8]
    • Không bôi thuốc mỡ vào vết thương để tránh gây trở ngại cho sự điều trị của bác sĩ.
    • Nếu thỏ cắn vào dây điện, miệng thỏ sẽ bị bỏng hoặc trong phổi sẽ có dịch. Nếu thỏ thở nhanh thì nhiều khả năng là do có dịch trong phổi. Lúc này bạn hãy hạn chế khiến thỏ bị căng thẳng đến mức tối thiểu và đặt thỏ ở chỗ thoáng gió trong khi tìm trợ giúp .
  10. 10
    Bôi thuốc cầm máu, chẳng hạn như Quick-Stop vào móng thỏ bị thương. Nếu móng thỏ bị tuột hẳn ra thì bạn cần đưa thỏ đến phòng khám thú y, tuy nhiên nếu móng chỉ bị gãy hoặc bị cắt quá sát thì có thể điều trị tại nhà. Bạn hãy bôi thuốc cầm máu để cầm máu cho thỏ (có thể sẽ cần bôi vài lần) và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo là móng đang lành lại.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Chăm sóc thỏ hoang dã

  1. 1
    Không tự chăm sóc cho thỏ hoang dã bị thương. Thứ nhất, việc nuôi giữ động vật hoang dã trong nhà là trái phép trừ khi bạn được sự cho phép của các cơ quan chức năng ở địa phương. Thứ hai, việc chăm sóc thỏ hoang dã bị thương cần có kỹ năng và chuyên môn nhất định, nếu không bạn sẽ chỉ khiến cho tình hình của thỏ trở nên tệ hơn.[9]
  2. 2
    Chắc chắn thỏ bạn tìm thấy là thỏ hoang dã. Hầu hết các loài thỏ hoang dã có lông màu nâu và đuôi trắng. Nếu thấy một chú thỏ có lông màu khác ở nơi hoang dã – trắng muốt, đen tuyền, xám, vằn, đốm, hoặc pha màu – thì nhiều khả năng đó là thỏ nhà bị xổng hoặc được thả ra tự nhiên. Những chú thỏ này sẽ cần sự giúp đỡ của bạn. Dù không bị thương thì bạn cũng nên bắt chúng lại và đưa đến chỗ bác sĩ thú y để xem chúng có bị bệnh không. Sau đó, bạn có thể tự mình chăm sóc thỏ hoặc tìm người nhận nuôi chúng.[10]
  3. 3
    Chắc chắn là thỏ thực sự bị thương. Trong hầu hết các trường hợp thì chúng ta không nên can thiệp vào cuộc sống của động vật hoang dã. Nếu không có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ làm gãy cột sống của thỏ khi nhấc chúng lên. Hơn nữa, việc bị bắt cũng có thể khiến thỏ bị căng thẳng và dẫn tới tử vong. Nếu có ý định đưa thỏ hoang dã ra khỏi môi trường sống tự nhiên, bạn cần chắc chắn là nó thực sự bị thương và cần được giúp đỡ. Một số dấu hiệu cho thấy thỏ bị thương bao gồm:[11]
    • Nằm nghiêng một bên trong thời gian dài.
    • Ngã hoặc không thể chạy theo một đường thẳng.
    • Chảy máu hoặc có vết đâm.
  4. 4
    Giữ trẻ em và thú cưng tránh xa thỏ và để thỏ tại chỗ nếu vết thương của nó không nghiêm trọng. Nếu thỏ có thể di chuyển được và không chảy nhiều máu thì tốt nhất là bạn nên để nó ở nguyên tại chỗ, đồng thời đảm bảo trẻ em và chó cưng không đến gần thỏ.[12]
  5. 5
    Liên hệ với bác sĩ thú y nếu thỏ bị thương nghiêm trọng. Nếu thỏ chảy máu, nằm nghiêng sang một bên và không đi được hoặc bị chó hay mèo cắn thì bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y. Bạn sẽ cần chắc chắn trước là bác sĩ thú y sẵn lòng điều trị cho động vật hoang dã, nếu không thì thường họ sẽ giới thiệu bạn đến một trung tâm chăm sóc hoặc cứu hộ động vật hoang dã ở địa phương.[13]
  6. 6
    Đeo găng tay khi tiếp xúc với thỏ hoang dã. Thỏ có thể bị nhiễm tularemia, một bệnh nhiễm khuẩn có thể lây sang người. Triệu chứng của bệnh bao gồm: lở loét, mắt tấy đỏ, đau họng, đi ngoài và viêm phổi. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thờI. Để bảo vệ bản thân, bạn cần luôn đeo găng tay khi tiếp xúc với thỏ và rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc.
  7. 7
    Cẩn thận khi tiếp xúc với thỏ. Đối với một chú thỏ hoang dã, việc bị bạn nhấc lên cũng giống như bị diều hâu hoặc các loài thú săn mồi khác bắt được và một trong các phản ứng của nó sẽ là rất sợ hãi. Bạn cần nhấc thỏ lên thật cẩn thận để hạn chế khiến thỏ sợ và bị thương nghiêm trọng hơn:[14]
    • Không nhấc thỏ lên bằng cách xách tai, chân hoặc gáy thỏ. Thay vào đó, bạn hãy luồn một tay xuống dưới ngực và một tay dưới bụng thỏ, bê đầu thỏ hơi cao hơn để thỏ không đạp hoặc cắn bạn.
    • Giữ thỏ ở gần mặt đất. Khi ở trong môi trường hoang dã thì thỏ chỉ bị nhấc bổng lên không trung khi bị diều hâu bắt và chúng không hề thích điều này.
    • Đưa thỏ vào lồng vận chuyển nhanh nhất có thể. Bạn hãy cố gắng di chuyển thỏ trong khoảng cách càng gần càng tốt. Bạn có thể đưa thỏ đến chỗ bác sĩ thú y bằng cách cho thỏ vào một chiếc giỏ, hộp đựng giày hoặc lồng vận chuyển. Tuy nhiên, lưu ý không dùng lồng vận chuyển đã nhốt chó hoặc mèo vì mùi của chúng có thể khiến thỏ căng thẳng.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Gạc vô trùng
  • Dung dịch Iodine
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Thuốc cầm máu
  • Lồng
  • Vải sạch
  • Số điện thoại của bác sĩ thú y
  • Rau củ (cho thỏ nhà và thỏ hoang dã vì chúng có thể bị đói hoặc hoảng sợ)

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Phân biệt cá vàng đực và cáiPhân biệt cá vàng đực và cái
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Chăm sóc rùa tai đỏChăm sóc rùa tai đỏ
Xác định Loại Thức ăn dành cho RùaXác định Loại Thức ăn dành cho Rùa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chăm sóc rùa bỏ ănChăm sóc rùa bỏ ăn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y
Bài viết này có đồng tác giả là Pippa Elliott, MRCVS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 10.676 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 10.676 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo