Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn nên thả chuột hoang dã trưởng thành về môi trường sống tự nhiên vì chúng có thể mang trên mình vi rút Hanta nguy hiểm cùng với bọ chét, ve và giun sán. Nuôi nhốt chuộng hoang dã là một hành động tàn nhẫn vì chúng sẽ không bao giờ hết sợ con người dù bạn cố gắng tiếp xúc gần gũi với chúng. Tuy nhiên, đối với chuột hoang dã non chưa thể sống tự lập thì việc chăm sóc cho chúng lại là một việc nên làm. Chuột non được con người nuôi thì khi lớn lên sẽ thiếu những kỹ năng sinh tồn cơ bản trong môi trường hoang dã, do vậy, bạn nên tiếp tục nuôi nó nếu có thể. Chuột con nuôi bộ thường có xu hướng gần gũi, trung thành với người chăm sóc và thường thông minh hơn chuột nhà.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cho chuột non ở cùng mẹ nuôi

  1. 1
    Dụ chuột mẹ ra khỏi ổ. Nếu bạn có chuột nhà mẹ đang nuôi chuột con có kích cỡ tầm như chuột non hoang dã bị bỏ rơi thì nhiều khả năng bạn có thể cho chuột mẹ chăm sóc cả chuột non hoang dã. Bạn sẽ dụ chuột mẹ ra khỏi ổ, tạm thời nhốt nó vào một chỗ riêng để nó không thấy bạn cho chuột con khác vào ổ của nó.[1]
    • So với nuôi bộ thì việc cho chuột ở với mẹ nuôi sẽ ít rủi ro hơn đối với chuột nhỏ hơn 1,5 tuần tuổi (khoảng thời gian chúng mới mở mắt)
  2. 2
    Thay đổi mùi của chuột non hoang dã. Bạn hãy cẩn thận dùng lót ổ trong ổ của chuột mẹ cọ lên người chuột non.[2]
    • Chỉ dùng lót ổ sạch–dùng lót ổ có lẫn chất thải có thể gây hại cho chuột non.
  3. 3
    Đặt chuột non hoang dã vào với đàn chuột con nhà. Bạn sẽ đặt chuột non hoang dã vào giữa bầy, ở dưới những chú chuột khác, Hãy cố gắng không chạm vào bầy chuột con nhiều hơn mức cần thiết và hãy thật nhẹ nhàng.[3]
  4. 4
    Đưa chuột mẹ quay lại chuồng. Bạn sẽ đặt chuột mẹ về chuồng ở vị trí hơi xa ổ một chút để nó tự tìm đàn con của mình - đừng buộc nó nhập vào với chúng ngay.[4]
  5. 5
    Không làm phiền bầy chuột. Bạn đừng loanh quanh gần chuồng để quan sát hay can thiệp vào đàn chuột bằng bất cứ cách nào. Chỉ cần chuột mẹ trở nên hơi khó chịu thì nó cũng có thể sẽ bỏ cả đàn chuột con.
    • Hãy cẩn trọng vì nguy cơ chuột mẹ sẽ bỏ rơi chuột non hoang dã mới nhập bầy (hoặc bỏ rơi luôn cả bầy chuột).
    • Hãy cẩn trọng khi giới thiệu chuột non hoang dã với bầy và không làm phiền chuột mẹ cùng bầy chuột con khi không cần thiết.
    • Bạn sẽ nghe thấy tiếng chuột kêu lớn nếu có điều gì không hay xảy ra, nên không cần thiết phải đứng giám sát ở cạnh chuồng.
  6. 6
    Hỗ trợ chuột mẹ cho nhiều chuột non hoang dã ăn. Nếu bạn cần chuột mẹ nhận nuôi nhiều chuột non hoang dã cùng lúc thì chuột mẹ sẽ không có đủ sữa để cho chúng ăn. Bạn hãy dỗ chuột mẹ ra khỏi ổ một vài lần một ngày, đặt nó vào một chuồng khác. Sau đó, cho chuột non ăn bằng tay giống như khi bạn tự cho chuột non bị bỏ rơi ăn.[5]
    • Nếu thấy chuột non có “bụng sữa” (một vành trắng hay vùng trắng quan sát được ở bụng chuột, chính là sữa trong dạ dày chuột) thì chúng đã nhận được đủ lượng sữa cần thiết từ chuột mẹ và không cần bạn hỗ trợ nữa.
    • Kiểm tra chuột con một vài lần một ngày trong vài ngày đầu để chắc chắn là chúng được ăn no và không bị sút cân. Chuột con có thể bị sút cân rất nhanh và cần được cho ăn thêm ngay lập tức.
  7. 7
    Cân nhắc mua chuột mẹ từ cửa hàng thú cưng. Nếu bạn không có sẵn chuột mẹ thì bạn có thể mua chuột mẹ mới sinh cùng cả đàn con của nó. Với những chú chuột rất non thì so với việc bạn tự cho chúng ăn bằng tay, chúng sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn nếu có mẹ nuôi.[6]
    • Việc di chuyển bầy chuột tiềm ẩn nguy cơ chuột mẹ sẽ bỏ đàn con của nó nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Cứu chuột con hoang dã bị bỏ rơi

  1. 1
    Chắc chắn là ổ chuột đã bị bỏ. Nếu tìm thấy một ổ chuột con mà không thấy chuột mẹ thì có thể bạn đã vô tình làm chuột mẹ hoảng sợ chạy đi hoặc nó đã đi tìm thức ăn. Hãy để yên ổ chuột và quay lại kiểm tra sau – nếu chuột mẹ vẫn chưa quay về thì nhiều khả năng là nó đã bỏ đàn.[7]
    • Cố gắng tiếp xúc với chuột con ít nhất có thể, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng về chuyện này. Không giống như loài chim, loài chuột sẽ không bỏ con chỉ đơn giản vì chúng có mùi của con người.
    • Sau 4-6 tiếng, nếu bạn kiểm tra chuột con và chúng không có vành trắng ở bụng (“bụng sữa”), thì có nghĩa là chúng chưa được ăn no. Chuột mẹ hoặc là đã chết, hoặc là đã bỏ đàn.
  2. 2
    Liên hệ trung tâm cứu trợ động vật hoang dã. Nếu bạn tìm thấy một chú chuột non hoang dã (hoặc một ổ chuột non không có mẹ) thì bạn có thể liên hệ trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Đưa chuột con đến chỗ chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã là cơ hội sống sót tốt nhất cho chúng. Đồng thời, bạn cũng có thể làm một số việc khác để giúp chuột gia tăng khả năng sống sót.[8] [9]
    • Nếu ở nơi bạn sống không có trung tâm cứu hộ động vật hoang dã thì lựa chọn tối ưu thứ hai là bạn hãy thử cho chuột ăn bằng tay.
    • Khi gọi cho trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, hãy hỏi xem họ định làm gì với lũ chuột. Họ có thể sẽ nuôi chúng hoặc dùng chúng làm thức ăn cho các loài động vật khác ở trung tâm. Nếu bạn không muốn lũ chuột bị đem đi làm thức ăn thì bạn sẽ phải tự chăm sóc cho chúng.
  3. 3
    Nhanh chóng đưa chuột bị mèo tấn công đến chỗ bác sĩ thú y. Nếu chuột bị mèo tấn công thì vi khuẩn từ miệng mèo nhiều khả năng sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng máu gây tử vong. Bạn có thể đưa chuột đến chỗ bác sĩ thú y để cấp cứu, tuy nhiên chuột có rất ít cơ hội sống sót.[10]
  4. 4
    Giúp chuột non cảm thấy thoải mái. Trải vải sạch, mềm vào một chiếc hộp. Bạn cần cắt hết những sợi chỉ thừa có thể mắc vào chân chuột.[11]
    • Luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với chuột. Chúng có thể mang trên mình vi rút nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao có tên là vi rút Hanta.
    • Nếu chuột con sống sót qua vài ngày đầu tiên, bạn nên chuyển chuột sang chuồng bằng kính hoặc bằng nhựa có lỗ thông hơi để chúng không cắn thủng chuồng.
  5. 5
    Giữ ấm cho chuột non. Chuột non cần được giữ ấm, nhiệt độ lý tưởng cho chúng là từ 27 - 38 °C (bạn có thể dùng nhiệt kế để đo). Bạn có thể bật tấm sưởi ở chế độ nhiệt thấp, quấn khăn hoặc giẻ mềm sạch xung quanh rồi đặt bên dưới hộp cho chuột nằm.[12] [13]
    • Đảm bảo tấm sưởi không quá nóng - nếu sờ tay thấy hơi nóng thì bạn nên để tấm sưởi nguội xuống khoảng một phút trước khi cho chuột nằm lên.
    • Nếu không có tấm sưởi, bạn có thể dùng hộp hoặc túi đựng cơm nóng. Bạn sẽ cần làm nóng lại cơm hoặc thay cơm mới khi chúng nguội đi. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại hộp nào có thể hâm nóng lại được - chai nhựa hoặc túi zip dày đựng thực phẩm đều được.
    • Chuột non khỏe mạnh sẽ có thể tự duy trì nhiệt độ của cơ thể khi được 2,5 tuần tuổi, miễn là chuồng của chúng được đặt trong phòng ấm.
  6. 6
    Chuẩn bị một ống tiêm nhỏ để cho chuột ăn. Nếu cho chuột nhỏ ăn thì lọ thuốc nhỏ mắt sẽ to quá. Bạn cần dùng một ống tiêm nhỏ (không có kim). Các cửa hàng thú cưng thường bán các loại ống tiêm nhỏ có vòi cong và mảnh dành riêng cho các loài động vật gặm nhấm nhỏ.
  7. 7
    Bù nước cho chuột. Trừ khi chắc chắn là chuột non được ở cùng mẹ ít hơn một giờ trước, bạn nên bù nước trước khi cho nó ăn sữa công thức. Hãy nhỏ khoảng 3-4 giọt nước điện giải không vị, chẳng hạn như Pedialyte trực tiếp vào miệng của chuột, đợi khoảng một giờ rồi mới cho chuột ăn sữa công thức.[14] [15]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Cho chuột con hoang dã ăn bằng tay

  1. 1
    Xác định tuổi của chuột. Để có thể cho chuột ăn đúng cách, bạn cần biết được tuổi của nó. Hãy tham khảo sơ đồ có ảnh chuột con qua từng giai đoạn phát triển và so sánh xem kích cỡ của chuột tương ứng với ảnh nào.
    • Chuột con bắt đầu mọc lông khi được 3-5 ngày tuổi.
    • Chuột con sẽ ở mắt khi được 10-14 ngày tuổi.
    • Không lâu sau khi mở mắt thì chúng sẽ bước vào giai đoạn thích “nhảy”. Chuột con khỏe mạnh ở giai đoạn này sẽ nhảy rất nhiều và rất khó bắt.
  2. 2
    Hãy cẩn thận để tránh đuối nước. Việc cho chuột ăn hoặc uống có thể khiến chuột bị đuối nước, ngay cả khi chỉ bị một lượng chất lỏng rất nhỏ lọt vào phổi. Nếu bạn thấy bóng khí thoát ra từ miệng chuột trong khi cho chúng ăn thì có thể chuột đã bị đuối.[16]
    • Giữ chuột thẳng đứng (theo chiều dọc cơ thể) khi cho chuột ăn-không bao giờ cho chuột ăn ở tư thế nằm giống như em bé.
    • Nếu thấy bong bóng ở miệng chuột, bạn hãy nhanh chóng úp ngược chuột xuống (đuôi hướng lên trên, đầu chúc xuống dưới) để chất lỏng không tiếp tục chui vào phổi của chuột.
    • Đáng tiếng là chuột non thường khó sống sót nếu bị đuối nước. Chuột lớn hơn một chút thì có cơ hội sống mong manh nếu bạn nhanh chóng úp ngược nó xuống.
  3. 3
    Căn thời gian cho chuột con ăn dựa vào tuổi của chúng. Tuổi thực của những chú chuột bị bỏ rơi có thể lớn hơn vẻ ngoài của chúng do không được chăm sóc và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hãy cho chuột ăn theo độ tuổi tương ứng với quan sát của bạn.
    • Chuột con mới sinh cần được cho ăn cứ sau 1-2 giờ thì mới sống được, cả ngày và cả đêm. Bạn sẽ cần thức dậy trong đêm để cho chúng ăn.
    • Khi chuột con mở mắt (khoảng 2 tuần tuổi), bạn có thể giảm thời gian cho chuột ăn xuống 3-4 giờ một lần.
  4. 4
    Cho chuột con ăn theo kích cỡ cơ thể. Bạn nên cho chuột con ăn mỗi bữa khoảng 0,5 cc trên một gam trọng lượng cơ thể. Ví dụ, chuột non có trọng lượng khoảng 10 g cần khoảng 0,5 cc mỗi lần ăn. Bạn nên cho chuột ăn bằng ống tiêm có hiển thị số đo cc.
    • Cho chuột con ăn sữa công thức dành cho mèo con pha với nước. Chuột non không thể tiêu hóa được sữa công thức quá đặc.
    • Giữ người chuột thẳng khi cho ăn để tránh sữa công thức lọt vào phổi. Bạn cần cầm ngang bụng chuột (vị trí tương ứng với vị trí eo của người), cho đầu chuột hướng lên trên và chân sau của chuột hướng xuống dưới. Chân trước của chuột có thể nằm trong tay bạn, tùy thuộc vào kích cỡ của chuột và kích cỡ bàn tay bạn.
    • Bạn sẽ bơm sữa công thức dành cho mèo vào khóe miệng của chuột.
    • Hãy cẩn thận để sữa không tràn vào mũi chuột - chúng sẽ bị ngạt. Bạn có thể dùng tăm bông chấm quanh mặt cho chuột sau mỗi lượt ăn để mũi chuột luôn được thông thoáng.
    • Nếu chuột con có vẻ sút cân, bạn hãy thử cho chuột ăn nhiều hơn.
    • Đừng bao giờ ép chuột ăn-hãy cho nó ăn từ từ.
    • Nếu chuột còn quá nhỏ, bạn có thể dùng một chiếc cọ vẽ đầu mịn (mới và sạch) thay thế ống tiêm. Bạn sẽ nhúng cọ vẽ vào sữa công thức và chấm vào khóe miệng chuột.
  5. 5
    Kích thích chuột đi vệ sinh. Chuột non sẽ không tự đi vệ sinh và có thể tử vong do chất thải tích tụ nếu bạn không kích thích nó. Sau khi cho chuột ăn, bạn hãy dùng tăm bông nhúng vào nước ấm, sau đó nhẹ nhàng cọ vào bụng và hậu môn của chuột cho đến khi nó đi vệ sinh.[17]
    • Tránh cọ quá nhiều để không khiến da của chuột bị kích ứng.
    • Nếu sau vài phút mà chuột không đi vệ sinh thì hãy để nó nghỉ ngơi và thử lại sau nửa giờ.
  6. 6
    Cho chuột lớn hơn ăn thức ăn rắn. Khi chuột non mở mắt và có sức khỏe ổn định thì ngoài sữa công thức, bạn có thể cho chuột ăn thêm thức ăn rắn. Tiếp tục cho chuột uống sữa cho tới khi chúng được 3,5 đến 4 tuần tuổi.
    • Các loại thức ăn rắn phù hợp với chuột bao gồm: Thức ăn trộn sẵn cho động vật gặm nhấm (thức ăn cho chuột hamster là tốt nhất), cơm chín (chuột thường thích cơm trắng hơn là cơm gạo lứt), thức ăn của trẻ em và thức ăn của mèo con.
  7. 7
    Cho chuột lớn một bình nước. Chuột con đã mở mắt có thể uống nước từ bình dành cho động vật gặm nhấm. Bạn sẽ treo bình nước ở cạnh chuồng sao cho chuột có thể với tới đầu vòi nước. Hãy để chuột tự do dùng bình nước của mình – lúc đầu chúng không muốn dùng thì cũng không sao cả.
    • Không cho chuột uống nước bằng bát – chúng rất dễ bị đuối nước.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Sữa công thức cho mèo con, chẳng hạn như KMR
  • Ống tiêm nhỏ (không có kim)
  • Hộp nhỏ có lỗ thông hơi cho chuột con mới sinh (chưa mở mắt)
  • Bể cá hoặc chuồng nhỏ cho động vật gặm nhấm để nhốt chuột lớn hơn (đã mở mắt)
  • Lót chuồng (chẳng hạn như giấy vệ sinh hoặc khăn giấy không mùi, giẻ sạch hoặc giấy ăn).
  • Tấm sưởi
  • Tăm bông

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Bắt dếBắt dế
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận diện phân của chuột nhắt và chuột cốngNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Alisa Rassin
Cùng viết bởi:
Alisa Rassin
Bài viết này có đồng tác giả là Alisa Rassin, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 3.086 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 3.086 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo