X
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN. Ryan Corrigan là một kỹ thuật viên thú y được cấp phép ở California. Cô nhận bằng Cử nhân Khoa học Công nghệ Thú y tại Đại học Purdue vào năm 2010. Cô cũng là Thành viên của Học viện Kỹ thuật viên Điều dưỡng Thú y của Học viện từ năm 2011.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 44.727 lần.
Mèo sẽ rất khó chịu khi bị ngạt mũi. Để giúp mèo thì đầu tiên bạn cần xác định được nguyên nhân mèo bị ngạt mũi, sau đó quyết định nên điều trị bằng thuốc hay để nó tự khỏi. Bạn cũng có thể xông hơi và rửa mũi cho mèo thường xuyên để giúp nó dễ chịu hơn.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Chăm sóc cho mèo tại nhà
-
1Quan sát dấu hiệu bị viêm. Tình trạng viêm ở mũi của mèo được gọi là viêm mũi, còn viêm ở khoang mũi được gọi là viêm xoang. Cả hai tình trạng này đều có thể khiến mèo bị ngạt mũi và có các triệu chứng như: [1]
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi
- Ngạt mũi
- Chán ăn
-
2Nhận biết các nguyên nhân thường gây ra ngạt mũi. Có rất nhiều yếu tố có thể khiến mèo bị viêm mũi hoặc viêm xoang và dẫn đến ngạt mũi. Một số các nguyên nhân phổ biến bao gồm dị ứng, khối u trong mũi, vật thể lạ kẹt ở khoang mũi, ký sinh trùng, nhiễm nấm, áp xe ở chân răng và nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.[2]
-
3Kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên. Phần lớn tình trạng ngạt mũi ở mèo là do vi rút herpes và calicivirus gây ra, dấu hiệu mèo bị nhiễm các loại vi rút này bao gồm chảy nước mũi trong hoặc đục ở cả hai bên mũi và tiết dịch ở mắt.[3]
-
4Để các triệu chứng viêm đường hô hấp trên tự khỏi. Bệnh viêm đường hô hấp trên có một số biểu hiện đặc trưng như hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi trong và ho. Nếu nghi ngờ mèo bị ngạt mũi là do viêm đường hô hấp trên thông thường thì bạn có thể để nó tự khỏi. Các triệu chứng của bệnh này thường không kéo dài và mèo sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.[4]
-
5Lau mũi cho mèo thường xuyên. Bạn có thể giúp mèo giữ mũi sạch sẽ để khắc phục tình trạng ngạt mũi. Hãy thấm ướt một miếng bông gòn với nước và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy tiết ra từ mũi mèo nhiều lần trong ngày.[5]
-
6Thử phương pháp xông hơi. Phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu mèo bị ngạt mũi kinh niên. Hơi nước nóng sẽ làm loãng nước nhầy ở mũi và khoang mũi, giúp mèo dễ thở hơn. Bạn hãy đưa mèo vào nhà tắm, đóng kín cửa, mở nước nóng qua vòi sen và ngồi trong đó với mèo khoảng 10 phút.[6]
-
7Đến gặp bác sĩ thú y. Nếu việc hít thở của mèo gặp khó khăn thì bạn nên đặt lịch hẹn khám thú y. Bác sĩ thú y sẽ thăm khám răng miệng, xét nghiệm máu và/hoặc thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân mèo bị ngạt mũi.Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Chăm sóc y tế
-
1Kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra do một nguyên nhân khác, chẳng hạn như nhiễm vi rút, khối u hay polyp trong đường mũi hoặc vật thể lạ kẹt trong mũi. Khi bị nhiễm khuẩn, mèo thường chảy nước mũi đặc giống như mủ ở cả hai lỗ mũi.[7]
- Nếu mèo chảy nước mũi màu vàng, xanh hoặc giống như mủ thì có thể cần điều trị bằng kháng sinh.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y để biết mèo có cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hay không. Đôi khi bạn chỉ chăm sóc mèo để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn sẽ tốt hơn là dùng kháng sinh vì lạm dụng kháng sinh có thể sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
-
2Quan sát biểu hiện nhiễm nấm. Mèo có thể bị ngạt mũi do nhiễm nấm, trong đó nhiễm trùng do nấm Cryptococcus là phổ biến nhất. Khi bị nhiễm nấm, mặt của mèo có thể sẽ mất cân xứng và đường mũi bị sưng. Mèo cũng sẽ bị chảy nước mũi lẫn máu hoặc giống mủ.[8]
- Bác sĩ thú y sẽ điều trị bệnh nấm cho mèo bằng thuốc kháng nấm.
- Ví dụ, mèo bị nhiễm nấm Cryptococcus thường được điều trị bằng fluconazole, itraconazole hoặc amphotericin B.[9]
-
3Đảm bảo mèo không bị vật thể lạ kẹt trong mũi. Mèo bị một số vật thể như các loại hạt, lá cỏ hoặc sỏi kẹt trong đường mũi không phải là tình trạng hiếm gặp. Điều này khiến mèo bị ngạt mũi, thường xuyên cào lên mặt và/hoặc hắt hơi nhiều, đồng thời chỉ chảy nước mũi ở một bên chứ không phải hai bên mũi.[10]
- Thay vì tự xử lý, bạn nên để bác sĩ thú y lấy vật thể kẹt trong mũi mèo ra ngoài.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.merckvetmanual.com/respiratory-system/respiratory-diseases-of-small-animals/rhinitis-and-sinusitis-in-small-animals
- ↑ http://www.petmd.com/cat/conditions/respiratory/c_ct_rhinitis_and_sinusitis
- ↑ http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/what-is-wrong-with-my-snotty-kitty
- ↑ http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/what-is-wrong-with-my-snotty-kitty
- ↑ https://www.thehonestkitchen.com/blog/helping-your-cat-through-a-feline-upper-respiratory-infection/
- ↑ https://www.austintexas.gov/sites/default/files/files/Animal_Services/Foster_Care_Manual/Feline_Upper_Respiratory_Infection.pdf
- ↑ http://www.vetfolio.com/internal-medicine/feline-focus-update-on-feline-upper-respiratory-diseases-condition-specific-recommendations
- ↑ http://www.merckvetmanual.com/generalized-conditions/fungal-infections/cryptococcosis
- ↑ http://www.merckvetmanual.com/generalized-conditions/fungal-infections/cryptococcosis
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Treat a Cat with a Stuffy Nose
Français:soigner un chat qui a le nez bouché
日本語:猫の鼻づまりを治す
Nederlands:Een kat met een verstopte neus behandelen
Русский:вылечить насморк у кошки
Português:Tratar um Gato com Nariz Entupido
Bahasa Indonesia:Menangani Hidung Tersumbat pada Kucing
العربية:علاج احتقان الأنف عند القطط
한국어:코막힌 고양이 치료하는 방법
中文:帮猫咪治疗鼻塞
Trang này đã được đọc 44.727 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo